Viêm thanh khí phế quản ở trẻ em và người lớn

Viêm thanh khí phế quản là một trong những bệnh lý về đường hô hấp trên phổ biến. Bệnh có thể được cải thiện nhanh chóng trong vòng vài ngày nếu sớm điều trị đúng cách. Ngược lại, viêm thanh khí phế quản có thể gây nhiều biến chứng cho sức khỏe nếu chậm trễ trong trị bệnh. Do đó, việc xác định đúng nguyên nhân gây bệnh, từ đó đưa ra được phác đồ điều trị phù hợp là vô cùng cần thiết. 

Viêm thanh khí phế quản là một trong những bệnh lý về đường hô hấp trên phổ biến
Viêm thanh khí phế quản là một trong những bệnh lý về đường hô hấp trên phổ biến

Mục lục bài viết

1. Bệnh viêm thanh khí phế quản là gì? 

Viêm thanh khí phế quản hay còn gọi chung là tình trạng dây thanh quản và khí quản bị tổn thương, dẫn đến sưng phù nề. Bệnh có thể gây tắc nghẽn đường hô hấp, khiến người bệnh khó thở và ho dữ dội. 

Bệnh viêm khí phế quản cấp thường gặp ở trẻ em từ 6 tháng – 5 tuổi. Đôi khi cũng có thể gặp ở các bé trên 3 tháng tuổi và trẻ em ở đội tuổi thanh thiếu niên. Bệnh ít gặp ở người lớn vì kích thước khí quản ở người trưởng thành lớn hơn, nên khi bị viêm mức độ sưng và phù nề không đủ để gây hẹp đường thở.

Cũng giống như nhiều bệnh lý về đường hô hấp khác, bệnh cũng được chia làm 2 nhóm: 

  • Viêm thanh khí phế quản cấp tính: Các triệu chứng của bệnh nhẹ, có thể được điều trị khỏi hoàn toàn trong vòng 2 – 3 tuần. 
  • Viêm thanh khí phế quản mãn tính: Đây là tình trạng cấp kéo dài trên 3 tuần, không được chữa dứt điểm và bệnh tái phát nhiều lần. 

2. Nguyên nhân gây viêm thanh khí phế quản

2.1. Do virus tấn công cơ thể 

50 - 75% các ca nhiễm bệnh do Virus Parainfluenza
50 – 75% các ca nhiễm bệnh do Virus Parainfluenza

Nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm thanh khí phế quản là do virus tấn công dây thanh quản và khí quản gây viêm nhiễm, nhiễm trùng. Trong đó, virus parainfluenza thường gặp nhất, chiếm khoảng 50 – 75% các ca nhiễm bệnh. Ngoài ra, còn một số loại virus có thể kể đến như: virus cúm nhóm A và B, enterovirus, virus hợp bào hô hấp, rhinovirus và adenovirus. 

Bệnh do vi khuẩn rất hiếm khi xảy ra. Hai loại vi khuẩn gây bệnh này có thể là vi khuẩn bạch cầu và Mycoplasma pneumoniae. 

2.2. Mắc hội chứng trào ngược dạ dày 

Trào ngược dạ dày cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm khí phế quản và viêm thanh quản. Vì lượng axit trong dạ dày bị đẩy ngược ra đến khoang miệng, khiến các niêm mạc bị bỏng và gây viêm nhiễm. 

2.3. Do dị ứng và kích ứng 

Môi trường ô nhiễm, nhiều bụi bẩn, khói bụi, không khí khô, thời tiết thay đổi đột ngột… là những tác nhân có thể khiến hệ hô hấp của trẻ bị dị ứng và kích ứng. Điều này dẫn đến các bệnh lý về đường hô hấp như viêm thanh khí phế quản. 

3. Triệu chứng bệnh viêm thanh khí phế quản 

Người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng bệnh sau: 

  • Nghẹt mũi, sổ mũi. 
  • Đau rát họng, họng sưng họng, khó nuốt. 
  • Khàn giọng hoặc bé khóc không ra tiếng. 
  • Sốt nhẹ. 
  • Ho nhiều, đặc biệt là khi ngủ. 
  • Khó thở, thở rít. 

4. Cách điều trị bệnh viêm thanh khí phế quản 

4.1. Chăm sóc tại nhà 

Bổ sung nhiều nước ấm có tác dụng giúp làm dịu và ẩm đường thở
Bổ sung nhiều nước ấm có tác dụng giúp làm dịu và ẩm đường thở

Do bệnh viêm thanh khí phế quản ở trẻ em phổ biến hơn thanh thiếu niên. Vì thế, khi trẻ bị bệnh, cha mẹ nên áp dụng những cách chăm sóc cho trẻ sau: 

  • Uống nhiều nước ấm: Đối với những bé đã biết uống nước, cha mẹ hãy cho bé uống nhiều nước ấm để làm ẩm và ấm vùng hầu họng, để giúp làm giảm triệu chứng bệnh. Còn với những trẻ chưa biết uống nước và còn bú sữa mẹ, thì mẹ hãy tăng cữ bú trong ngày cho bé. 
  • Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây kích thích hệ hô hấp: Cha mẹ nên thường xuyên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, đồ chơi của trẻ và cho trẻ đeo khẩu trang cẩn thận khi cần đi ra ngoài. 
  • Duy trì độ ẩm ổn định trong không gian sống: Hệ hô hấp dễ bị kích ứng dẫn đến viêm nhiễm hơn khi không khí khô. Vì thế vào những ngày độ ẩm xuống thấp, hoặc nếu trong nhà sử dụng điều hòa, thì cha mẹ nên dùng thêm máy tạo độ ẩm cho bé.  
  • Vệ sinh tay sạch sẽ: Cha mẹ cần lưu ý vệ sinh tay sạch sẽ khi cho bé ăn hoặc cho bé ăn, để tránh bệnh trở nên nặng hơn. 

4.2. Dùng Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh 

Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh là thuốc đông y trị ho cao cấp; lành tính, an toàn và hiệu quả cho trẻ nhỏ. Sản phẩm đáp ứng được các tiêu chí chất lượng khắt khe của Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế. Do đó, khi trẻ bị viêm thanh khí phế quản cha mẹ có thể sử dụng sản phẩm này để hỗ trợ trị bệnh.

Các vị dược liệu trong Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh có tác dụng trừ ho, bổ phế, kháng khuẩn, chống viêm, giữ ấm và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Vì thế, sản phẩm không chỉ giúp điều trị các triệu chứng của bệnh, mà còn tăng cường sức đề kháng cho hệ hô hấp để ngăn ngừa bệnh tái phát. 

Thuốc ho Bảo Thanh là thuốc không cần kê đơn, nên cha mẹ có thể cho bé sử dụng tho bé theo hướng dẫn sử dụng trên bao bì. Sau khi sử dụng 3 – 5 ngày sẽ thấy các triệu chứng bệnh của bé biến mất, song cha mẹ cần cho bé dùng hết liều thuốc để trị khỏi bệnh tận gốc. 

Ngoài ra, với thành phần gồm các vị dược liệu quý kết hợp với các vị thuốc nam vốn được sử dụng phổ biến trong dân gian, nên Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh còn có thể sử dụng để tăng cường sức đề kháng cho bé, ngay cả khi bé không mắc bệnh. Mỗi ngày cha mẹ cho bé uống 2 ly nước ấm pha với siro bổ phế Bảo Thanh, uống ngay sau khi thức dậy và trước khi đi ngủ. Sau một thời gian sử dụng, cha mẹ sẽ thấy bé khỏe mạnh và giảm hẳn các bệnh lý về đường hô hấp. 

4.3. Dùng thuốc tây y 

Các loại thuốc tây y chữa viêm thanh khí phế quản thường được sử dụng trong trường hợp bé mắc bệnh nặng, áp dụng những cách chăm sóc tại nhà nhưng tình trạng bệnh không có tiến triển tốt. Khi đó, dựa vào tình trạng sức khỏe và nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc như sau: 

  • Thuốc kháng viêm
  • Thuốc chống dị ứng
  • Thuốc trào ngược dạ dày
  • Thuốc kháng sinh

Cha mẹ lưu ý, việc sử dụng thuốc tây y cần phải có sự chỉ định của bác sĩ. Cha mẹ không tự ý sử dụng thuốc cho trẻ, để tránh những tác dụng phụ của thuốc. 

4.4. Hướng dẫn sơ cứu khi trẻ thở rít 

Nếu bé đột nhiên thở rít hoặc thở nhanh, cha mẹ hãy làm như sau: 

  • Cho bé ngồi thẳng dậy hoặc nằm gối cao. 
  • Bật nước ấm trong phòng tắm và xả nước nóng trong phòng tắm kín, đợi cho đến khi hơi nước nóng khiến phòng tắm bị mờ đi, thì cho bé vào đó hít thở ít nhất 10 phút. 
  • Trong lúc chờ nước nóng, cha mẹ nên bật máy làm ẩm không khí hoặc nhúng khăn vào nước ấm, sau đó vắt khô và đặt khăn lên mũi miệng bé để bé hít thở. 

Sau khi áp dụng phương pháp trên, phần lớn các bé sẽ tự ổn định lại và có thể ngủ ngon hơn.

5. Bệnh viêm thanh khí phế quản khi nào cần đến cơ sở y tế thăm khám? 

Cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để gặp bác sĩ, khi trẻ xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo sau: 

  • Họng sưng đau dẫn đến khó nuốt. 
  • Khó thở, thở rít lặp lại nhiều lần, cơ thể tím tái.
  • Tình trạng thở rít không được cải thiện sau khi áp dụng biện pháp sơ cứu khoảng 20 phút. 
  • Số kéo dài hơn 3 ngày. 
  • Bé ốm yếu, mệt mỏi.
  • Các triệu chứng bệnh kéo dài hơn 10 ngày. 

6. Cách phòng ngừa bệnh viêm thanh khí phế quản 

Tránh nói nhiều, nói to và la hét quá mức
Tránh nói nhiều, nói to và la hét quá mức

Để phòng bệnh ở trẻ em, cha mẹ cần thực hiện theo hướng dẫn sau: 

  • Hạn chế tối đa tiếp xúc với các tác nhân gây kích thích đường thở. 
  • Hạn chế trẻ nói to, nói liên tục và la hét quá mức. 
  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với những người đang có dấu hiệu mắc bệnh. 
  • Hạn chế cho bé ăn đồ cay nóng, đồ chua và đồ lạnh. 
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường các loại rau xanh và hoa quả tươi cho bé. 
  • Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng họng khi thay đổi thời tiết, trời lạnh. 

Hi vọng sau bài viết trên, cha mẹ đã hiểu rõ hơn về bệnh viêm thanh khí phế quản, cũng như biết cách chăm sóc cho trẻ khi trẻ mắc phải bệnh lý này. Nếu cha mẹ còn câu hỏi nào thắc mắc, hãy để lại dưới bài viết, đội ngũ chuyên gia của Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh sẽ giúp cha mẹ giải đáp cụ thể. 

5/5 - (5 bình chọn)
Nguồn tham khảo / Source

Thuốc Ho Bổ Phế Bảo Thanh chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập

Đặt câu hỏi cho chuyên gia:
0 bình luận