7 cách trị ho bằng lá húng quế hiệu quả và an toàn

Cách trị ho bằng lá húng quế đã được lưu truyền trong dân gian nhiều thế hệ qua. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết đến công dụng chữa ho của lá húng quế, cũng như cách chữa ho bằng lá húng quế hiệu quả nhất. Do đó, bài viết dưới đây của Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về các phương thuốc trừ ho từ loại thảo dược này. 

tri-ho-bang-la-hung-que

Mục lục bài viết

1. Lá húng quế trị ho có hiệu quả không? 

Theo các tài liệu y học cổ truyền, húng quế có vị cay, mùi thơm, tính mát; có công dụng thanh nhiệt, giảm đau, long đờm, cải thiện tình trạng ho. Nhờ vậy, húng quế thường được sử dụng để trị ho, viêm họng, nhức đầu, khó tiêu…. 

Còn theo nghiên cứu khoa học, húng quế giàu vitamin C, tinh dầu, kali, sắt, canxi…. Đồng thời, thảo dược này còn chứa một lượng lớn caffeic acid. Do đó, húng quế có tính kháng khuẩn, diệt khuẩn, chống nấm rất tốt, nên được sử dụng trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, bao gồm điều trị các triệu chứng bệnh như ho khan, ho có đờm

2. Cách trị ho bằng lá húng quế 

2.1. Lá húng quế, khế chua và đường phèn 

Quả khế có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, long đờm, giảm tình trạng ngứa và đau rát cổ họng. Còn đường phèn có vị ngọt, tính bình, bổ vào phế và tỳ vị. Do đó, phương thuốc kết hợp lá húng quế với khế chua và đường phèn có tác dụng trừ ho rất tốt. Đặc biệt, bài thuốc này có thể áp dụng để trị ho cho trẻ sơ sinh. 

Cách thực hiện: 

  • Chuẩn bị 1 bó húng quế loại đã ra hoa, 2 quả khế chua và 50g đường phèn. 
  • Ngắt lấy lá và hoa húng quế. 
  • Rửa sạch khế, lá và hoa húng quế, ngâm với nước muối loãng khoảng 10 phút, rồi để ráo nước. 
  • Khế chua xay nhuyễn, rồi chắt lấy nước cốt. 
  • Húng quế giã nát, rồi chắt lấy nước cốt. 
  • Trộn nước khế với nước húng quế, cho thêm đường phèn rồi đem hấp cách thủy khoảng 60 phút. 
  • Sau đó lấy hỗn hợp thu được cho vào bình thủy tinh, đậy nắp kín để dùng dần. 
  • Khi dùng uống mỗi lần 1 thìa cà phê, ngày thực hiện 3 lần. 

2.2. Lá húng quế, quất xanh và đường phèn 

Trong quất xanh có chứa nhiều tinh dầu và vitamin C, giúp tăng cường hệ miễn dịch để chống lại các tác nhân gây hại cho sức khỏe. Do đó, bạn có thể kết hợp lá húng quế, quất xanh và đường phèn để trừ ho, đặc biệt là ho có đờm theo hướng dẫn sau: 

  • Chuẩn bị khoảng 15 lá húng quế, 4 – 5 quả quất xanh và một ít đường phèn. 
  • Húng quế và quất xanh rửa sạch, ngâm với nước muối loãng khoảng 10 phút, rồi để ráo nước. 
  • Quất xanh bổ đôi, bỏ hạt. 
  • Cho húng quế và quất xanh giã nát hoặc xay nhuyễn. 
  • Sau đó trộn với đường phèn và đem hấp cách thủy khoảng 20 phút. 
  • Đợi hỗn hợp nguội bớt thì chắt lấy nước uống. 
  • Thực hiện mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1 – 2 thìa cà phê. 

2.3. Lá húng quế, gừng và mật ong 

Gừng và mật ong đều có chứa các thành phần giúp kháng khuẩn, chống viêm rất tốt. Đặc biệt trong mật ong còn chứa các dưỡng chất tốt cho sức khỏe, giúp tăng cường sức đề kháng, kích thích quá trình làm lành của các niêm mạc bị tổn thương. Do đó phương thuốc kết hợp lá húng quế, gừng và mật ong giúp cải thiện các cơn ho rất tốt; đặc biệt trong trường hợp ho do dị ứng. 

Cách thực hiện: 

  • Rửa sạch 1 nắm lá húng quế với 1 củ gừng. 
  • Gừng cạo vỏ, rồi đem xay nhuyễn cùng với húng quế. 
  • Sau đó trộn hợp trên với 3 thìa cà phê mật ong. 
  • Dùng hỗn hợp trên để uống mỗi ngày 3 lần. 

2.4. Lá húng quế kết hợp với đường phèn 

Trong trường hợp bị ho do viêm họng, ho do nhiệt, bạn có thể dùng lá húng quế và đường phèn để trị ho theo hướng dẫn sau: 

  • Rửa sạch 20g lá húng quế, ngâm với nước muối loãng khoảng 10 phút, rồi để ráo nước. 
  • Sau đó hãm lá húng quế với 100ml nước sôi trong khoảng 10 phút, rồi vớt bỏ lá. 
  • Cho đường phèn vào ly trà húng quế, khuấy đều rồi uống. 
  • Thực hiện mỗi ngày 2 lần vào sáng và tối.

2.5. Lá húng quế khô pha trà 

Uống trà được hãm từ lá húng quế khô cũng là một trong những cách giúp trừ ho rất tốt. Đối với bài thuốc này, bạn thực hiện theo hướng dẫn sau: 

  • Lá húng quế rửa sạch, ngâm với nước muối loãng khoảng 10 phút, rồi để ráo nước. 
  • Sau đó đem phơi khô hoặc sao khô, cho vào bình đậy nắp kín để dùng dần. 
  • Mỗi ngày lấy một lượng lá húng quế vừa đủ để hãm trà uống, 
  • Thực hiện mỗi ngày 2 – 3 lần. 

2.6. Nhai lá húng quế trực tiếp 

Dùng lá húng quế nhai trực tiếp cũng là một trong những cách giúp làm dịu cơn ho hiệu quả. Bạn chỉ cần rửa sạch lá húng quế và ngâm với nước muỗi pha loãng trước khi sử dụng. Sau đó cho vào miệng nhai, ngậm rồi nuốt từ từ dịch tiết từ lá húng quế, để các dưỡng chất thấm sâu vào cổ họng. 

2.7. Lá húng quế kết hợp hồ tiêu, đinh hương và hành tây 

Bài thuốc này thường được áp dụng trong những trường hợp ho khan và ho có đờm. Vì các thành phần dược liệu gồm hồ tiêu, đinh hương và hành tây đều có công dụng kháng khuẩn, chống viêm và trừ ho hiệu quả. 

Cách thực hiện: 

  • Chuẩn bị 4 lá húng quế, 4 quả hồ tiêu, 2 nhánh đinh hương và 1 củ hành tây. 
  • Hành tây bóc vỏ, rửa sạch rồi thái nhỏ. 
  • Cách nguyên liệu khác rửa sạch, để ráo nước. 
  • Cho tất cả các nguyên liệu trên vào ấm, đun với 200ml nước lọc, cho đến khi nước cạn còn một nửa thì tắt bếp. 
  • Chắt lấy nước cốt để uống ngày 3 lần. 

3. Những lưu ý khi trị ho bằng lá húng quế 

Khi sử dụng lá húng quế chữa ho, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau: 

  • Không áp dụng các phương pháp trị ho bằng lá húng quế cho người đang dùng thuốc chống đông máu, phụ nữ có thai, người mắc bệnh hạ đường huyết.
  • Không nên lạm dụng lá húng quế, vì hợp chất eugenol trong húng quế có thể gây ngộ độc nếu dùng quá nhiều. 
  • Khi chữa ho bằng lá húng quế nếu thấy các dấu hiệu thở gấp, nước tiểu có lẫn máu thì nên ngừng sử dụng ngay. 

Như vậy, lá húng quế mang lại hiệu quả trị ho tốt nhưng cũng có thể tiềm ẩn một số rủi ro nếu không sử dụng đúng cách. Do đó, các chuyên gia y tế khuyên những người bị ho nên dùng Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh để trị ho. Đây là thuốc đông dược trị ho cao cấp không kê đơn, nằm trong danh mục thuốc được cấp phép sử dụng của Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế. Do đó, thuốc này mang lại hiệu quả tri ho tốt, đồng thời rất an toàn cho người bệnh. 

Với thành phần gồm các vị dược liệu quý của bài thuốc trị ho cổ phương Xuyên bối tỳ bà cao như: Xuyên bối mẫu, Tỳ bà diệp, Sa sâm, Cát cánh, Bán hạ, Viễn chí…; lại được gia thêm các vị thuốc trị ho được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền như: Cam thảo, Bạc hà, Mật ong, Ô mai, Vỏ quýt…. Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh rất an toàn cho người sử dụng, có thể dùng được cho trẻ em, phụ nữ đang mang thai trên 3 tháng và cho con bú. Đặc biệt, sản phẩm viên ngậm bổ phế Bảo Thanh NS (No Sugar) được bào chế theo công thức mới, sử dụng chất tạo ngọt từ đường Isomalt không sinh năng lượng. chiết xuất từ củ cải đường, nên rất phù hợp cho người mắc bệnh tiểu đường, người kiêng đường hoặc không muốn nạp nhiều đường vào cơ thể. 

Đánh giá cho bài viết này
Nguồn tham khảo / Source

Thuốc Ho Bổ Phế Bảo Thanh chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập

https://www.medicalnewstoday.com/articles/266425

https://www.webmd.com/food-recipes/features/beautiful-basil

Đặt câu hỏi cho chuyên gia:
0 bình luận