Top 11 cây thuốc trị ho hiệu quả có thể bạn chưa biết

Y học cổ truyền phương đông trải qua hàng ngàn năm nghiên cứu và phát triển, đã tìm được rất nhiều cây trị ho phát huy hiệu quả đối với cả người lớn, người già và trẻ nhỏ. Trong đó, có rất nhiều cây thuốc trị ho quen thuộc trong vườn nhà sẽ được chia sẻ trong bài viết dưới đây. 

Mục lục bài viết

1. Cây cam thảo trị ho

cay-cam-thao-tri-ho

Theo đông y, cam thảo có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bổ phế và tỳ vị, tiêu đờm…. Còn theo nghiên cứu của y học hiện đại, cam thảo chứa các thành phần có công dụng kháng khuẩn, kháng viêm, tiêu viêm và làm lành các niêm mạc họng bị tổn thương. Do đó, những bài thuốc trị ho bằng cam thảo mang đến những hiệu quả rất tốt. 

Bài thuốc trị ho đơn nhất bằng cam thảo được nhiều người áp dụng phổ biến như sau: 

  • Cam thảo rửa sạch, thái lát mỏng. 
  • Cho cam thảo hãm với 1 ly nước sôi, đợi khoảng 5 – 10 phút rồi uống.
  • Uống trà cam thảo khi còn ấm. 
  • Mỗi ngày uống 2 – 3 lần và kiêng ăn ớt, cá khi áp dụng bài thuốc này. 

2. Chữa ho bằng cây rẻ quạt

Rẻ quạt là một trong những loại cây trị ho được sử dụng phổ biến trong dân gian, bởi vì loại thảo dược này có tác dụng kháng viêm và giảm đau hiệu quả. Đối với bài thuốc trị ho với cây rẻ quạt, bạn thực hiện theo hướng dẫn sau: 

  • Chuẩn bị 5 – 7g rẻ quạt, rửa sạch, ngâm với nước muối loãng khoảng 10 phút, sau đó để ráo nước. 
  • Cho lá rẻ quạt vào ấm cùng với một lượng nước vừa đủ và đun sôi. 
  • Dùng nước rẻ quạt để uống mỗi ngày 2 – 3 lần. 

Lưu ý: Cây rẻ quạt có thể gây bỏng miệng nếu dùng với liều lượng quá nhiều. Ngoài ra, bài thuốc trị ho này không nên dùng cho trẻ nhỏ. 

3. Cây húng chanh trị ho tại nhà 

la-hung-chanh-tri-ho-co-dom
Chắt nước húng chanh uống ngày 2 lần sẽ cải thiện ho đờm đáng kể

Húng chanh hay còn gọi tần dày lá hoặc dương tử tô, đây là một trong những vị thuốc có tác dụng trừ ho rất tốt. Trong cây húng chanh có chứa nhiều carvacrol, eugenol, thymol, salicylate…. Đây là những hoạt chất có tác dụng ngăn ngừa các vi khuẩn gây bệnh, ức chế sản sinh vi khuẩn E.coli gây viêm họng, cảm cúm và ho. 

Cách trị ho bằng cây húng chanh được sử dụng phổ biến nhất là kết hợp với quất xanh. Cách thực hiện như sau: 

  • Rửa sạch một nắm lá húng chanh và 4 – 5 quả quất xanh, ngâm với nước muối loãng khoảng 10 phút, rồi để ráo nước. 
  • Quất xanh cắt đôi, bỏ hạt rồi cho cùng lá húng chanh vào máy xanh và xay nhuyễn. 
  • Trộn hỗn hợp thu được với một ít đường phèn vừa đủ, rồi đem chưng cách thủy khoảng 20 phút. 
  • Đợi hỗn hợp nguội bớt thì chắt lấy nước cốt để uống. 
  • Mỗi ngày uống 1 – 2 lần, mỗi lần 2 – 3 thìa cà phê. 

4. Trị ho tại nhà bằng cây khế

Theo đông y, hai bộ phận của cây khế là hoa và lá có vị chát, chua và tính bình; có tác dụng nhuận phế, tiêu đờm, trừ ho rất tốt. Vì thế, khi bị ho áp dụng các bài thuốc từ lá và hoa khế sẽ giúp cải thiện các cơn ho hiệu quả. 

Cách thực hiện: 

  • Rửa sạch một nắm lá khế tươi, ngâm với nước muối loãng khoảng 10 phút, rồi để ráo nước. 
  • Lá khế đem xay mịn hoặc giã nát, rồi chắt lấy nước. 
  • Pha nước cốt với vài hạt muối hoặc một ít đường phèn rồi uống. 
  • Thực hiện mỗi ngày 2 lần. 

5. Cây dành dành 

cay-danh-danh-tri-ho

Dành dành là một trong số những cây trị ho hiệu quả, nhờ tác dụng thanh nhiệt, bổ phế, tiêu thũng. Bài thuốc từ dành dành đặc biệt hiệu quả trong trường hợp ho có đờm đặc. 

Cách dùng cây dành dành trị ho như sau: 

  • Chuẩn bị 1 quả dành dành, 20g rau má, lá tre và lá chanh mỗi loại 12g, 8g cam thảo và 16g vỏ rễ dâu. 
  • Tất cả các nguyên liệu trên rửa sạch, cho vào ấm sắc với 500ml nước. Đun nhỏ lửa cho đến khi còn 20ml nước. 
  • Chắt lấy nước thuốc để uống trong ngày. Người lớn uống 2 lần/ngày; trẻ em uống 3 – 5 lần/ngày. 

6. Dùng cây xương sông chữa ho 

Theo đông y, lá xương sông có tác dụng bổ phế, chống co thắt phế quản, tiêu đờm và trừ ho hiệu quả. Do đó, các bài thuốc từ lá xương sông được dân gian áp dụng phổ biến khi bị ho viêm họng, ho có đờm

Cách thực hiện như sau: 

  • Rửa sạch 2 – 3 là xương sông, ngâm với nước muối loãng khoảng 10 phút, để ráo nước rồi thái nhỏ.
  • Trộn lá xương sông với 5 thìa cà phê mật ong, rồi đem hấp cách thủy khoảng 15 phút. 
  • Sau đó chắt lấy nước cốt để uống 2 lần/ngày, uống vào buổi sáng và buổi tối. 

7. Cây bạc hà trị ho hiệu quả tại nhà 

cay-bac-ha-tri-ho

Hoạt chất menthol trong bạc hà có tác dụng làm dịu các cơn ho và tiêu đờm hiệu quả. Ngoài ra, bạc hà còn có chứa hàm lượng canxi, vitamin B, kali và các chất chống oxy hóa. Do đó, loại cây trị ho này còn được dùng để trị đau đầu, cảm lạnh, kích thích hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn. 

Cách trị ho bằng bạc hà: 

  • Rửa sạch một nắm lá bạc hà, ngâm với nước muối loãng khoảng 10 phút, rồi để ráo nước. 
  • Giã nát lá bạc hà rồi vắt lấy nước uống. 
  • Uống 2 – 3 lần trong ngày, mỗi lần 1 – 2 thìa cà phê. 

8. Cây dâu tằm

Theo đông y, rễ của cây dâu tằm có vị ngọt tính bình; có tác dụng trừ ho, bổ phế và tì vị. Do đó khi bị ho, bạn có thể dùng rễ cây dâu tằm trừ ho theo hướng dẫn sau: 

  • Lấy 12g rễ dâu, rửa sạch, để ráo nước rồi thái lát. 
  • Hãm rễ dâu với 1 ly nước sôi, đợi khoảng 10 phút rồi uống. 
  • Uống trà rễ dâu hàng ngày sau bữa ăn, cho đến khi các cơn ho dứt hẳn. 

9. Cây hoa hồng bạch 

Hoa hồng bạch có chứa nhiều vitamin và tinh dầu có tác dụng trừ ho, long đờm rất tốt. Vì thế, bài thuốc trừ ho bằng hoa hồng bạch được nhiều người áp dụng và mang lại hiệu quả rất tốt. 

Cách thực hiện: 

  • Hoa hồng bạch chỉ lấy phần cánh ho, đem rửa sạch và phơi khô ở nơi thoáng mát. 
  • Lấy 15g hoa hồng bạch phơi khô, trộn với một lượng mật ong vừa đủ. 
  • Đem hỗn hợp trên hấp cách thủy khoảng 15 phút. 
  • Đợi nguội bớt thì chắt lấy nước uống 2 lần/ngày. 

10. Trừ ho hiệu quả tại nhà bằng cây mướp hương 

cay-muop-huong

Trong y học cổ truyền, mướp hương có vị đắng, chua, tính lạnh; có tác dụng thanh nhiệt, chống viêm, giải độc tiêu thũng và giảm ho hiệu quả. Do đó, bạn có thể dùng mướp hương trị ho theo hướng dẫn sau: 

  • Chuẩn bị 12g hoa mướp, rửa sạch rồi để ráo nước. 
  • Cho hoa mướp hãm với một ấm nước sôi khoảng 15 phút. 
  • Sau đó pha trà hoa mướp với một chút mật ong và uống khi còn ấm. 
  • Thực hiện mỗi ngày 2 lần. 

11. Dùng cây tía tô trị ho tại nhà 

Lá tía tô có vị cay, tính ấm, bổ phế và tỳ vị, giúp trừ ho an toàn, hiệu quả đối với cả trẻ em và người lớn. Đối với cách trị ho bằng tía tô, bạn thực hiện như sau: 

  • Chuẩn bị lá tía tô, lá hẹ, lá xương sông theo tỉ lệ 1:1:1 và thêm một ít hoa kinh giới. 
  • Tất cả các nguyên liệu đem rửa sạch, ngâm với nước muối loãng khoảng 10 phút, rồi để ráo nước. 
  • Cho các nguyên liệu vào nồi, cho thêm một lượng nước vừa đủ và đun sôi. 
  • Chắt lấy nước uống 2 – 3 lần/ngày. 

Như vậy, Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh đã giới thiệu đến các bạn 11 cây trị ho đã được y học cổ truyền và y học hiện đại chứng minh hiệu quả, an toàn cho sức khỏe. Bạn có thể lựa chọn phương pháp phù hợp nhất để áp dụng khi bị ho. Tuy nhiên, lưu ý chọn nguyên liệu đảm bảo chất lượng, sạch lành, không bị dư lượng thuốc bảo về thực vật và thực hiện theo hướng dẫn trong bài viết trên, để có thể nhanh chóng đẩy lùi những cơn ho. Tuy nhiên cũng lưu ý là với các phương pháp dân gian trị ho, bạn cần kiên trì thực hiện dài ngày và chú ý quan sát các biểu hiện đáp ứng của cơ thể trẻ để có thể giúp bé giảm ho hiệu quả.

Đánh giá cho bài viết này
Nguồn tham khảo / Source

Thuốc Ho Bổ Phế Bảo Thanh chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập

Đặt câu hỏi cho chuyên gia:
0 bình luận