Cách trị ho lâu ngày không khỏi ở người lớn

Ho lâu ngày không khỏi trong một số trường hợp không phải là triệu chứng của các bệnh lý nghiêm trọng, nhưng lại gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống, đặc biệt là giấc ngủ về đêm. Vậy trị ho lâu ngày không khỏi bằng cách nào?

Mục lục bài viết

1. Nguyên nhân ho lâu ngày không khỏi

Nguyên nhân dẫn đến ho kéo dài lâu ngày có thể là do những kích thích từ bên ngoài, chăm sóc sức khỏe không đúng cách hoặc do một vài bệnh lý không được điều trị. Tình trạng ho kéo dài trên 3 tuần không khỏi, nguyên nhân cũng có thể do:

  • Các bệnh viêm đường hô hấp không được điều trị hết, khiến các cơ quan bị viêm nhiễm kéo dài, làm tăng dịch tiết và gây ho.
  • Trong trường hợp đường hô hấp bị nhiễm khuẩn cũng sẽ gây ra những cơn ho dai dẳng không dứt.
  • Thói quen hút nhiều thuốc hoặc hít phải khói thuốc sẽ gây tổn thương hệ hô hấp.
  • Một số loại thuốc như thuốc hạ huyết áp nếu dùng liên tục trong thời gian dài.
  • Ăn nhiều đồ lạnh, đồ cay nóng, không giữ ấm cơ thể và vùng họng… cũng sẽ khiến những cơn ho không dứt.

2. Ho lâu ngày không khỏi cảnh cáo bệnh gì?

  • Hen suyễn: Hầu hết các bệnh nhân hen suyễn đều bị ho. Khi mới chớm bệnh, người bệnh sẽ bị ho khan nhiều về đêm, kèm theo thở rít. Sau đó sẽ dẫn đến ho có đờm, khó thở, cảm thấy nặng ngực….
  • Viêm xoang: Bệnh lý này khiến phần xoang bị viêm nên chất dịch nhầy tiết ra nhiều hơn bình thường. Vào ban ngày, chất nhầy có thể tống ra ngoài bằng cách xì mũi hoặc chảy xuống hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, vào ban đêm đờm nhầy có thể tích tụ trong cổ họng, gây vướng họng và sinh ra ho.
  • Trào ngược thực quản dạ dày: Những người bị trào ngược dạ dày cũng sẽ xuất hiện những cơn ho Nguyên nhân là vì axit trong dạ dày bị đẩy ngược ra đường thở, khiến đường thở bị tổn thương và dẫn đến ho khan liên tục. Các cơn ho thường xuất hiện nhiều về đêm và sáng sớm.
  • Ho gà: Những triệu chứng đầu tiên của bệnh ho gà là ho khan, kèm theo nghẹt mũi, sổ mũi, đau rát họng. Sau đó tần suất các cơn ho tăng dần và ho dữ dội khiến người bệnh mệt mỏi, suy nhược cơ thể.
  • Viêm phổi: Ho lâu ngày không khỏi cũng là một triệu chứng của viêm phổi. Lúc này, người bệnh thường bị ho nhiều, khó thở, sốt cao, tức ngực.
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD): Người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính thường bị ho dai dẳng, ho kèm theo chất nhầy và ho nhiều vào buổi sáng. Kèm theo đó là tức ngực, khó thở, thở khò khè. Đây là bệnh lý phần lớn do thói quen hút thuốc quá nhiều.
  • Lao phổi: là một trong những triệu chứng của bệnh lao phổi. Người bệnh có thể ho khan, ho có đờm hoặc ho ra máu. Kèm theo khó thở, tức ngực, đổ nhiều mồ hôi, cơ thể suy nhược….
  • Ung thư phổi: Kết quả nghiên cứu cho thấy, có đến 65% bệnh nhân ung thư phổi bị ho mãn tính. Những cơn ho có đờm nhầy màu hồng hoặc đỏ nâu. Kèm theo đó là đau tức ngực, khó thở, khản tiếng, bị đau khi nuốt….
Tổng hợp các bài thuốc trị ho lâu ngày hiệu quả
Tổng hợp các bài thuốc trị ho lâu ngày hiệu quả

3. Cách chữa trị ho lâu ngày không khỏi

3.1. Sử dụng thuốc ho Bảo Thanh 

Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh là thành quả của sự kế thừa tinh hoa ngàn năm của y dược Phương Đông, chắt lọc tinh túy từ bài thuốc cổ phương Xuyên bối tỳ bà cao có lịch sử hơn 3 thế kỷ, và vận dụng sáng tạo những kinh nghiệm trị ho theo kinh nghiệm dân gian. Thuốc phát huy công dụng theo nguyên lý của y học cổ truyền, không chỉ trị phần ngọn( triệu chứng ho) của bệnh; mà còn coi trọng bổ phế, tăng cường sức khỏe và nâng cao sức đề kháng, từ đó cải thiện chứng ho từ gốc và ngăn ngừa ho tái đi tái lại nhiều lần. 

Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh đặc biệt thích hợp điều trị các chứng ho…. Vì theo đông y các bệnh mãn tính, lâu ngày là bệnh thuộc chứng hư, nên cần Bổ ngay. Từ cơ sở bài thuốc đông y lâu đời có hiệu quả trị ho đã được chứng minh, lại gia thêm ô mai, mật ong, nên thuốc ho Bảo Thanh có tác dụng Bổ phế (phổi) rất tốt, làm cho phổi khỏe mạnh và hoạt động trơn tru. Từ đó không chỉ giúp giảm ho hiệu quả với những người bệnh ho lâu ngày mà còn giúp ngăn ngừa các bệnh liên quan đến hệ hô hấp tốt hơn. 

Thêm một điểm ưu việt của Bảo Thanh là rất phù hợp với mọi lứa tuổi. Từ trẻ em, người trưởng thành, mẹ bầu cho đến người trung niên, người cao tuổi, người phế hư, phế suy; người có tiền sử mắc các bệnh hô hấp mãn tính dẫn đến bị ho lâu ngày không không khỏi. Duy trì thói quen uống siro bổ phế Bảo Thanh pha với nước ấm đều đặn vào mỗi buổi sáng, sẽ giúp phòng các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt khi giao mùa, thời tiết lạnh. 

Hướng dẫn sử dụng: 

  • Trẻ em trên 1 tuổi: ngày uống 3 lần, mỗi lần 5ml.
  • Trẻ em trên 2,5 tuổi: ngày uống 3 lần, mỗi lần 10ml.
  • Người lớn: ngày uống 3 lần, mỗi lần 15ml (dùng được cho cả phụ nữ có thai trên 3 tháng và đang cho con bú). 

Ngoài ra, thuốc ho bổ phế Bảo Thanh còn được bào chế dưới dạng viên ngậm Lozenges, với trọn vẹn những công dụng trị ho. Ưu điểm của viên ngậm Bảo Thanh là tiện dùng, dễ dàng mang theo bên mình và có thể ngậm bất kỳ lúc nào khi thấy các cơn hơ có dấu hiệu phát tác. Đặc biệt, còn có viên ngậm Bảo Thanh NS không đường, được điều chế dành riêng cho những người bị tiểu đường, người muốn kiêng đường, trẻ em không muốn bị dư cân, béo phì.

3.2. Dùng thuốc tây y 

Đối với trị ho dai dẳng lâu ngày, bác sĩ thường sẽ kê một số loại thuốc tây sau: 

  • Thuốc giảm ho ngoại biên: Nhóm thuốc này có tác dụng làm giảm các phản xạ ho, hoặc gây tê dây thần kinh gây phản xạ ho gồm Glycerol, Menthol, Bupivacain, Lidocain, Benzonatat….
  • Thuốc giảm ho trung ương: Các thuốc này có tác dụng ức chế trung tâm ho ở hành tủy gồm Dextromethorphan,…. 
  • Thuốc chống viêm: Tác dụng làm giảm viêm nhiễm và sưng đau ở cổ họng, gồm các loại thuốc Serrapeptase, Alphachymotrypsin….
  • Thuốc kháng sinh: Các loại thuốc kháng sinh như Roxithromycin… có công dụng trị ho khan, ho có đờm hiệu quả. 

Nhiều người có thói quen khi bị ho liền ra hiệu thuốc để mua thuốc tây, thói quen này cần phải được thay đổi ngay. Lạm dụng thuốc, đặc biệt thuốc kháng sinh sẽ dẫn đến tình trạng nhờn thuốc. Hơn thế, tâm lý muốn nhanh chóng cắt cơn ho mà dùng thuốc ức chế ho tây y vô tình làm mất phản xạ ho tự nhiên, mất triệu chứng của bệnh. Đã có rất nhiều trường hợp ho lâu ngày uống kháng sinh không khỏi, dù đã được bác sĩ kê nhiều loại thuốc. Đó chính là hậu quả của việc lạm dụng kháng sinh không cần thiết. Do đó, khi sử dụng các loại thuốc tây y cần phải có chỉ định của bác sĩ, để tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. 

3.3. Mật ong 

Mật ong với chất kháng sinh tự nhiên, hỗ trợ kháng viêm, làm dịu cổ họng hiệu quả. Do đó, bị ho kéo dài lâu ngày không khỏi có thể dùng để uống trực tiếp hoặc pha với nước ấm để uống hàng ngày. 

Tốt nhất, bạn nên pha với nước ấm và cho thêm siro Bảo Thanh để uống hàng ngày. Cách này sẽ giúp trị các cơn ho gió, ho khan, ho có đờm đặc, ho do thay đổi thời tiết… và ngăn ngừa các cơn ho tái phát hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm: +8 cách trị ho bằng mật ong hiệu quả 

3.4. Gừng 

Gừng có tính ấm nóng, có tác dụng làm dịu cổ họng và ngăn ngừa các cơn ho hiệu quả. Bạn có thể nhai trực tiếp gừng tươi, hoặc uống trà gừng ấm có cho thêm một chút mật ong cho dễ uống. 

3.5. Bạc hà 

Tinh dầu bạc hà có tác dụng làm dịu cổ họng, tiêu đờm và thông mũi. Vì vậy đây là một trong cách trị ho lâu ngày ở người lớn hiệu quả. 

Cách thực hiện: 

  • Lá bạc hà tươi rửa sạch và để ráo nước. 
  • Cho lá bạc hà vào một ly nước ấm, hãm khoảng 15 phút rồi cho thêm mật ong và uống trực tiếp. 

3.6. Tinh bột nghệ 

Tinh bột nghệ có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm nên hỗ trợ trị ho hiệu quả. 

Cách thực hiện: Pha tinh bột nghệ với một ly nước ấm, cho thêm một ít mật ong vào khuấy đều rồi uống. Ngày uống 2 – 3 lần. 

3.7. Tỏi 

Dùng tỏi để trị ho rất hiệu quả, vì đây là một loại kháng sinh tự nhiên rất mạnh, có tác dụng kháng viêm và kháng khuẩn nhanh chóng. 

Cách thực hiện: 

  • Nhai tỏi sống trực tiếp khi bị ho. 
  • Tỏi bóc vỏ rồi cho vào khoảng 200ml và đun sôi. Đợi nước hơi nguội thì pha thêm mật ong để uống mỗi ngày 3 lần. 

3.8. Quất 

Quất chứa hàm lượng vitamin C cao, có tác dụng trị ho, tiêu đờm rất tốt. 

Cách thực hiện: 

  • Quất rửa sạch rồi bổ đôi và đem trộn với mật ong. 
  • Cho vào nồi chưng cách thủy khoảng 15 phút. 
  • Đợi hỗn hợp nguội thì chắt lấy nước uống mỗi ngày 1 lần, hoặc ăn cả cái để phát huy công dụng trị ho tốt nhất. 

3.9. Vỏ quýt

Trong đông y, vỏ quýt còn được gọi là trần bì. Đây là vị thuốc có công dụng trị ho, tiêu đờm và làm ấm cơ thể. 

Cách thực hiện: 

  • 12g vỏ quýt sắc với 200ml nước, cho đến khi còn lại ½ nước thì tắt bếp. 
  • Chắt lấy nước và cho thêm một chút mật ong vào khuấy đều rồi uống. 

3.10. Lê 

Trong lê có nhiều chất kháng viêm, bổ phế, tiêu đờm nên thường được nhiều người dùng để trị các cơn ho khó chịu. 

Cách thực hiện: 

  • Lê gọt vỏ và cắt hạt lựu.
  • Gừng rửa sạch và gọt vỏ, tỏi bóc vỏ. Sau đó đem giã nhuyễn. 
  • Cho lê, gừng và tỏi vào bát rồi đem hấp cách thủy khoảng 15 phút. 
  • Sau đó chắt lấy nước và cho thêm vào mật ong vào để uống. 

3.11. Cam hấp muối 

Cam hấp muối là bài thuốc trị ho có đờm ở trẻ nhỏ rất hữu hiệu. Cách thực hiện như sau: 

  • Cam rửa sạch rồi khoét một lỗ nhỏ ở đầu quả cam và cho vào đó một ít muối. 
  • Cam mang đi nướng hoặc hấp cách thủy khoảng 15 phút và ăn khi còn nóng. 

3.12. Củ cải trắng 

Các cơn ho khan, ho có đờm sẽ thuyên giảm khi uống nước luộc củ cải trắng. Ngoài ra, trình trạng đau rát cổ họng cũng sẽ giảm đáng kể. 

Cách thực hiện: 

  • Củ cải trắng rửa sạch, bóc vỏ và cắt khúc. 
  • Cho củ cải vào nồi đun sôi, rồi để lửa nhỏ khoảng 5 – 10 phút. 
  • Sau đó chắt lấy nước để uống khi còn ấm.

Khi áp dụng những cách trị ho lâu ngày được chia sẻ ở trên bạn cần chú ý lựa chọn nguyên liệu đảm bảo an toàn, không bị nấm mốc hay nghi ngờ tồn dư thuốc bảo vệ thực vật. Thời gian sử dụng cần đều đặn, kiên trì. Sau 1 tuần không thấy các cơn ho có dấu hiệu giảm và nếu có kèm thêm các dấu hiệu tiêu cực khác, thì bạn nên tìm đến các cơ sở y tế để được thăm khám để được biết lý do vì sao bị ho. Từ đó có được phác đồ điều trị nguyên nhân sinh ra ho hiệu quả nhất.

4. Cách ngăn ngừa ho kéo dài lâu ngày

Để ngăn ngừa các cơn ho lâu ngày liên tục và có thể tái phát lại, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Tránh xa những tác nhân gây kích ứng và dị ứng như bụi bẩn, nấm mốc, lông động vật….
  • Hạn chế ăn đồ cay nóng, đồ lạnh, nước có gas….
  • Không hút thuốc và tránh xa những khu vực có nhiều khói thuốc.
  • Uống nhiều nước ấm, có thể thay thế bằng nước ép rau củ quả hoặc trà ấm….
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm khi trời khô hanh, dùng điều hòa hoặc máy sưởi.
  • Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng họng và chân khi trời lạnh.
  • Tiêm phòng các vaccine cúm, viêm phổi hoặc nhiễm khuẩn đường hô hấp theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Tăng cường tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe.
4.7/5 - (8 bình chọn)
Nguồn tham khảo / Source

Thuốc Ho Bổ Phế Bảo Thanh chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập

Đặt câu hỏi cho chuyên gia:
0 bình luận