Ho mãn tính là gì – Nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm

Ho mãn tính là tình trạng ho dai dẳng, kéo dài trên 8 tuần đối với người lớn và hơn 4 tuần với trẻ em. Ho mạn tính khó điều trị hơn so với ho thông thường, nhưng nếu sớm tìm được nguyên nhân và có phương pháp điều trị thích hợp thì có thể chữa khỏi.

Ho mãn tính

Mục lục bài viết

1. Nguyên nhân gây ho mãn tính 

1.1. Hội chứng chảy dịch mũi sau 

Hội chứng chảy mũi sau xảy ra khi mũi và xoang tiết ra quá nhiều dịch nhầy, gây bít tắc đường thở. Lúc này, chất nhầy sẽ chảy từ xoang qua mũi sau để đến thành sau họng. Cổ họng bị ứ nhiều chất đờm sẽ gây ra các phản xạ ho để tống chất đờm ra khỏi hệ hô hấp, giữ cho đường thở được thông thoáng. 

1.2. Hen suyễn 

Hen suyễn hay còn gọi hen phế quản là bệnh xảy ra chủ yếu do di truyền, kết hợp những yếu tố kích thích từ môi trường bên ngoài. Bệnh lý này không thể chữa dứt điểm hoàn toàn. Do đó các triệu chứng của bệnh như các cơn ho cũng xuất hiện thường xuyên, đặc biệt khi thời tiết thay đổi. 

1.3. Trào ngược dạ dày thực quản

Khi trào ngược dạ dày thực quản trở nặng, cổ họng và phổi bị kích thích liên tục dẫn đến ho. Các cơn ho xảy ra với tần suất dày đặc hơn khi về đêm và sáng sớm. Kèm theo ợ nóng, ợ chua….

1.4. Nhiễm trùng đường hô hấp 

Những bệnh về đường hô hấp như cảm lạnh, cảm cúm, viêm phổi hoặc các bệnh đường hô hấp trên khác đều gây ho, kèm với đau họng, nghẹt mũi, sốt…. Trong nhiều trường hợp, dù đã điều trị khỏi nhưng các cơn ho vẫn có thể kéo dài. Vì đường thở bị viêm chưa lành hẳn và đặc biệt nhạy cảm với các yếu tố kích thích, dẫn đến ho. 

1.5. Viêm phế quản mãn tính 

Viêm phế quản kéo dài lâu ngày, không được điều trị dứt điểm sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính. Người bệnh có thể bị ho khan hoặc ho có đờm, kèm theo khó thở, thở khò khè…. 

1.6. Giãn phế quản 

Nguyên nhân do đường hô hấp bị nhiễm trùng không được điều trị, bệnh tái đi tái lại nhiều lần. Biểu hiện của bệnh là ho kéo dài, ho ra đờm xanh hoặc vàng, một số trường hợp còn có thể ho ra máu.

gian-phe-quan

1.7. Viêm phổi mãn tính 

Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến các cơn ho kéo dài. Người bệnh lúc này sẽ có các cơn ho dày đặc, có thể là ho khan hoặc ho có đờm, khi ho ra máu. Cùng với đó là các triệu chứng sốt, đau đầu, khó thở, ớn lạnh, buồn nôn…. Những triệu chứng này tương tự như các bệnh hô hấp thông thường, nên nhiều người có thể nhầm lẫn viêm phổi với nhiều bệnh lý khác. 

1.8. Ung thư phổi 

Đây cũng là một trong những biểu hiện của bệnh ung thư phổi. Do đó, nếu bạn bị ho kéo dài, ho ra đờm có màu đỏ hoặc nâu,  thì cần phải nhanh chóng đến cơ sở y tế để được thăm khám sớm nhất có thể. 

1.9. Tác dụng phụ của thuốc 

Thuốc điều trị suy tim hoặc cao huyết áp có thể gây ra các tác dụng phụ như ho lâu ngày không khỏi. Ngay cả khi dừng sử dụng thuốc, người bệnh vẫn có thể bị các cơn ho trong thời gian khá dài. 

2. Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết 

Phần lớn người bệnh sẽ đi kèm với triệu chứng và dấu hiệu sau: 

  • Viêm họng, đau rát họng.
  • Sổ mũi, nghẹt mũi, chảy nước mũi, nước mũi chảy xuống phía sau cổ họng.
  • Khàn tiếng, mất tiếng. 
  • Khó thở. 
  • Ợ nóng, ợ chua trong miệng. 
  • Người mệt mỏi, chán ăn, có thể kèm theo sốt cao. 
  • Có thể ho ra máu.

3. Cách trị ho mãn tính 

3.1. Siro Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh 

Vinh dự nhận được hàng loạt giải thưởng cao quý như: Giải thưởng Ngôi sao thuốc Việt do Bộ Y tế trao tặng; Sản phẩm thuốc ho bổ phế được tin dùng số 1; Hàng Việt Nam chất lượng cao; Thương hiệu nổi tiếng châu Á Thái Bình Dương…. Siro ho bổ phế Bảo Thanh đặc biệt phù hợp để điều trị các chứng ho lâu ngày không khỏi.

Bảo Thanh siro truyền thống
Bảo Thanh siro truyền thống

Theo Đông y, các bệnh mãn tính lâu ngày thuộc chứng hư, nên cần cứu bổ ngay ( theo nguyên lý trị bệnh của đông y “hư thì bổ, thực thì tả” và “con hư thì bổ mẹ”). Trong khi đó, siro thuốc ho bổ phế Bảo Thanh là thành quả kế thừa từ bài thuốc cổ phương Xuyên bối tỳ bà cao có từ hơn 300 năm trước; lại được gia thêm ô mai, vỏ quýt, mật ong nên có tác dụng bổ phế, trừ ho rất tốt. Sau khi sử dụng 3 – 5 ngày, phổi khỏe mạnh hơn và chức năng hoạt động được hồi phục. Từ đó giảm ho, tăng khả năng phòng vệ cho hệ hô hấp trước tác nhân gây bệnh. 

Những người trung niên, người cao tuổi, người bị phế hư, phế suy do tuổi tác, người có tiền sử mắc các bệnh hô hấp, thường được bác sĩ khuyên nên sử dụng thuốc ho bổ phế Bảo Thanh hàng ngày để phòng bệnh và điều trị bệnh hiệu quả.

Ngoài ra, duy trì thói quen uống siro bổ phế Bảo Thanh với nước ấm vào mỗi buổi sáng ngay khi vừa ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp làm ấm và giữ ẩm vùng cổ họng, sẽ có tác dụng giúp phòng các bệnh về đường hô hấp hiệu quả. 

3.2. Thuốc tây y 

Trong tây y sẽ sử dụng các loại thuốc sau: 

  • Thuốc giảm ho: trường hợp bị ho nhưng chưa xác định được nguyên nhân, bác sĩ có thể kê các loại thuốc giảm ho để ngăn ngừa phản xạ ho của cơ thể. 
  • Thuốc kháng histamin và thuốc thông mũi: Hai sản phẩm này kết hợp với nhau để điều trị bệnh về dị ứng và hội chứng chảy dịch mũi sau. Mục đích làm dịu cổ họng, phòng ngừa ứ đọng dịch đờm trong vùng họng. 
  • Thuốc hít corticosteroids: với bệnh nhân hen suyễn bác sĩ có thể kê các loại thuốc chống viêm dạng hít như corticosteroids. Tuy nhiên, sử dụng thuốc này lâu dài có thể dẫn đến nguy cơ mỏng da, loãng xương, đục thủy tinh thể. 
  • Thuốc điều trị trào ngực thực quản: Những người bị ho do trào ngược thực quản có thể được kê các thuốc ức chế bơm proton, để hạn chế sản xuất axit và giúp làm lành các mô thực quản. 
  • Thuốc ức chế men chuyển: những bệnh nhân cao huyết áp và suy tim, bác sĩ có thể kê các loại tây dược thay thế thuốc ức chế men chuyển, để làm giảm tác dụng phụ gây ho của thuốc. 
  • Thuốc kháng sinh: được sử dụng khi nguyên nhân là do nhiễm trùng và nhiễm khuẩn đường hô hấp. 

Bạn không nên sử dụng các thuốc tây y khi chưa được sự chỉ định của bác sĩ. Vì tự ý dùng thuốc không đúng bệnh sẽ khiến tình trạng trở nên nặng hơn, có thể xảy ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. 

4. Cách phòng ngừa ho mãn tính 

Áp dụng lối sống lành mạnh làm giảm các cơn ho
Áp dụng lối sống lành mạnh làm giảm các cơn ho

Để ngừa và hỗ trợ điều trị cơn ho hiệu quả, bạn cần ghi nhớ một số lưu ý sau: 

  • Không hút thuốc hoặc đứng trong khu vực có khói thuốc lá. 
  • Uống nhiều nước, nên uống nước ấm, có thể pha cùng với siro Bảo Thanh để tăng hiệu quả phòng ho. 
  • Súc miệng bằng nước muối loãng hoặc nước súc miệng.
  • Bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả vào chế độ ăn. Đồng thời tránh xa các loại đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ngọt….
  • Tắm nước nóng hoặc xông hơi vùng mũi họng. 
  • Giữ ấm cổ họng mọi lúc, mọi nơi. 
  • Giữ gìn không gian sống sạch sẽ. 

Ho mãn tính nếu không sớm kiểm tra và xác định chính xác nguyên nhân, thì việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn và mất nhiều thời gian để chữa dứt điểm. Do đó, khi bị ho trên 8 tuần với người lớn và hơn 4 tuần với các bé, thì cần sớm gặp các bác sĩ để được hỗ trợ. 

5/5 - (5 bình chọn)
Nguồn tham khảo / Source

Thuốc Ho Bổ Phế Bảo Thanh chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập

Đặt câu hỏi cho chuyên gia:
0 bình luận