Viêm amidan hốc mủ – Nguyên nhân và cách phòng ngừa
Viêm amidan hốc mủ được xếp vào nhóm viêm amidan mãn tính, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề cho sức khỏe nếu không sớm được điều trị. Vậy viêm amidan hốc mủ có những triệu chứng bệnh như thế nào, cách chữa bệnh ra sao? Hãy cùng tìm hiểu thông tin chi tiết về bệnh lý này trong bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Bệnh viêm amidan hốc mủ là gì?
Viêm amidan hốc mủ là tình trạng amidan bị nhiễm trùng nặng, bệnh kéo dài hơn 3 tuần và là một thể của viêm amidan mãn tính. Khi bị mắc bệnh, quan sát khu vực amidan sẽ thấy các hốc amidan có các khối mủ vón thành cục giống như bã đậu. Vì thế, nhiều người thường gọi đây là bệnh viêm amidan bã đậu.
Trong khi ăn uống, nhai nuốt, thức ăn đi qua thành họng có thể gây cọ xát và khiến các kén mủ trong hốc amidan bật ra ngoài. Lúc này các kén mủ có màu trắng xanh lấm tấm và mùi rất hôi.
2. Triệu chứng viêm amidan hốc mủ
Khi người bệnh bị amidan hốc mủ, sẽ xuất hiện các triệu chứng sau:
- Đau rát cổ họng. Những người cố gắng khạc nhổ để giảm bớt khó chịu, thì sẽ càng khiến tình trạng đau rát nặng hơn.
- Amidan sưng đỏ, phù nề, xuất hiện dịch trắng ở bề mặt.
- Trong hốc amidan có mủ màu trắng hoặc xanh.
- Ho khan, ho có đờm.
- Có thể khạc đờm ra những hạt nhỏ lấm tấm có màu xanh hoặc trắng.
- Khàn giọng hoặc mất tiếng.
- Hơi thở có mùi hôi.
- Sốt, có thể sốt cao lên đến 40°C.
- Nước bọt tiết nhiều, bị đau khi há miệng lớn và khi nuốt.
3. Phân biệt viêm amidan hốc mủ với ung thư vòm họng
Khi mới chớm bị ung thư vòm họng, các triệu chứng của bệnh thường rất ít và khó phát hiện. Bệnh khi đã bước vào giai đoạn nặng hơn, thì mới có những triệu rõ ràng, cụ thể:
- Nghẹt mũi liên tục, chảy máu mũi, chảy mủ có máu.
- Đau đầu âm ỉ, sau đó trở nên dữ dội và cơn đau lan sang hai bên.
- Ù tai, có thể bị một bên hoặc cả hai bên.
- Nổi hạch ở góc hàm.
- Liệt dây thần kinh sọ.
Các triệu chứng của ung thư vòm họng nghiêm trọng hơn so với amidan bị viêm nhiễm có mủ. Bệnh nếu không được phát hiện sớm thì có thể gây nguy hiểm cho tính mạng.
4. Nguyên nhân gây viêm amidan hốc mủ
4.1. Do tác động của môi trường và thời tiết
Môi trường ô nhiễm, nhiều bụi bẩn, khói bụi, hóa chất gây kích thích và làm tổn thương amidan. Thời tiết thay đổi thất thường khiến virus, vi khuẩn phát triển mạnh tấn công vùng hầu họng.
Cả hai yếu tố trên kết hợp sẽ trở thành điều kiện lý tưởng để virus, vi khuẩn tấn công amidan gây nhiễm trùng, dẫn đến viêm amidan hốc mủ.
4.2. Lối sống không lành mạnh
Những thói quen xấu trong cuộc sống hàng ngày như: hút thuốc lá, uống rượu bia, ăn đồ cay nóng, đồ lạnh… đều có thể khiến niêm mạc amidan và họng bị tổn thương. Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus tấn công cổ họng, làm tăng nguy cơ bị viêm amidan mãn tính.
4.4. Do vệ sinh răng miệng không sạch sẽ
Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ hoặc không đúng cách sẽ khiến cho các virus, vi khuẩn trong khoang miệng phát triển mạnh mẽ. Chúng có thể tấn công amidan và gây viêm nhiễm nếu không được điều trị kịp thời.
4.4. Do virus, vi khuẩn tấn công amidan
Amidan nằm ở vị trí cửa họng, là nơi tiếp xúc với nhiều bụi bẩn, thức ăn nên rất dễ bị virus tấn công và vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới viêm amidan và có mủ.
4.5. Do cấu trúc amidan
Đặc thù cấu tạo của amidan cũng là một trong những nguyên nhân khiến cơ quan này dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây hại. Trên bề mặt amidan có nhiều hốc, lại là nơi giao thoa giữa đường ăn và đường thở, nên virus và vi khuẩn dễ tấn công vào các hốc mủ gây viêm.
4.6. Do amidan cấp tính không được chữa dứt điểm
Khi viêm amidan cấp tính không được chữa khỏi hoàn toàn, sẽ khiến bệnh kéo dài hơn và chuyển sang giai đoạn mãn tính. Và viêm amidan hốc mủ là một thể của giai đoạn mãn tính.
4.7. Do mắc bệnh lý về tai mũi họng
Các bệnh lý về tai mũi họng cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến viêm amidan có mủ. Vì ba cơ quan này có sự liên quan mật thiết với nhau, khi một trong ba có vấn đề nhưng không được điều trị kịp thời, thì có thể gây biến chứng ảnh hưởng đến hai cơ quan còn lại.
5. Cách điều trị bệnh viêm amidan hốc mủ
5.1. Dùng Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh
Thuốc ho bổ phế cao cấp Bảo Thanh là sản phẩm truyền thống của công ty Dược phẩm Hoa Linh, được kế thừa và phát triển từ bài thuốc cổ phương Xuyên bối tỳ bà cao đã được ứng dụng trong thực tiễn y học suốt hơn 3 thế kỷ qua; lại gia thêm các vị thuốc được sử dụng phổ biến trong đông y dân gian. Do đó, Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh không chỉ có tác dụng trừ ho, bổ phế, tiêu đờm, kháng khuẩn, chống viêm; mà còn có tác dụng tích cực trong điều trị các bệnh viêm đường hô hấp như viêm amidan hốc mủ.
Các thành phần dược liệu trong Thuốc ho Bảo Thanh có tác dụng loại bỏ virus, vi khuẩn gây bệnh; làm dịu các niêm mạc amidan bị kích thích và tổn thương; đồng thời bổ sung các dưỡng chất giúp tăng cường sức đề kháng cho hệ hô hấp. Nhờ đó góp phần đáng kể trong cải thiện tình trạng bệnh.
5.2. Áp dụng một số mẹo dân gian
Các biện pháp dân gian thường được áp dụng khi bệnh chưa diễn biến nặng. Một số cách giúp giảm triệu chứng bệnh hiệu quả bạn có thể áp dụng dưới đây.
- Súc miệng bằng nước muối: Nước muối có công dụng sát trùng, diệt khuẩn nên giúp tiêu diệt các vi khuẩn trong khoang miệng. Từ đó có thể giảm được các triệu chứng bệnh.
- Mật ong, gừng: Sự kết hợp giữa mật ong và gừng mang đến phương thuốc có tác dụng diệt khuẩn, tiêu viêm và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể hiệu quả. Bạn chỉ cần thái vài lát gừng tươi mỏng, trộn với một lượng mật ong vừa đủ rồi đem chưng cách thủy khoảng 10 – 15 phút. Sau đó uống hỗn hợp trên mỗi ngày 2 – 3 lần.
- Lá húng chanh: Hiệu quả kháng khuẩn của lá húng chanh rất tốt. Do đó bạn có thể dùng lá húng chanh để chưng cách thủy với đường phèn 15 – 20 phút và chắt lấy nước uống 2 – 3 lần/ngày.
5.4. Sử dụng thuốc tây y
Các loại thuốc tây y đặc trị được sử dụng cho người bệnh viêm amidan mủ gồm:
- Thuốc kháng sinh: Có đến 80% người mắc bệnh lý này sẽ được kê thuốc kháng sinh, để ức chế các vi khuẩn gây bệnh. Các loại thuốc được kê có thể kể đến như: nhóm kháng sinh Beta lactam gồm Iba mentin, Amoxicillin, Cephalosporin…; nhóm Macrolid gồm Erythromycin, Roxithromycin, Clarithromycin….
- Thuốc kháng viêm, giảm đau: Nhóm thuốc có tác dụng giảm viêm nhiễm, sưng đau amidan. Một số loại thuốc thường được chỉ định như: Alphamostryspin 4,2mg, Prednisolone 5mg….
- Thuốc giảm ho: Đối với những người bệnh bị ho thì sẽ được kê các thuốc ho như Codein, Toplexil, Bromhexin, Dextromethorphan.…
Ngoài các loại thuốc trên, bác sĩ có thể kê thêm các loại thuốc hạ sốt, thuốc giảm phù nề….
5.4. Cắt amidan
Phác đồ điều trị cuối cùng dành cho những bệnh nhân nặng, đó là cắt bỏ amidan. Biện pháp này được chỉ định khi các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả.
Tuy nhiên, không phải bệnh nhân nào cũng được chỉ định cắt amidan. Người bệnh cần được kiểm tra kĩ bởi bác sĩ chuyên khoa và khi có chỉ định từ bác sĩ thì mới có thể cắt amidan. Vì amidan đảm nhận vai trò cửa ngõ của cơ thể, chống lại tác tác nhân gây ảnh hưởng đến vòm họng và hệ hô hấp, nên việc cắt amidan có thể để lại một số ảnh hưởng với sức khỏe.
Xem thêm: 18 cách trị viêm amidan tại nhà
6. Cách phòng ngừa bệnh viêm amidan hốc mủ
Để phòng ngừa bệnh, bạn cần thực hiện theo những lời khuyên sau:
- Súc miệng bằng nước muối sinh lý hàng ngày.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ và đúng cách mỗi ngày.
- Uống nhiều nước ấm
- Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài.
- Giữ ấm tai, họng khi trời lạnh.
- Không nói to, la hét.
- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Hạn chế đồ cay nóng, đồ lạnh, đồ chua, chất kích thích….
- Rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên.
Viêm amidan hốc mủ cần sớm được điều trị để tránh gây ra những biến chứng cho sức khỏe. Vì thế khi bị amidan bị viêm bạn cần phải nhanh chóng trị dứt điểm, để tránh bệnh biến chứng. Theo các bác sĩ, ngay khi xuất hiện các dấu hiệu bị viêm đầu tiên, bạn nên dùng siro Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh pha với nước ấm và uống hàng ngày, để bệnh không có cơ hội triển triển nặng hơn.
Thuốc Ho Bổ Phế Bảo Thanh chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập