Viêm phế quản – Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị

Viêm phế quản là một trong những bệnh lý về đường hô hấp phổ biến, có thể gặp ở mọi đối tượng, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già và những người có sức đề kháng kém. Bệnh viêm phế quản gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hàng ngày, nên cần nhanh chóng xác định nguyên nhân gây bệnh để đưa ra được cách điều trị hiệu quả nhất. 

Viêm phế quản là một trong những bệnh lý về đường hô hấp phổ biến, có thể gặp ở mọi đối tượng
Viêm phế quản là một trong những bệnh lý về đường hô hấp phổ biến, có thể gặp ở mọi đối tượng

Mục lục bài viết

1. Viêm phế quản là gì?

Viêm phế quản được xếp vào nhóm bệnh về đường hô hấp dưới. Khi mắc bệnh này, lớp niêm mạc của ống phế quản bị kích ứng hoặc nhiễm trùng, gây sưng đau và viêm nhiễm. Bệnh được chia thành hai nhóm, gồm: 

  • Viêm phế quản cấp tính: Tình trạng viêm nhiễm nhẹ, kéo dài khoảng 2 – 3 tuần và dễ dàng điều trị bệnh dứt điểm. 
  • Viêm phế quản mãn tính: Bệnh kéo dài hơn 3 tuần hoặc hơn, bệnh tái phát nhiều lần khó điều trị dứt điểm và nghiêm trọng hơn nhiều so với cấp tính. 

2. Nguyên nhân gây viêm phế quản

  • Môi trường sống hoặc làm việc ô nhiễm, có chứa nhiều bụi bẩn, hóa chất độc hại… sẽ khiến những người tiếp xúc có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn. Ngoài ra, những người có cơ địa dị ứng với phấn hoa, lông động vật cũng sẽ dễ mắc bệnh, nhất là vào những khi thời tiết giao mùa. 
  • 90% các trường hợp mắc bệnh là do bị nhiễm khuẩn hoặc nhiễm virus. Trong đó, hai loại virus gây bệnh phổ biến là virus cúm gia cầm và virus đại thực bào. 
  • Hệ miễn dịch của cơ thể có nhiệm vụ như tấm khiên chắn chống lại sự tấn công của các loại virus, vi khuẩn gây bệnh. Khi sức đề kháng yếu, cơ thể dễ bị các tác nhân gây hại xâm nhập và gây bệnh. Nếu sức khỏe của người bệnh quá yếu, thì rất có thể chuyển sang mãn tính. 
  • Trào ngược thực quản dạ dày sẽ gây tổn thương lớp niêm mạc lót trong phế quản, làm tăng nguy cơ bị virus, vi khuẩn tấn công. Bệnh thường xuất hiện kèm theo các dấu hiệu gồm ợ nóng, ợ chua, buồn nôn, tiết nhiều nước bọt…. 
  • Các hợp chất gây hại trong thuốc lá, đặc biệt là nicotin sẽ khiến chức năng của phế quản bị suy giảm. Từ đó làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, dẫn đến nhiều căn bệnh về đường hô hấp. 

3. Triệu chứng viêm phế quản

Phần lớn người bệnh đều sẽ xuất hiện các triệu chứng sau: 

Ngoài ra, trong một số trường hợp còn xuất hiện thêm các triệu chứng gồm: 

  • Khàn tiếng. 
  • Đỏ mắt. 
  • Nghẹt mũi, sổ mũi. 
  • Phát ban và sưng hạch bạch huyết. 

4. Cách chữa trị bệnh viêm phế quản tại nhà

Đây là một bệnh lý không quá nguy hiểm, nếu người bệnh sớm được điều trị đúng cách thì bệnh sẽ nhanh khỏi. Tuy nhiên, nếu chủ quan không trị bệnh, không trị bệnh dứt điểm hoặc chữa bệnh không đúng cách, thì có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm về sức khỏe. Dưới đây là 8 cách trị viêm phế quản tại nhà:

4.1. Dùng Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh 

thuoc-ho-bo-phe-bao-thanh
Thuốc Ho Bổ Phế Bảo Thanh – Giảm Ho Và Bổ Phế

Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh là sản phẩm chăm sóc sức khỏe quen thuộc trong nhiều gia đình, đặc biệt là tại những địa phương có mùa lạnh hoặc trong các gia đình có trẻ nhỏ, người già hoặc những người sức đề kháng yếu do mắc các bệnh nền. Với thành phần gồm các vị dược liệu quý và các vị thuốc được dùng phổ biến trong dân gian như Xuyên bối mẫu, Tỳ bà diệp, Cát cánh, Bán hạ, Cam thảo, Bạc hà, Mật ong, vỏ Quýt… Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh có tác dụng điều trị các triệu chứng ho khan, ho có đờm, ho dai dẳng của bệnh viêm phế quản. 

Các vị dược liệu trong sản phẩm này còn có công dụng kháng khuẩn, chống viêm, giúp làm dịu các niêm mạc bị tổn thương và ngăn ngừa các virus, vi khuẩn gây hại tấn công phế quản. Đồng thời, giúp cải thiện hệ hô hấp nói riêng và hệ miễn dịch của cơ thể nói chung. Do đó, Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh có tác dụng hỗ trợ tích cực trong điều trị các bệnh viêm đường hô hấp. 

Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh là thuốc đông dược cao cấp không cần kê đơn, đã được kiểm duyệt chặt chẽ bởi Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế. Sản phẩm an toàn cho trẻ em, phụ nữ có thai trên 3 tháng và đang cho con bú, người mắc cao huyết áp hoặc bị đau dạ dày. Đối với những bệnh nhân tiểu đường, Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh có viên ngậm được bào chế dưới dạng kẹo cứng Lozenge không chứa đường – viên ngậm Bảo Thanh NS, vừa phát huy hiệu quả mà không lo đến hàm lượng đường trong cơ thể tăng cao. 

4.2. Gừng và rễ chè 

Bài thuốc từ gừng, rễ chè và bổ sung thêm mật ong đã được sử dụng rộng rãi trong dân gian để trị bệnh. Các nguyên liệu này đều chứa các hoạt chất có tính kháng khuẩn, chống viêm giúp cải thiện tình trạng ống phế quản đang bị viêm nhiễm. 

Cách thực hiện: 

  • Chuẩn bị 50g gừng tươi và 100g rễ chè, đem rửa sạch và để ráo nước. 
  • Gừng thái thành lát mỏng. 
  • Cho rễ chè và gừng vào ấm. Thêm một lượng nước vừa đủ và sắc trong khoảng 30 phút. 
  • Đợi hỗn hợp nguội bớt thì chắt lấy nước, cho thêm một chút mật ong và khuấy đều. Sau đó cho vào lọ thủy tinh, đậy nắp kín và bảo quản trong tủ lạnh để dùng dần. 
  • Mỗi ngày uống khoảng 20ml hỗn hợp trên và uống 2 lần để có được hiệu quả tốt nhất. 

4.4. Tỏi, giấm ăn và đường đỏ 

Các triệu chứng của bệnh viêm phế quản cũng sẽ được cải thiện đáng kể khi áp dụng bài thuốc nam có nguyên liệu gồm tỏi, giấm ăn và đường đỏ. Đối với bài thuốc này, bạn thực hiện như sau: 

  • Bóc vỏ 500g tỏi tươi, rồi đem giã nát và cho vào lọ thủy tinh.
  • Thêm 50g giấm ăn, 200g đường đỏ vào lọ thủy tinh. Đậy nắp kín và đợi 15 ngày. 
  • Sau 15 ngày, bạn có thể dùng hỗn hợp trên để uống. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 15ml.

4.4. Uống thuốc ho tây y được kê đơn 

Sử dụng các loại thuốc do bác sỹ kê đơn
Sử dụng các loại thuốc do bác sỹ kê đơn

Nhóm thuốc ho có tác dụng giảm ho, giúp giảm tổn thương cổ họng do các phản xạ ho gây ra, đồng thời giúp người bệnh ngủ ngon hơn vào ban đêm. Các bệnh nhân khi bị ho quá nhiều khiến mất ngủ, ăn kém sẽ được chỉ định một số loại thuốc trị ho gồm: codeine, pholcodine, calyptin, neo-codion, ambroxol, bromhexin, natri benzoat…. 

4.6. Uống thuốc giãn phế quản 

Thuốc giãn phế quản có công dụng làm sạch đờm nhầy trong phế quản, từ đó giúp người bệnh dễ thở hơn. Dựa vào tình trạng phế quản mà bác sĩ sẽ kê các loại thuốc uống giãn phế quản phù hợp. Một số loại thuốc phổ biến có thể kể đến như: thuốc cường beta 2 adrenergic, thuốc kháng cholinergic, thuốc ức chế phosphodiesterase 4…. 

4.7. Uống thuốc kháng sinh 

Thuốc kháng sinh được chỉ định khi bệnh do vi khuẩn gây ra. Còn đối với bệnh do virus thì thuốc kháng sinh sẽ không phát huy hiệu quả. Việc sử dụng thuốc kháng sinh cần phải tuân theo chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý dùng thuốc vì có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. 

4.8. Sử dụng một số loại thuốc khác 

Tùy theo tình trạng bệnh, bác sĩ có thể kê thêm một số loại thuốc giúp chống dị ứng, kháng viêm cho người bệnh sử dụng. Tuy nhiên, để kê đúng thuốc thì người bệnh cần phải được thăm khám tại các cơ sở y tế, để chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh chính xác. 

5. Bị viêm phế quản khi nào nên đi gặp bác sĩ? 

Khi xuất hiện các triệu chứng sau, thì bạn cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và có phác đồ điều trị kịp thời: 

  • Kéo dài hơn 3 tuần. 
  • Sốt cao. 
  • Ho có đờm, trong đờm có lẫn máu. 
  • Khó thở. 

6. Các biện pháp phòng ngừa 

Luôn đeo khẩu trạng khi đi ra ngoài
Luôn đeo khẩu trạng khi đi ra ngoài

Để ngăn ngừa bệnh, bạn cần phải lưu ý một số vấn đề sau trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày: 

  • Không hút thuốc lá hoặc đứng gần những khu vực có khói thuốc. 
  • Thường xuyên vệ sinh môi trường sống sạch sẽ. 
  • Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài để tránh các tác nhân gây hại trong không khí. 
  • Sử dụng máy làm ẩm không khí trong gia đình khi độ ẩm trong môi trường giảm, hoặc khi dùng điều hòa. 
  • Uống nhiều nước ấm, nên dùng nước ấm pha thêm với siro Bảo Thanh để tăng hiệu quả phòng trị ho 
  • Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh. 

Với những thông tin về bệnh viêm phế quản được Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh chia sẻ trong bài viết trên. Tin chắc rằng bạn đã có được những kiến thức cần thiết để phòng và điều trị bệnh. Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh. 

5/5 - (8 bình chọn)
Nguồn tham khảo / Source

Thuốc Ho Bổ Phế Bảo Thanh chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập

Đặt câu hỏi cho chuyên gia:
0 bình luận