Bé bị viêm phế quản nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Khi bé bị viêm phế quản nên ăn gì và kiêng những thực phẩm gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp cha mẹ xây dựng chế độ ăn uống khoa học tốt nhất cho sức khỏe của bé, giúp đẩy lùi các triệu chứng của bệnh viêm phế quản. 

tre-viem-phe-quan-nen-an-gi

1. Trẻ bị viêm phế quản nên ăn gì? 

1.1. Rau xanh 

Trong rau xanh có chứa nhiều vitamin, khoáng chất, cũng như các chất chống oxy hóa, chất xơ… có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Do đó, cha mẹ nên bổ sung vào chế độ ăn của con nhiều rau xanh, để sức khỏe bé nhanh hồi phục, chống lại các tác nhân gây bệnh và hỗ trợ đẩy lùi bệnh. 

Một số loại rau củ cha mẹ nên tăng cường cho bé như: rau có màu xanh đậm, súp lơ, rau bina, cà chua, ớt chuông, bí đỏ…. 

1.2. Hoa quả tươi 

Tương tự như rau xanh, hoa quả cũng có chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Các vitamin C, A, E trong hoa quả có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện tình trạng viêm phế quản. Đặc biệt, vitamin A và vitamin E còn có tác dụng hỗ trợ hoạt động của phổi, giúp chống hình thành histamin, giảm nguy cơ ứng dịch trong phế quản. 

Vì thế cha mẹ nên cho bé ăn nhiều hoa quả như: cam, quýt, bưởi, nho, táo, dâu tây, việt quất, kiwi….

1.3. Sữa và các chế phẩm từ sữa 

Trong sữa và các chế phẩm từ sữa có chữa hàm lượng canxi, protein, vitamin D có tác dụng hỗ trợ viêm nhiễm phế quản hồi phục nhanh hơn. Tuy nhiên, cha mẹ nên chọn các loại sữa có hàm lượng chất béo thấp, để tránh tình trạng béo phì ở trẻ. 

Trong các chế phẩm từ sữa, cha mẹ nên cho bé ăn nhiều sữa chua. Vì trong sữa chưa có nhiều lợi khuẩn tốt cho đường ruột và hệ tiêu hóa. Đồng thời, hàm lượng vitamin E trong sữa chua là hoạt chất chống oxy hoa tự nhiên, có tác dụng giúp chống viêm ở phế quản hiệu quả. 

1.4. Các loại thịt giàu protein 

Các thực phẩm giàu protein sẽ cung cấp năng lượng cho cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch để chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Vì thế, cha mẹ nên tăng cường các thực phẩm giàu protein như: thịt lợn, thịt gia cầm, trứng, đậu… trong chế độ ăn hàng ngày của trẻ. 

1.5. Uống nhiều nước 

Uống nhiều nước giúp quá trình trao đổi chất của cơ thể hoạt động tốt hơn, làm giảm lượng đờm nhầy trong cơ thể và tống chất đờm dư thừa ra khỏi cơ thể dễ dàng hơn. Đặc biệt trong trường hợp viêm phế quản kèm theo sốt khiến bé bị mất nước, phụ huynh cần cho bé uống nhiều nước để bù đủ lượng nước cho bé. Tốt nhất cha mẹ nên cho bé uống nước ấm, có thể thay thế bằng các loại nước ép hoa quả, nước canh, trà ấm. 

Theo các chuyên gia y tế, khi trẻ bị viêm phế quản cha mẹ nên cho bé uống siro Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh pha với nước ấm 2 lần/ngày, vào thời điểm trước khi đi ngủ và buổi sáng ngay sau khi trẻ thức dậy. Trong siro bổ phế Bảo Thanh chứa các thành phần dược liệu có tác dụng hỗ trợ tiêu diệt các vi sinh vật gây hại, chống viêm, làm loãng đờm và tiêu đờm, trừ ho, hỗ trợ làm lành các niêm mạc bị tổn thương và giúp tăng cường sức đề kháng của hệ hô hấp. Do đó, sản phẩm này có tác dụng tích cực trong hỗ trợ điều trị viêm phế quản. 

Ngoài ra, cha mẹ còn có thể cho bé uống siro bổ phế Bảo Thanh với nước ấm vào thời điểm giao mùa, trời lạnh, ngay cả khi bé khỏe mạnh để tăng cường sức đề kháng của hệ hô hấp. Từ đó giúp ngăn ngừa các bệnh lý viêm đường hô hấp hiệu quả. 

2. Trẻ bị viêm phế quản kiêng ăn gì? 

2.1. Thịt chế biến sẵn 

Các nghiên cứu cho thấy, những loại thịt chế biến sẵn như xúc xích, thịt nguội, thịt xông khói… có thể khiến cho tình trạng viêm nhiễm phế quản của trẻ trở nên nặng hơn. Do đó, cha mẹ nên hạn chế các loại thực phẩm này cho đến khi tình trạng bệnh của bé được điều trị khỏi hoàn toàn. 

2.2. Thịt đỏ 

Khi trẻ bị viêm phế quản, phụ huynh cũng nên tránh chế biến các món ăn từ các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt trâu, thịt cừu…. Bởi vì các loại thực phẩm này có thể khiến cho tình trạng viêm nhiễm trở nên xấu hơn. Thay vào đó cha mẹ nên cho bé ăn các loại thịt gia cầm, cá hồi, cá thu…. 

2.3. Đồ ăn nhiều dầu mỡ 

Trong các đồ ăn nhiều dầu mỡ có chứa nhiều chất béo bão hòa, chất oxy hóa không tốt cho sức khỏe của trẻ. Ngoài ra, các thực phẩm này còn có thể khiến triệu chứng và đờm của trẻ nặng hơn. 

2.4. Đồ ăn nhiều muối 

Khi phế quản bị viêm, đường thở sẽ bị hẹp ảnh hưởng đến việc cung cấp oxy cho cơ thể. Lúc này tim phải đập nhanh hơn để bơm đủ máu đến các cơ quan trong cơ thể. Nếu ăn các thực phẩm nhiều muối, sẽ làm loãng máu khiến việc bơm máu gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, muối còn giữ nước trong mô phế quản, làm chậm quá trình phục hồi sau viêm. Do đó, cha mẹ nên hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều muối trong chế độ ăn của bé. 

2.5. Lẩu, ớt, tiêu… cay nóng 

Các loại thực phẩm này sẽ kích thích niêm mạc phế quản, khiến các triệu chứng của bệnh trở nên nặng hơn. Do đó, cần hạn chế các loại thực phẩm này khi bé bị viêm nhiễm phế quản. 

2.6. Bánh kẹo, đồ ngọt 

Các loại thực phẩm này sẽ khiến cho hàm lượng đường trong cơ thể trẻ tăng cao, khiến phế quản viêm nặng, gây tắc nghẽn phế quản và khó thở cho trẻ. Vì vậy, cha mẹ cần tránh cho bé ăn các loại bánh kẹo, đồ ngọt, đồ nhiều đường. 

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Do đó, cha mẹ cần ghi nhớ danh sách các thực phẩm trẻ nên và không nên ăn khi bị viêm phế quản, điều này sẽ giúp cha mẹ chăm sóc bé được tốt nhất. 

Đánh giá cho bài viết này
Nguồn tham khảo / Source

Thuốc Ho Bổ Phế Bảo Thanh chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập

Đặt câu hỏi cho chuyên gia:
0 bình luận