Cảm lạnh – Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa
Cảm lạnh, cảm cúm là bệnh lý đầu tiên mà nhiều người thường nghĩ đến khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng như ho, hắt hơi, sổ mũi. Nhưng thực tế thì cảm lạnh và cảm cúm là hai bệnh lý với những triệu chứng khác nhau.
Mục lục bài viết
1. Cảm lạnh là gì?
Cảm lạnh hay dân gian thường quen gọi bị cảm là một bệnh lý về đường hô hấp, do các tác nhân gây hại tấn công đường thở dẫn đến nhiễm trùng. Đây là bệnh thường gặp ở mọi đối tượng, đặc biệt là trẻ em, người già và những người có sức đề kháng yếu.
So với cúm, thì cảm lạnh có mức độ bệnh nhẹ hơn, không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người trưởng thành. Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ hệ miễn dịch còn yếu, nếu bệnh không được điều trị kịp thời và đúng cách, thì có thể gây ảnh hưởng tới các cơ quan trong hệ hô hấp như phổi, phế quản.
2. Nguyên nhân cảm lạnh
Nguyên nhân khiến bị cảm là do virus, trong đó phổ biến nhất là virus thuộc chủng Rhinovirus hoặc Enterovirus. Đây cũng là những virus có thể gây ra các bệnh nhiễm trùng xoang hoặc tai.
Virus xâm nhập chủ yếu vào cơ thể thông qua con đường hít thở, hoặc có thể do tiếp xúc với nước bọt của người bệnh bắn trong không khí Trong một số ít trường hợp, bệnh có thể lây lan do tiếp xúc với các đồ vật có chứa virus hoặc dùng chung với người bệnh; tuy nhiên các trường hợp này rất hiếm gặp.
Thông thường người bệnh có thể tự hồi phục sau khoảng 7 – 10 ngày, nếu được chăm sóc đúng cách ngay khi phát hiện ra những triệu chứng đầu tiên của bệnh. Nhưng với người hệ miễn dịch yếu, bệnh có thể kéo dài hơn.
3. Triệu chứng cảm lạnh
3.1. Triệu chứng
Bệnh lý | Triệu chứng |
Biểu hiện chung |
|
Cảm lạnh |
|
Cảm cúm |
|
3.2. Cách phân biệt cảm lạnh và cảm cúm
Triệu chứng | Cảm lạnh | Cảm cúm |
Triệu chứng khởi phát | Từ từ | Đột ngột |
Sốt | Hiếm khi bị sốt, nếu có sốt thường là sốt nhẹ | Thường bị sốt, sốt cao liên tục 3 – 4 ngày |
Nghẹt mũi | Thường gặp | Thi thoảng |
Hắt hơi | Thường gặp | Thi thoảng |
Đau họng | Thường gặp | Thi thoảng |
Ho, tức ngực | Mức độ từ nhẹ đến trung bình | Thường gặp, các triệu chứng có thể ở giai đoạn nặng |
Đau đầu | Ít khi gặp | Thường gặp |
Đau nhức cơ thể | Cảm thấy đau ở mức độ nhẹ | Cơ thể đau nhức và thường ở độ đau nhức nặng |
Mệt mỏi | Đôi khi | Thường gặp, cảm giác mệt mỏi có thể kéo dài 2 – 3 tuần |
Ớn lạnh | Ít gặp | Thường gặp |
Có thể bạn quan tâm: 11 cách trị cảm lạnh, cảm cúm hiệu quả
4. Đối tượng nào dễ mắc cảm lạnh
Hai đối tượng dễ mắc bệnh nhất là trẻ em dưới 6 tuổi và phụ nữ đang mang thai. Nguyên nhân là vì hai nhóm đối tượng này hệ miễn dịch yếu, khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài yếu, nên dễ mắc các bệnh hô hấp.
Còn các đối tượng khác thì tỉ lệ mắc bệnh ít hơn. Tuy nhiên, nếu không chăm sóc sức khỏe cẩn thận thì vào thời điểm trời lạnh hoặc mùa mưa, thì cũng rất dễ mắc phải bệnh lý này.
5. Các yếu tố tăng nguy cơ bị cảm lạnh
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý này bao gồm:
- Tuổi tác: Trẻ nhỏ dưới 6 tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh nhất, đặc biệt là nếu bé đang đi nhà trẻ hoặc mẫu giáo.
- Hệ miễn dịch suy yếu: Những người sức khỏe yếu như người già, người đang mắc một số bệnh lý khác cũng dễ bị cảm hơn.
- Thời tiết: Những thời điểm giao mùa như mùa thu, hay mùa đông lạnh hoặc mùa mưa thì tỉ lệ bị cảm sẽ cao hơn các thời điểm khác trong năm.
- Tiếp xúc gần người bệnh: Tại những nơi đông người, mà trong đó có người đang bị cảm thì tỉ lệ lây bệnh sẽ cao hơn.
- Hút thuốc: Thói quen hút thuốc lá hoặc tiếp xúc gần khu vực có khói thuốc lá sẽ khiến triệu chứng của bệnh nặng và lâu khỏi hơn.
6. Bị cảm lạnh khi nào cần đến bệnh viện
Trong những trường hợp bị cảm có xuất hiện các triệu chứng sau, người bệnh cần sớm được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ.
Người trưởng thành:
- Sốt cao trên 38,5°C từ 5 ngày trở lên, hoặc cơn sốt tái phát lại sau khi hết sốt.
- Khó thở, thở khò khè.
- Đau họng và đau đầu nghiêm trọng kéo dài.
- Bị xoang nghiêm trọng.
Trẻ em:
- Trẻ sơ sinh từ 1 – 4 tháng tuổi bị sốt trên 38°C.
- Trẻ bị sốt kéo dài trên 2 ngày.
- Trẻ bị ho, khó thở, thở khò khè.
- Chán ăn, mệt mỏi.
- Đau tai, đau đầu,
- Ngủ nhiều, ngủ li bì và rối loạn ý thức.
- Các triệu chứng ở trẻ sau 5 – 7 ngày không được cải thiện và có dấu hiệu nặng hơn.
7. Biến chứng
Người bị cảm có thể tự khỏi mà không cần điều trị, nếu áp dụng các biện pháp chăm sóc sức khỏe đúng cách và kịp thời. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như:
- Hen suyễn
- Viêm tai giữa
- Viêm xoang cấp tính
- Viêm phổi
- Viêm phế quản
- Viêm họng liên cầu khuẩn
8. Các biện pháp ngăn ngừa
Cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có vaccine để ngăn ngừa căn bệnh này. Do đó để phòng bệnh, bạn nên áp dụng theo những cách sau:
- Tránh tiếp xúc với những người đang có dấu hiệu bị bệnh hô hấp.
- Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài và khi đến nơi đông người.
- Rửa tay thường xuyên và sạch sẽ với các dung dịch sát khuẩn hoặc nước rửa tay.
- Dùng khăn giấy, lấy khuỷu tay che khi hắt hơi và ho, sau khi sử dụng nên vứt bỏ khăn giấy ngay vào thùng rác.
- Hạn chế dùng chung đồ cá nhân với các thành viên khác trong gia đình khi trong nhà có người bị bệnh.
- Thường xuyên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ và khử trùng các vật dụng trong nhà. Đặc biệt là khu vực nhà bếp, nhà vệ sinh và đồ chơi của trẻ.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ và thường xuyên súc miệng bằng nước muối hàng ngày.
- Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể.
- Tăng cường rèn luyện thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng.
Với những thông tin được chia sẻ trong bài viết trên, hi vọng đã giúp bạn có thể phân biệt được khi nào mình bị cảm lạnh và khi nào bị cúm, cũng như cách phòng ngừa bệnh hiệu quả. Nếu vẫn còn điều gì chưa rõ, bạn hãy để lại câu hỏi dưới bài viết này, đội ngũ chuyên gia của Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh sẽ giúp bạn giải đáp.
Thuốc Ho Bổ Phế Bảo Thanh chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập