6 cách trị ho bằng lá ngải cứu ít người biết

Ngải cứu là vị thuốc được sử dụng phổ biến trong đông y để trị bệnh, bao gồm chữa ho. Để hiểu rõ hơn về cách trị ho bằng lá ngải cứu, bạn hãy theo dõi 6 cách dùng thảo dược này để trừ ho được chia sẻ trong bài viết dưới đây. 

Mục lục bài viết

1. Công dụng trị ho của lá ngải cứu 

cách trị ho bằng lá ngải cứu ít người biết

Trong đông y, ngải cứu còn có nhiều tên gọi khác như: thuốc cứu, điềm ngải, nhã ngải, y thảo, chích thảo, ngải nhung…. Dược liệu này có vị đắng, tính ấm, mùi thơm nồng; có tác dụng thảo độc, thanh nhiệt, giảm đau, trừ phong thấp, điều hòa khí huyết, cầm máu và lợi tiểu. 

Theo y học hiện đại, lá ngải cứu chứa các thành phần có tính kháng khuẩn, kháng viêm cao nên có tác dụng hiệu quả trong điều trị ho và các bệnh lý viêm đường hô hấp hấp như: viêm phế quản, viêm xoang, viêm họng…. 

Ngoài ra, các nhà khoa học còn tìm thấy trong thảo dược này các hoạt chất có lợi như: Tricosanol, cineol, dehydro matricaria este, tetradecatrilin… và tinh dầu. Những thành phần này có tác dụng giảm kích thích trong họng như sưng đau, ngứa rát…. Từ đó giúp cải thiện tình trạng ho hiệu quả. 

2. Cách trị ho bằng lá ngải cứu 

2.1. Giã nát chắt lấy nước uống 

Dùng lá ngải cứu tươi giã nát rồi chắt lấy nước để uống là bài thuốc trừ ho, tiêu đờm, giảm ngứa rát cổ họng tốt mà không gây ra tác dụng phụ. Bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn sau: 

  • Rửa sạch 30g ngải nhung, ngâm với nước muối loãng khoảng 15 phút. Sau đó rửa lại một lần nữa với nước sạch rồi để ráo nước. 
  • Cho dược liệu vào cốt để giã nát cùng với một ít muối. 
  • Chắt lấy phần nước cốt để ngậm và nuốt từ từ. 
  • Thực hiện mỗi ngày 1 – 2 lần. 

2.2. Dùng lá ngải cứu khô 

Cách dùng ngải nhung khô chữa ho không chỉ có tác dụng đẩy lùi các cơn ho hiệu quả, mà các thành phần trong dược liệu này đi vào mũi và cổ họng còn giúp thông thoáng đường thở. Từ đó giúp việc hít thở dễ dàng hơn, hỗ trợ hạ sốt và giải cảm trong trường hợp bị ho sốt, cảm lạnh, cảm cúm. 

Cách thực hiện: 

  • Chuẩn bị 50g ngải nhung, lấy cả thân và lá đem rửa sạch, để ráo nước rồi phơi trong bóng râm cho đến khô. 
  • Khi thuốc đã khô, thì cho vào một chiếc bát sứ để đốt. 
  • Người bệnh hít lấy khói thuốc để hơi thuốc xâm nhập vào cơ thể và giúp cắt cơn ho. 
  • Thực hiện ngày 1 lần. 

2.3. Xông hơi 

Xông hơi bằng lá thuốc là cách được đông y áp dụng phổ biến để điều trị các bệnh viêm đường hô hấp hoặc cảm sốt. Hơi nước nóng có kèm theo các hoạt chất lợi có lợi trong thảo dược, khi đi vào cơ thể sẽ tác động vào vị trí bị viêm hoặc kích ứng. Điều này sẽ giúp giảm viêm, hỗ trợ làm lành các niêm mạc bị tổn thương. Từ đó làm giảm tình trạng họng bị đau rát, ngứa ngáy, tiêu đờm và trừ ho hiệu quả. 

Cách thực hiện: 

  • Chuẩn bị: 20g nhã ngải; lá bưởi và khuynh diệp mỗi vị 10g; một ít muối hạt. 
  • Các thảo dược đem rửa sạch, ngâm với nước muối loãng khoảng 15 phút, sau đó rửa sạch lại với nước và để ráo nước. 
  • Đem các vị thuốc phơi khô trong bóng râm và gió cho héo bớt. Bạn cũng có thể dùng lá tươi để xông hơi. 
  • Sau đó cho các dược liệu và cối giã nát, rồi cho vào nổi cùng với 1 lít nước đun sôi. 
  • Dùng nước thuốc trên để xông hơi trong 30 phút. Khi nước thuốc đã nguội thì có thể đun lại một lần nữa để tắm. 
  • Thực hiện 1 lần/ngày. 

2.4. Lá ngải cứu hấp trứng gà 

Bài thuốc này có tác dụng trừ ho, giải cảm, hạ sốt, giảm đau nhức đầu, nghẹt mũi và sổ mũi hiệu quả. Đồng thời, phương thuốc này còn giúp bồi bổ sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch, có thể áp dụng cho cả trẻ em và người lớn.

Cách thực hiện: 

  • Chuẩn bị: 20g nhã ngải và 1 quả trứng gà ta. 
  • Rửa sạch lá nhã ngải, ngâm với nước muối khoảng 10 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch, để ráo nước rồi thái nhỏ vừa ăn và cho vào bát. 
  • Đập trứng gà vào bát, rồi đem hấp cách thủy khoảng 45 – 60 phút hoặc bạn có thể cho vào nồi và ninh nhừ. 
  • Ăn cả nước và cái vào buổi tối trước khi đi ngủ để có hiệu quả tốt nhất. 

2.5. Ngải cứu kết hợp sả, tần dày lá, tía tô 

Bài thuốc này có tác dụng trừ ho, tiêu đờm, giảm đau rát và ngứa ngáy cổ họng, ức chế và tiêu diệt các vi khuẩn gây hại. Ngoài ra, nhờ thành phần lá sả và lá tía tô, bài thuốc này có tác dụng thúc đẩy quá trình làm lành vết thương, hạ sốt và giải cảm hiệu quả. 

Cách thực hiện: 

  • Các vị thuốc chuẩn bị theo tỉ lệ 1:1, đem rửa sạch, ngâm với nước muối khoảng 10 – 15 phút, rồi rửa lại bằng nước sạch. 
  • Sau đó cho tất cả các nguyên liệu vào nồi đun với khoảng 600ml nước lọc. Khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa, cho đến khi nước cạn lại còn 1/3 thì tắt bếp. 
  • Chắt lấy nước uống khi còn ấm, mỗi ngày uống 2 lần. 

2.6. Ngải cứu kết hợp cam thảo, cúc tần, bách bộ, tơ hồng vàng 

Bài thuốc này phát huy hiệu quả tốt trong điều trị ho do thay đổi thời tiết, cảm cúm, viêm phổi, viêm phế quản. Ngoài ra, còn có tác dụng bổ phổi, nhuận phế, làm ấm phổi và tăng cường sức khỏe cho hệ hô hấp. 

Cách làm như sau: 

  • Các loại thảo thược trên chuẩn bị theo tỉ lệ bằng nhau, đem rửa sạch, ngâm với nước muối loãng, sau đó rửa lại với nước sạch. 
  • Cho các vị thuốc vào ấm sắc với 800ml. 
  • Đun nhỏ lửa cho đến khi nước cạn còn 400ml. 
  • Chia nước thuốc thành 2 phần và uống hết trong ngày. 

Bài viết trên đã giới thiệu đến bạn 6 cách làm mang lại hiệu quả tốt. Tuy nhiên, để phát huy tối đã công dụng chữa ho của thảo dược này, bạn cần phải chọn được nguyên liệu chất lượng tốt, không có chứa dư lượng thuốc trừ sâu hoặc nhiễm các chất gây hại cho sức khỏe khác. 

Chính vì vậy, mặc dù ngải nhung giúp chữa ho tốt, song các chuyên gia y tế luôn khuyên người bị ho nên dùng các loại thuốc đông dược cao cấp trị ho được kiểm nghiệm chất lượng và cấp phép bởi Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế như Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh, để nhanh chóng cắt cơn ho, làm giảm các triệu chứng bệnh và giúp cải thiện sức đề kháng của hệ hô hấp. Thuốc ho Bảo Thanh được kế thừa và phát triển từ bài thuốc trị ho cổ phương Xuyên bối tỳ bà cao có lịch sử hơn 300 năm, lại được gia thêm các vị thuốc trị ho được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền. Do đó, sản phẩm này không chỉ có tác dụng trừ ho, mà còn hỗ trợ điều trị các bệnh viêm đường hô hấp và ngăn ngừa bệnh hiệu quả. Sản phẩm an toàn và lành tính nên sử dụng được cho cả trẻ em, người già, phụ nữ có thai và đang cho con bú. 

Đánh giá cho bài viết này
Nguồn tham khảo / Source

Thuốc Ho Bổ Phế Bảo Thanh chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập

Đặt câu hỏi cho chuyên gia:
0 bình luận