TOP 9 cách trị ho bằng tỏi hiệu quả tốt nhất

Những cách trị ho bằng tỏi được lưu truyền phổ biến trong dân gian với những hiệu quả giúp cải thiện cơn ho nhất định. Tuy nhiên, nhiều người áp dụng mẹo này mà vẫn không biết vì sao tỏi có công dụng chữa ho. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này. 

Mục lục bài viết

1. Vì sao tỏi có tác dụng chữa ho? 

cách trị ho bằng tỏi hiệu quả tốt nhất

Theo y học cổ truyền, tỏi có vị cay hăng, tính ấm, giảm sưng đau, giúp đào thải độc tố tốt nên thường được dùng để điều trị các triệu chứng của bệnh cảm lạnh, cảm cúm, viêm họng. 

Còn theo y học hiện đại, các nhà khoa học đã tìm thấy trong dược liệu này các chất có tác dụng tốt cho sức khỏe gồm: 

  • Allicin: Hoạt động như một chất kháng sinh tự nhiên, có tác dụng tiêu diệt và ức chế hoạt động của các vi khuẩn gây bệnh. 
  • Liallyl Sulfide: Công dụng tương tự như một loại kháng sinh, giúp tiêu diệt vi khuẩn, ngăn ngừa tế bào ung thư biến tính, ngăn ngừa bệnh tim mạch. 
  • Ajoene: Hoạt chất chống oxy hóa mạnh, giúp nâng cao tế miễn dịch, chống lại các tác nhân gây bệnh, hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các bệnh ung thư. 
  • Vitamin (A, C, B, PP, D), fitoxterin, polisaccarit, idrad carbon…: Các hoạt chất này có công dụng giảm viêm, làm dịu cổ họng, trừ ho và tăng sức đề kháng cho cơ thể. 

2. Cách trị ho bằng tỏi hiệu quả tại nhà 

2.1. Ăn tỏi tươi 

Đây là cách dễ làm nhất, nhưng mang đến hiệu quả cải thiện tình trạng ho rất tốt. Cách này giúp kháng khuẩn, chống viêm, trừ ho và tiêu đờm nhanh chóng.

  • Bóc 1 tép tỏi tươi rồi thái lát mỏng và cho vào miệng 1 – 2 lát ngậm cùng với một ít muối. 
  • Nuốt từ từ tinh chất tiết ra để các dưỡng chất thấm sâu vào cổ họng, cho đến khi hết vị cay thì nhổ bỏ. 
  • Sau đó súc miệng lại bằng nước sạch. 
  • Ngậm khoảng 3 – 5 lát mỗi ngày, không nên ngậm nhiều để tránh bỏng rát. 

2.2. Uống nước ép 

Cách này thường được áp dụng trong trường hợp ho có đờm nhiều gây vướng cổ và khó thở. Tuy nhiên, cách này chỉ nên áp dụng đối với người lớn và người không có tiền sử bị dị ứng. 

  • Bóc 3 – 5 tép tỏi rồi đem giã nát. 
  • Sau đó pha với 20ml nước ấm và một ít đường phèn. 
  • Khuấy đều hỗn hợp trên, cho đến khi đường phèn tan hết. 
  • Chắt lấy nước cốt để uống ngày 2 lần. 

2.3. Tỏi nướng 

Khi nướng, vị cay nồng của gia vị này sẽ bị mất, đồng thời còn mang lại mùi thơm dễ chịu cho gia vị này. Vì thế, bài thuốc này có thể áp dụng được cho nhiều đối tượng khác nhau, bao gồm trẻ nhỏ. Cách làm như sau:

  • Nướng 2 – 3 tép tỏi còn vỏ trên bếp với lửa nhỏ. 
  • Khi thấy lớp vỏ bên ngoài đã cháy xém là được. 
  • Đợi nguội bớt thì bóc vỏ và ăn trực tiếp, nhai kỹ và nuốt từ từ. 

2.4. Tỏi với mật ong 

Mật ong có tính kháng khuẩn, chống viêm, tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh và giúp làm lành các niêm mạc bị thương. Do đó, khi kết hợp hai nguyên liệu này với nhau, sẽ giúp cắt cơn ho nhanh chóng. 

  • Tỏi bóc vỏ, đập dập hoặc giã nát rồi đem trộn với một lượng mật ong vừa đủ. 
  • Đem hỗn hợp trên đi chưng cách thủy khoảng 15 – 20 phút. 
  • Đợi nguội bớt thì chắt lấy nước để uống. 
  • Thực hiện ngày 3 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê.

2.5. Tỏi đường phèn 

Đường phèn có tác dụng bổ phế, nhuận phế, thanh nhiệt và giải độc. Khi kết hợp hai vị thuốc với nhau sẽ có tác dụng giảm ho, làm thông thoáng cổ họng và tăng cường chức năng của hệ hô hấp. 

  • Chuẩn bị 40 – 60g tỏi, bóc vỏ rồi đem cắt đôi và cho vào chén. 
  • Trộn đều với 6g đường phèn và 50ml nước. 
  • Đem hỗn hợp trên hấp cách thủy cho đến khi chín mềm.
  • Đợi nguội thì chắt lấy nước uống, có thể dùng cả cải để tăng hiệu quả trị bệnh. 

2.6. Cách trị ho bằng Tỏi và gừng 

Hai vị dược liệu này phối hợp với nhau có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn gây hại, chống nhiễm trùng, trừ ho, làm loãng đờm, giảm sưng viêm ở cổ họng, làm ấm phổi, hạ sốt…. 

  • Bóc vỏ 1 củ tỏi, đập dập. 
  • Lấy 15g gừng tươi rửa sạch, cạo vỏ, thái lát mỏng. 
  • Trộn đều 2 nguyên liệu trên với nhau, cho thêm một ít đường phèn và 20ml nước lọc. 
  • Cho hỗn hợp trên hấp cách thủy khoảng 20 phút. 
  • Đợi nguội bớt thì chắt lấy nước uống, mỗi ngày 1 lần, mỗi lần 5 – 10ml. 

Xem thêm:

2.7. Tỏi ngâm sữa 

Đây là cách chữa ho khá đơn giản được nhiều người thích, vì không có mùi hăng khó chịu. Cách làm như sau: 

  • Chuẩn bị 1 ly sữa nóng. 
  • Bóc vỏ 1 tép tỏi, giã nát rồi cho vào ly sữa khuấy đều và đợi khoảng 5 phút rồi uống trực tiếp. 
  • Uống từ từ mỗi ngày 1 – 2 ly sữa. 

2.8. Tỏi ngâm giấm 

Giấm có tác dụng sát trùng, tiêu diệt vi khuẩn gây hại, đồng thời các chất chống oxy hóa trong giấm cũng giúp giảm đau rát cổ họng hiệu quả. Cách phối hợp hai nguyên liệu trên để chữa ho như sau: 

  • Tỏi bỏ vỏ, thái lát mỏng và cho vào bình thủy tinh. 
  • Đổ ngập giấm và đậy nắp kín đợi khoảng 1 tuần. 
  • Khi dùng lấy vài lát để ngậm khoảng 15 phút. 
  • Sau đó nhổ bỏ và súc miệng lại với nước. 

2.9. Đắp tỏi vào chân 

Các tinh chất có trong vị thuốc này ngấm vào huyệt dũng tuyền dưới lòng bàn chân cũng sẽ giúp cải thiện cơn ho hiệu quả. 

  • Xác định huyệt dũng tuyền: co bàn chân và các ngon chân lại, chỗ lõm xuất hiện tại giao điểm của đường kẻ dọc với đường kẻ ngang tại vị trí 1/3 trước gan bàn chân chính là huyệt dũng tuyền. 
  • Tỏi bóc vỏ, đập dập và đắp vào lòng bàn chân tại vị trí huyệt, rồi dùng gạc y tế băng lại. 
  • Thực hiện trước khi đi ngủ và khi thức dậy thì bỏ ra. 

3. Những lưu ý khi dùng tỏi trị ho 

Một số lưu ý khi sử dụng cách trị ho bằng tỏi bên trên, bạn cần phải ghi nhớ như sau: 

  • Không dùng trong trường hợp bị lở loét miệng, vì có thể khiến vấn đề này trở nên nặng hơn. 
  • Người đang uống thuốc aspirin, thuốc chống chống máu, người bị tiêu chảy hoặc mắc bệnh về gan thì không nên áp dụng các bài thuốc trên. 
  • Súc miệng sau khi áp dụng các bài thuốc trên để tránh hôi miệng. 
  • Uống nhiều nước và ăn nhiều rau xanh để tránh kích thích hệ tiêu hóa. 

Công dụng trị ho của tỏi mang lại hiệu quả khá tốt, tuy nhiên vẫn có thể gây một số ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe nếu không biết dùng đúng cách. Vì thế, theo các chuyên gia y tế để tránh tối đa những tác dụng phụ của các phương pháp trị ho dân gian có thể xảy ra, tốt nhất bạn nên dùng các thuốc đông dược trị ho được cấp phép như Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh để cải thiện tình trạng ho. 

Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh với công dụng kháng khuẩn, chống viêm và tăng cường sức đề kháng của hệ hô hấp sẽ huy công dụng tiêu diệt các virus, vi khuẩn gây bệnh, chống viêm tại những niêm mạc bị tổn thương. Bởi vậy nên, không chỉ chữa dứt điểm các cơn ho, mà sau khi sử dụng Thuốc ho Bảo Thanh đúng liệu trình người bệnh cũng sẽ cảm thấy khỏe khoắn hơn. Sản phẩm nằm trong danh mục thuốc không kê đơn được cấp phép bởi Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế, do đó bạn chỉ cần dùng theo hướng dẫn sử dụng trên bao bì sản phẩm khi bị ho. 

Đánh giá cho bài viết này
Nguồn tham khảo / Source

Thuốc Ho Bổ Phế Bảo Thanh chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập

Đặt câu hỏi cho chuyên gia:
0 bình luận