Viêm thanh quản – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm thanh quản là một trong những bệnh lý về đường hô hấp thường gặp, với biểu hiện rõ nét nhất là khàn giọng, mất giọng. Ngoài hai triệu chứng trên, thì còn có những dấu hiệu nào cảnh báo viêm dây thanh quản, cũng như nguyên nhân gây bệnh và cách trị bệnh này như thế nào?

Viêm thanh quản là một trong những bệnh lý về đường hô hấp

Mục lục bài viết

1. Bệnh viêm thanh quản là gì? 

Viêm thanh quản là tình trạng niêm mạc trong ống thanh quản bị viêm nhiễm, phù nề. Khi đó, dây thanh quản sẽ bị kích ứng và sưng to, khiến âm thanh đi qua dây thanh quản bị biến dạng. Hậu quả là người bệnh bị khàn giọng, giọng nói biến đổi và thậm chí là mất giọng. 

Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng, từ trẻ em đến người già. Bệnh được thành 2 giai đoạn, gồm: 

  • Cấp tính: Bệnh thường khỏi trong khoảng 2 – 3 tuần. 
  • Mãn tính: Bệnh kéo dài trên 3 tuần hoặc bệnh tái phát nhiều lần. 

2. Nguyên nhân gây bệnh

2.1. Thời tiết thay đổi đột ngột 

Nhiệt độ nóng lạnh thay đổi đột ngột khiến tỉ lệ người mắc bệnh tăng cao
Nhiệt độ nóng lạnh thay đổi đột ngột khiến tỉ lệ người mắc bệnh tăng cao

Nhiệt độ môi trường thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh và ngược lại khiến cơ thể không kịp thích nghi với thời tiết. Điều này khiến niêm mạc họng bị kích ứng, dẫn đến viêm dây thanh quản. Ngoài ra, vào thời điểm giao mùa hay trời lạnh, tỉ lệ mắc bệnh cũng cao hơn. 

2.2. Môi trường ô nhiễm 

Thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm có chứa nhiều bụi bẩn, khói bụi, khói thuốc lá, hóa chất, lông động vật… sẽ khiến vùng hầu họng bị kích ứng và làm tăng nguy cơ bị viêm dây thanh quản. Bên cạnh đó, nếu cơ thể dị ứng với phấn hoa, lông động vật, nước hoa… cũng có thể là tác nhân gây bệnh. 

2.3. Do virus tấn công cơ thể 

Những con số thống kê cho thấy có khoảng 60 – 80% nguyên nhân gây viêm dây thanh quản là do virus tấn công đường thở. Trong đó, phổ biến nhất là các virus cúm A và B. 

2.4. Do vi khuẩn 

Các loại vi khuẩn thường gặp có thể kể đến như: vi khuẩn phế cầu, tụ cầu, Hemophilus Influenzae…. Nguy hiểm nhất phải kể đến nhóm vi khuẩn liên cầu tan huyết nhóm A, Friedlander, Pfeiffer…. 

2.5. Do nấm

Các loại nấm mốc trong không khí cũng là một trong những tác nhân gây bệnh. Khi nấm đi vào đường thở, chúng gây kích ứng, viêm nhiễm niêm mạc họng và dẫn đến viêm thanh quản. 

2.6. Mắc hội chứng trào ngược dạ dày 

trao-nguoc-da-day
Trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày là bệnh lý về đường tiêu hóa gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp nhiều nhất. Axit từ dạ dày trào ngược sẽ gây tổn thương niêm mạc họng, dẫn đến sưng đau phù nề và gây viêm thanh quản. 

2.7. Do tính chất công việc 

Những người thường xuyên phải nói nhiều, nói to và nói liên tục trong thời gian dài có thể khiến dây thanh quản bị tổn thương, gây viêm và sưng tấy. Những nghề nghiệp có nguy cơ bị viêm thanh quản cao nhất như: ca sĩ, giáo viên, MC…. 

Ngoài những nguyên nhân trên, những người có hệ miễn dịch yếu, thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia, sử dụng các chất kích thích… cũng có nguy cơ cao mắc bệnh cao. 

3. Triệu chứng bệnh viêm thanh quản 

Khi bị viêm dây thanh quản, người bệnh sẽ xuất hiện một số triệu chứng như sau: 

  • Khàn giọng, giọng nói thay đổi, có thể mất giọng. 
  • Cảm thấy vướng họng, đau rát và ngứa cổ họng. 
  • Ho khan, ho có đờm
  • Sốt nhẹ hoặc sốt cao trên 38°C không rõ nguyên nhân. 
  • Cơ thể mệt mỏi, chán ăn. 

Những triệu chứng trên sẽ thuyên giảm và chấm dứt hoàn toàn nếu được điều trị sớm và đúng cách. Nếu người bệnh chủ quan không điều trị, hoặc chữa không đúng cách, thì có thể dẫn đến các triệu chứng sau: 

  • Khạc đờm ra máu
  • Họng bị đau khi nuốt nước bọt và khi ăn uống. 
  • Khó thở. 
  • Xuất huyết vào đường thở gây ho sặc sụa. 

4. Viêm thanh quản cấp có nguy hiểm không? 

Khi người lớn mắc bệnh thường không gây ra những biến chứng nguy hiểm, và hồi phục tốt sau khi được điều trị đúng cách. Tuy nhiên, viêm thanh quản cấp ở trẻ em có thể gây nguy hiểm. Vì thế khi trẻ nhỏ xuất hiện triệu chứng, cha mẹ cần hết sức lưu ý các dấu hiệu sức khỏe của trẻ. 

Một số biến chứng ở trẻ em có thể kể đến như: 

  • Viêm thanh quản hạ thanh môn. 
  • Viêm thanh quản co thắt hoặc viêm quản giả bạch hầu. 
  • Viêm thanh nhiệt. 
  • Viêm thanh quản bạch hầu. 

5. Cách trị viêm thanh quản tại nhà

5.1. Chăm sóc sức khỏe tại nhà 

Bổ sung nhiều nước ấm có tác dụng giúp làm dịu và ẩm đường thở
Bổ sung nhiều nước ấm có tác dụng giúp làm dịu và ẩm đường thở

Bạn cần chủ động thực hiện theo một số lưu ý sau để tránh bệnh nặng hơn: 

  • Hạn chế nói chuyện: Dây thanh quản bị viêm khiến việc phát âm gặp nhiều khó khăn. Do đó, thời gian này bạn nên hạn chế nói nhiều, nói to, la hét quá mức.
  • Uống nhiều nước ấm: Tăng cường uống ấm, nước ép trái cây, trà ấm… có tác dụng giúp làm ẩm và ấm vùng hầu họng. Nhờ đó giúp làm dịu các niêm mạc bị viêm và cải thiện tình trạng bệnh. 
  • Tránh xa những khu vực ô nhiễm: Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với môi trường ô nhiễm để tránh tình trạng viêm dây thanh quản nặng hơn. Nếu yêu cầu công việc khiến bạn buộc phải tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, thì hãy đeo khẩu trang và áp dụng các phương pháp bảo vệ đường thở thích hợp. 
  • Không hút thuốc, uống rượu bia và sử dụng chất kích thích: Những hành động này sẽ khiến viêm dây thanh quản khó lành lại, thậm chí có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính. 
  • Ăn đồ mềm, lỏng, dễ nuốt: Nhóm thực phẩm này sẽ hạn chế tối đa tổn thương ở vùng hầu họng. 

5.2. Dùng Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh 

Ngay khi viêm dây thanh quản, lúc này bệnh mới chỉ ở mức độ nhẹ và chớm bị, nên nhanh chóng dùng Thuốc ho bố phế Bảo Thanh để bệnh có thể nhanh chóng được điều trị khỏi. Đây là thuốc đông dược cao cấp đã được kiểm nghiệm chất lượng chặt chẽ và khắt khe bởi Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế; đồng thời nhận được nhiều giải thưởng cao quý, nổi bật nhất là giải thưởng Ngôi sao thuốc Việt – giải thưởng cao quý tôn vinh thuốc sản xuất trong nước có chất lượng tốt.

Ngoài công dụng chính là bổ phế, trừ ho, hóa đờm. Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh với hàm lượng dược liệu cao, còn có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm đường hô hấp và tăng cường sức đề kháng. Do đó, sản phẩm có tác dụng hỗ trợ tích cực trong điều trị các bệnh viêm đường hô hấp như viêm dây thanh quản, đồng thời giúp ngăn ngừa bệnh tái phát hiệu quả. 

Bảo Thanh hiện có hai dạng bào chế là Siro Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh và Viên ngậm Bảo Thanh được bào chế dưới dạng kẹo cứng Lozenge. Cả hai sản phẩm đều là thuốc không cần kê đơn, nên người bệnh chỉ cần dùng theo hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì. 

Viên ngậm Bảo Thanh còn có cả dạng Viên ngậm không đường, tạo ngọt bằng đường Isomalt chiết xuất từ củ cải đường nên thích hợp với người bị tiểu đường, người kiêng đường, người không muốn dung nạp quá nhiều đường vào cơ thể, tránh nguy cơ dư đường hay ảnh hưởng đến cân nặng.

Đối với những ca bệnh ở mức độ nặng, kèm theo các dấu hiệu sức khỏe khác thì Bảo Thanh có thể được sử dụng kèm với một số loại thuốc khác do bác sĩ kê đơn để điều trị bệnh. 

5.3. Điều trị bằng đông y 

Một số bài thuốc đông y lành tính và hiệu quả bạn có thể áp dụng như sau: 

  • Mật ong, chanh: Quả chanh rửa sạch, cắt thành miếng nhỏ vừa ăn, rồi đem ngâm với một lượng mật ong vừa đủ để ngập hoàn toàn chanh và đợi khoảng 2 tiếng. Sau đó lấy từng miếng để ngậm, nhai rồi nuốt từ từ. Thực hiện nhiều lần trong ngày để có được hiệu quả tốt nhất. 
  • Khế chua: Thái khế chua thành từng lát mỏng rồi trộn với một lượng đường phèn vừa đủ, đợi khoảng 3 – 4 tiếng. Sau đó chắt lấy nước rồi ngậm và nuốt từ từ. Thực hiện mỗi ngày 2 – 3 lần. 
  • Giấm táo: Pha 1 ly nước ấm với 1 – 2 thìa giấm táo và 1 thìa mật ong. Khuấy đều hỗn hợp và uống từ từ. Thực hiện mỗi ngày 2 lần. 
  • Gừng: Thái vài lát gừng tươi rồi đem hãm với nước sôi, đợi khoảng 5 – 10 phút sau đó uống trực tiếp. Bạn có thể cho thêm một chút mật ong để dễ uống hơn. 

5.4. Sử dụng thuốc tây y 

Các loại thuốc tây y được dùng để điều trị bao gồm: 

  • Thuốc tiêu đờm giảm ho: Nhóm thuốc này có tác dụng tiêu đờm, giảm ho khan và ho có đờm. Thuốc giảm ho tiêu đờm được kê đơn phổ biến nhất là alphachymotrypsin. 
  • Thuốc kháng viêm, chống dị ứng: Các loại thuốc này có tác dụng giảm sưng, giảm viêm nhanh chóng. Một số loại thuốc có thể kể đến như corticoid và histamin. 
  • Thuốc hạ sốt: Người bệnh nếu bị sốt sẽ được kê các loại thuốc hạ sốt như acetaminophen, ibuprofen. 
  • Thuốc kháng sinh: Bệnh do vi khuẩn gây nên thì sẽ được kê các loại thuốc kháng sinh như amoxicillin, cephalexin, penicillin.

6. Cách phòng ngừa bệnh viêm thanh quản 

Luôn đeo khẩu trạng khi đi ra ngoài
Luôn đeo khẩu trạng khi đi ra ngoài

Tỉ lệ mắc bệnh viêm thanh quản sẽ được giảm đến mức thấp nhất nếu bạn áp dụng những cách phòng ngừa dưới đây: 

  • Uống đủ lượng nước mỗi ngày, khoảng 1,5 – 2 lít nước. Nên uống nước ấm pha với siro Bảo Thanh như một liệu pháp dưỡng sinh cho vùng hầu họng để phòng ngừa các bệnh đường hô hấp.
  • Không hút thuốc lá và tránh xa những khu vực có khói thuốc. 
  • Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài hoặc khi tiếp xúc với môi trường ô nhiễm.
  • Hạn chế uống rượu bia, sử dụng các chất kích thích. 
  • Không nói quá nhiều, nói quá to, nói liên tục và la hét quá mức. 
  • Hạn chế tiếp xúc với những người đang có dấu hiệu mắc các bệnh về đường hô hấp. 
  • Hạn chế ăn đồ cay nóng, đồ chua, đồ quá lạnh. 
  • Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, đặc biệt rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn nếu tiếp xúc gần với những người bị nhiễm siêu vi. 
  • Bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả tươi có chứa nhiều vitamin và khoáng chất trong chế độ ăn hàng ngày. 

Hi vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ về bệnh viêm thanh quản gồm nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa bệnh. Hãy áp dụng những cách phòng ngừa bệnh được Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh chia sẻ, để bảo vệ cho sức khỏe của chính mình và người thân trong gia đình nhé. 

5/5 - (3 bình chọn)
Nguồn tham khảo / Source

Thuốc Ho Bổ Phế Bảo Thanh chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập

Đặt câu hỏi cho chuyên gia:
0 bình luận