Ho về đêm cảnh cáo bệnh gì? Nguyên nhân và cách chữa trị
Ho về đêm kéo dài lâu ngày hay mới chớm xuất hiện đều gây mệt mỏi cho người bệnh. Vậy có những nguyên nhân nào gây ho nhiều về đêm và cách điều trị dứt điểm vấn đề này như nào? Chỉ khi trả lời được hai câu hỏi này, thì những cơn ho vào ban đêm mới không có cơ hội gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của người bệnh.
Mục lục bài viết
1. Ho về đêm cảnh báo bệnh gì?
Ho về đêm khi ngủ thường là những cơn ho dai dẳng, kéo dài khiến cho người bệnh rối loạn giấc ngủ, cơ thể mệt mỏi do thiếu ngủ. Khác với ho phản xạ thông thường, ho đêm thường do các nguyên nhân sau:
1.1. Hội chứng chảy dịch sau mũi
Hội chứng chảy dịch sau mũi là tình trạng dịch nhầy trong mũi quá nhiều, không được thoát hết ra ngoài nên sẽ chảy ngược từ mũi xuống họng. Khi nằm ngủ, dịch nhầy dễ dàng chảy xuống vùng họng và ứ đọng tại đây nhiều hơn. Lúc này chất đờm gây vướng họng, bít tắc đường thở nên cơ thể sẽ có phản ứng ho để tống chất đờm ra ngoài, giúp cho việc hít thở dễ dàng hơn.
Bệnh này dễ xảy ra khi cơ thể bị cảm lạnh, cảm cúm, dị ứng hay các bệnh lý về hô hấp khác. Bên cạnh ho có đờm khó thở, người bệnh còn bị đau rát họng và nghẹt mũi.
1.2. Nhiễm trùng đường hô hấp
Virus, vi khuẩn tấn công đường hô hấp nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiễm trùng đường hô hấp. Lúc này, các cơn ho xuất hiện nhiều hơn nhằm đẩy vi khuẩn, virus ra khỏi đường thở.
Ở nước ta, phần lớn bệnh này gây ho kéo dài, đặc biệt ho về đêm là lao phổi. Người bệnh khi đó sẽ có thêm các triệu chứng như: ho đờm có máu, đau tức ngực, khó thở, sút cân….
1.3. Trào ngược dạ dày
Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh dễ gặp ở mọi đối tượng. Khi mắc bệnh lý này, axit trong dạ dày dễ trào ngược lên thực quản và cổ họng, kích thích niêm mạc thực quản và họng gây ho.
Về đêm khi nằm ngủ, axit dễ trào ngược ra khỏi dạ dày hơn nên người bệnh sẽ ho nhiều về đêm và sáng sớm. Ở giai đoạn đầu người bệnh sẽ bị ho khan, khi bệnh tình nặng hơn có thể chuyển sang ho có đờm.
1.4. Viêm phế quản tăng eosinophil không do suyễn
Hay ho về đêm là một dấu hiệu cảnh báo viêm phế quản tăng eosinophil không do suyễn. Bệnh lý này chiếm 20 – 25% các nguyên nhân gây ho mạn tính. Thông thường những người có lịch sử bị dị ứng sẽ dễ mắc viêm phế quản tăng eosinophil không do suyễn hơn.
1.5. Hen phế quản
Hen phế quản là một trong những đáp án của câu hỏi ho khó thở về đêm là bệnh gì. Đây là bệnh viêm đường thở mãn tính gây co thắt, sưng phù đường thở; dịch nhầy được tiết ra nhiều hơn. Người bệnh sẽ bị ho khó thở về đêm, ho dai dẳng không dứt.
Đối với những cơn bình thường, người bệnh sẽ bị ho khan. Nhưng khi có bội nhiễm sẽ chuyển thành ho có đờm, đặc biệt ho nhiều vào gần sáng do nhiệt độ hạ thấp.
1.6. Giãn phế quản
Khi bị giãn phế quản, cơ quan này mất khả năng làm sạch dịch nhầy trong phế quản. Chất nhầy tính tụ nhiều trong đường thở sẽ khiến các cơn ho có đờm, ho khó thở và nặng hơn là ho khan ra máu. Các cơn ho sẽ xuất hiện với tần suất dày đặc hơn vào đêm và sáng.
1.7. Ung thư phế quản
Các bệnh phế quản ở giai đoạn nhẹ không được điều trị dứt điểm, bệnh tái đi tái lại nhiều lần có thể là nguyên nhân của căn bệnh này. Lúc này người bệnh sẽ bị ho nhiều về đêm, ho đờm ra máu, tức ngực, khó thở, sút cân….
1.8. Tác dụng phụ của thuốc
Việc sử dụng các loại thuốc hạ huyết áp hoặc thuốc cho bệnh tim mạch, cũng có thể gây ho về đêm kéo dài ở người lớn. Thông thường người bệnh sẽ xuất hiện các cơn ho khan sau khoảng 1 tuần sử dụng thuốc, tình trạng sẽ chấm dứt sau khi ngừng sử dụng thuốc.
Xem thêm: Trẻ ho nhiều về đêm
2. Cách trị ho về đêm dứt điểm
Đối với những nguyên nhân gây ho liên tục về đêm là các bệnh đường hô hấp ở giai đoạn nhẹ, không phải do tác dụng phụ của thuốc hoặc không phải do ung thư. Bạn nên điều trị ngay bằng những cách sau:
2.1. Thuốc ho bổ phế cao cấp Bảo Thanh
Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh là sự kế thừa của bài thuốc cổ phương Xuyên bối tỳ bà cao có lịch sử cách đây hơn 300 năm, gia thêm các vị thuốc trị ho hữu hiệu trong dân gian. Tất cả mọi dược liệu đều được trồng trọt, thu hái và chế biến theo tiêu chuẩn chất lượng GACP; đảm bảo dược liệu sạch, giàu hoạt chất. Sau đó, các nguyên liệu được kết hợp với nhau theo trật tự Quân – Thần – Tá – Sứ của Đông y, bổ trợ cho nhau để tăng công hiệu trị ho, đặc biệt là ho nhiều về đêm và sáng sớm hiệu quả.
Điểm ưu việt của thuốc ho bổ phế Bảo Thanh, đó là phát huy tác dụng theo nguyên lý trị bệnh tận gốc. Do đó, thuốc ho Bảo Thanh không chỉ trừ ho, mà còn bổ phế, hóa đờm, kháng khuẩn, kháng viêm và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Người bệnh sau khi sử dụng sản phẩm này 3 – 5 ngày sẽ thấy các cơn ho thuyên giảm, tình trạng sức khỏe cũng được cải thiện rõ rệt.
Ngoài sản phẩm thuốc uống, Bảo Thanh còn có siro uống và viên ngậm bổ phế. Bạn có thể sử dụng siro pha với nước ấm, uống trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy để làm ấm cơ thể, trị ho. Còn viên ngậm bổ phế Bảo Thanh đặc biệt hiệu quả để sử dụng khi bị ho có đờm đặc.
2.2. Thuốc tây y
Một số loại thuốc tây y thường được bác sĩ chỉ định khi bị ho về đêm bao gồm:
- Thuốc giảm ho: Codeine, noscapine hoặc dextromethorphan.
- Thuốc kháng sinh histamin: Alimemazin, Diphenhydramine…
- Thuốc tiêu đờm: Acetylcysteine, Bromhexin, Ambroxol.
- Thuốc giảm đau hạ sốt: Aspirin, Paracetamol…
Lưu ý: Không nên tự ý sử dụng các loại thuốc tây y khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
2.3. Thuốc đông y
Trong đông y có nhiều loại thuốc giúp trị ho khi ngủ lành tính và hiệu quả. Bạn có thể tham khảo một số cách sau:
- Trần bì, tía tô: Ngân hoa 10g, trần bì 10g, mạch môn 12g, xương bồ 12g, liên kiều 12g, tía tô 16g, thiên môn 12g, cỏ mực 20g và tang diệp 20g. Các thảo dược trên sắc khoảng 30 phút để lấy nước uống. Ngày uống 3 lần.
- Quế, hà thủ ô và kinh giới: Cát cánh, xương bồ, đương quy, khương giới, mã kế và giao đằng mỗi vị 16g; cam thảo, độc diệp thảo, tục huyền, xà hữu thảo mỗi thứ 12g; bạch cự, ngũ mai tử, thiên niên kiện mỗi thứ 10g; vỏ quế 8g. Tất cả thảo dược đem sắc khoảng 45 – 60 phút, sau đó chắt lấy nước uống ngày 3 lần.
Lưu ý: Các loại thuốc trên để phát huy tối đa tác dụng thì cần phải kiên trì thực hiện liên tục hàng ngày, cho đến khi các cơn ho dứt hẳn.
3. Những mẹo để giảm ho nhiều về đêm
Để việc điều trị ho về đêm được hiệu quả tốt nhất, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Súc miệng bằng nước muối 2 – 3 lần/ngày.
- Tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm hoặc các tác nhân gây kích ứng đường hô hấp.
- Uống nhiều nước, tốt nhất là uống nước ấm pha với siro Bảo Thanh trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy.
- Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ.
- Kê cao gối và nằm nghiêng khi ngủ.
- Duy trì độ ẩm trong phòng ở mức ổn định.
Với mỗi nguyên nhân gây ho về đêm sẽ có những cách điều trị hiệu quả riêng. Do đó, trước khi xác định được chính xác nguyên nhân của bệnh này này, bạn nên tự ý sử dụng thuốc chữa bệnh. Thay vào đó nên sử dụng các dược liệu lành tính, đã được kiểm chứng trị ho an toàn và hiệu quả bởi Bộ Y tế, để nhanh chóng tạm biệt những cơn ho dai dẳng khó chịu.
Thuốc Ho Bổ Phế Bảo Thanh chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập