Đau họng cảnh báo bệnh gì? Nguyên nhân và cách chữa trị
Phần lớn các trường hợp đau họng đều sẽ tự khỏi trong vòng một tuần mà không cần phải uống thuốc điều trị. Tuy nhiên trong một số trường hợp nếu đau họng kéo dài hơn 10 ngày, thì có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe đang gặp vấn đề không ổn. Vậy triệu chứng trên cảnh báo bệnh gì và cách chữa đau họng như thế nào? Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây
Mục lục bài viết
1. Đau họng cảnh báo bệnh gì?
- Cảm lạnh, cảm cúm do virus và vi khuẩn là bệnh lý xuất hiện phổ biến vào thời điểm giao mùa, trời lạnh hoặc thời tiết thay đổi đột ngột.
- Do vi khuẩn streptococcus nhóm A gây ra, lúc này cổ họng bị sưng phù nề, gây khó khăn trong việc ăn uống, nuốt nước bọt.
- Chảy dịch máu mũi sau là tình trạng dịch đờm trong mũi quá nhiều nên chảy xuống sau cổ họng. Chất đờm nhầy có chứa nhiều virus, vi khuẩn sẽ gây kích ứng cổ họng, dẫn đến đau rát vùng hầu họng; kèm theo ho khan, ho có đờm, khàn tiếng, hôi miệng….
- Axit dịch vị trong dạ dày bị trào ngược ra cổ họng sẽ làm tổn thương lớp niêm mạc họng, khiến cổ họng đau.
- Bạch cầu đơn nhân là căn bệnh truyền nhiễm do virus Epstein-Barr gây ra. Khi mắc phải virus này, người bệnh sẽ bị đau rát cổ họng và có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe.
- Áp xe quanh amidan là biến chứng của viêm amidan. Lúc này tại gốc amidan sẽ xuất hiện các hốc mủ, khiến cổ sưng họng và đau nhức.
- Viêm amidan mãn tính cũng là nguyên nhân khiến vùng họng đau rát. Kèm theo đó là các triệu chứng có như ho khan kéo dài, sốt, hơi thở có mùi hôi khó chịu.
- Viêm họng mãn tính kéo dài không khỏi, bệnh tái đi tái lại nhiều lần là một trong những nguyên nhân khiến họng bị đau rát.
- Hội chứng hôi miệng bỏng rát có thể xuất phát từ một số vấn đề liên quan đến dây thần kinh. Người bệnh sẽ bị đau ở bên trong miệng, gồm đau má, môi, lưỡi, họng và vòm họng.
- Một số căn bệnh ung thư như ung thư vòm họng, ung thư thanh quản, ung thư thực quản… kèm theo đó là các vấn đề như: ho có đờm ra máu, khàn giọng, khó thở, ù tai, mệt mỏi, sút cân, chán ăn….
2. Triệu chứng viêm họng
Ngoài cảm giác đau rát ở vùng hầu họng, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng gồm:
- Niêm mạc họng sưng đỏ, phù nề.
- Hắt hơi, nghẹt mũi, sổ mũi, niêm mạc mũi bị sung huyết.
- Ho khan hoặc ho có đờm.
- Sốt, ớn lạnh.
- Khàn tiếng hoặc mất tiếng.
- Đau đầu, đau nhức toàn thân.
- Khó nuốt, ăn uống không ngon miệng.
3. Cách chữa đau họng tại nhà tức thì
Với ưu điểm hiệu quả, dễ thực hiện và hạn chế tối đa dùng thuốc tây y, những cách chữa bằng thuốc đông dược, mẹo dân gian đã và đang được rất nhiều người tin tưởng sử dụng.
3.1. Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh
Sử dụng Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh để điều trị bệnh rát cổ họng tại nhà, cũng như trị các triệu chứng khác của bệnh viêm họng như ho, cổ họng vướng đờm… là cách được nhiều người truyền tai nhau áp dụng khi gặp đường hô hấp gặp vấn đề. Vì đây là thuốc trị ho đông dược cao cấp được kế thừa và phát triển từ bài thuốc trị ho cổ phương Xuyên bối tỳ bà cao có lịch sử hơn 300 năm, lại được gia thêm các vị thuốc nam được sử dụng phổ biến trong dân gian; chất lượng Thuốc ho Bảo Thanh đã được kiểm nghiệm bởi Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế.
Sản phẩm phát huy công dụng chữa bệnh bằng cách làm dịu và dưỡng niêm mạc họng, bảo vệ họng khỏi các tác nhân kích thích, giúp giảm sưng đau và giảm cảm giác khó chịu do đau họng gây ra. Bên cạnh đó, các vị dược liệu trong Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh còn có tác dụng bổ phế, tăng cường sức đề kháng của cơ thể nói chung và hệ hô hấp nói riêng. Nhờ vậy giúp ngăn ngừa các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm phổi, viêm phế quản… hiệu quả.
Hiện tại, Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh có hai dạng bào chế gồm: siro ho và viên ngậm dạng kẹo cứng Lozenge. Mỗi dạng bào chế đều có những ưu điểm riêng để phù hợp với người sử dụng:
- Siro ho bổ phế Bảo Thanh: Bên cạnh uống trực tiếp có thể dùng để pha với nước ấm và uống hàng ngày để ngăn ngừa bệnh và tăng cường sức đề kháng, ngay cả khi cơ thể khỏe mạnh. Hiệu quả siro Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh phát huy tốt nhất khi uống trước lúc đi ngủ và sau khi thức dậy.
- Viên ngậm bổ phế Bảo Thanh dạng kẹo cứng Lozenge: Hàm lượng dược liệu cao được cô đặc trong viên thuốc nhỏ gọn, dễ mang theo bên mình để sử dụng. Đặc biệt có dạng viên ngậm Bảo Thanh NS (No Sugar) không đường dành cho người bị tiểu đường, kiêng đường hoặc không muốn nạp nhiều đường vào cơ thể.
3.2. Mật ong
Sử dụng mật ong để chăm sóc sức khỏe là thói quen từ bao đời nay của người Việt Nam, vì nguyên liệu này có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, giúp làm ấm cơ thể, có hiệu quả kháng khuẩn và chống viêm, hỗ trợ làm lành các niêm mạc bị tổn thương hiệu quả. Đối với cách này, bạn chỉ cần pha một ly nước ấm với 1 – 2 thìa mật ong, uống 2 lần/ngày vào lúc trước đi ngủ và sau khi thức dậy.
3.3. Quất chưng đường phèn
Quất có tác dụng nhuận phế, tiêu đờm; chứa nhiều vitamin C giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, hỗ trợ tiêu diệt virus và vi khuẩn gây bệnh. Còn đường phèn có tác dụng bổ phế và tiêu đờm. Kết hợp quất với đường phèn sẽ trở thành bài thuốc giúp giảm cảm giác đau rát và ngứa cổ họng rất tốt.
- Rửa sạch 3 – 5 quả quất xanh tươi, ngâm nước muối loãng khoảng 5 phút, rồi vớt ra để ráo nước.
- Bổ đôi quất xanh rồi trộn với một lượng đường phèn vừa đủ. Đem hấp cách thủy khoảng 15 – 20 phút.
- Đợi hỗn hợp nguội thì uống cả nước và cái mỗi ngày vài lần. Đối với trẻ nhỏ, các mẹ có thể chắt nước cho bé uống ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 1 – 2 thìa cà phê.
3.4. Nước chanh ấm
Chanh có chứa nhiều vitamin C giúp nâng cao hệ miễn dịch, hỗ trợ giảm sưng, loại bỏ các loại virus và vi khuẩn gây bệnh. Do đó, uống một ly nước chanh ấm sẽ giúp cải thiện tình trạng đau họng khá hiệu quả.
3.5. Dùng lê hấp táo tàu
Lê hấp táo tàu là cách làm dịu cơn đau tại nhà hiệu quả được áp dụng rộng rãi, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ bị đau rát họng. Lê có vị ngọt, giúp trị tiêu đờm, long đờm, thanh nhiệt và nhuận phế; còn táo tàu giúp tăng cường hệ miễn dịch để chống lại các tác nhân gây bệnh.
Cách dùng lê hấp táo tàu như sau:
- Lê rửa sạch và nạo bỏ phần ruột.
- Táo tàu cắt nhỏ và cho vào bên trong quả lê.
- Cho thêm vài lát gừng tươi và một ít đường phèn, rồi đem chưng cách thủy với lửa nhỏ khoảng 15 – 20 phút.
- Đợi nguội bớt thì dùng cả nước và cái khi còn ấm.
Cách trên áp dụng được cho cả trẻ nhỏ, phụ nữ đang mang bầu hoặc cho con bú.
3.6. Hành tây
Hành tây chứa đến 25 chất chống oxy hóa, có tác dụng chống viêm, giảm sưng đau, tăng cường sức đề kháng hiệu quả. Do đó, dùng hành tây cũng là cách được nhiều người áp dụng.
- Hành tây bóc vỏ, bổ hình múi cau rồi trộn với một ít đường phèn vừa đủ.
- Đem hỗn hợp trên hấp cách thủy khoảng 10 phút.
- Đợi hỗn hợp nguội thì lấy nước uống, mỗi ngày khoảng 2 lần.
3.7. Nghệ trị đau rát họng tại nhà
Thành phần chất curcumin trong nghệ tươi là một trong những hoạt chất tự nhiên có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm, ngừa nấm hàng đầu. Vì thế, khi họng bị đau thì có thể dùng nghệ tươi để làm giảm đau rát như sau:
- Trộn tinh bột nghệ với mật ong theo tỉ lệ 1:1.
- Bảo quản hỗn hợp trên trong bình thủy tinh đậy nắp kín.
- Khi dùng ngậm khoảng 1/3 thìa cà phê, mỗi ngày thực hiện 3 lần.
3.8. Húng quế
Dùng húng quế điều trị bệnh đau ngứa họng, viêm họng, nghẹt mũi… đã được sử dụng phổ biến trong dân gian hàng trăm năm qua. Vì húng quế có tác dụng thanh nhiệt, giảm đau, kháng khuẩn, chống viêm và chống nấm rất tốt.
- Rửa sạch 20g húng quế rồi giã nát, rồi đem hãm với 10ml nước sôi.
- Cho thêm 20g đường phèn vào trộn đều.
- Đợi cho đến đến khi đường phèn tan hết, thì lấy nước uống 2 lần/ngày.
3.9. Kha tử
Kha tử có chứa nhiều hoạt chất polysaccharide có tác dụng làm giảm đau rát và khó chịu ở cổ họng. Đồng thời các chất axit trong kha tử giúp tiêu diệt vi khuẩn gây đau họng khá tốt.
- Kha tử rửa sạch rồi bóc vỏ.
- Ngậm kha tử trong miệng trong khoảng 2 giờ, nuốt từ từ dịch tiết khuếch tán từ quả kha tử.
- Thực hiện mỗi ngày 2 lần.
Bạn có thể tham khảo thêm: 11 cách chữa viêm họng tại nhà
4. Cách phòng ngừa đau họng
- Không khí khô là một trong những tác nhân gây bệnh. Vì thế, hãy duy trì độ ẩm trong không gian sống ở mức ổn định. Nếu trong gia đình có sử dụng điều hòa, thì hãy dùng thêm máy tạo độ ẩm để tránh cho không khí trong phòng quá khô.
- Rượu bia, khói thuốc lá đều ảnh hưởng không tốt với cổ họng.
- Việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày góp phần loại bỏ những vi khuẩn, virus, nấm… có hại trong khoang miệng, ngăn không cho chúng tấn công vùng hầu họng. Vì thế, hãy đánh răng ít nhất 2 lần/ngày và dùng thêm nước súc miệng để bảo vệ răng nướu, cũng như vùng họng được tốt nhất.
- Đeo thói quen khi ra ngoài sẽ giúp ngăn ngừa bụi bẩn, khói bụi, virus, vi khuẩn… gây hại trong không khí tấn công vùng họng.
5. Bị đau họng khi nào nên đi gặp bác sĩ?
Nếu tình trạng kéo dài hơn 1 tuần không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên sớm đến cơ sở y tế để được thăm khám. Ngoài ra, khi bị xuất hiện kèm theo các dấu hiệu sau, thì cũng cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ:
- Sốt cao.
- Cổ họng sưng tấy, khó nói chuyện, ăn uống và hít thở gặp nhiều khó khăn.
- Cảm giác đau dữ dội ở một bên cổ họng và xuất hiện hạch bạch huyết.
- Tức ngực, khó thở và có cảm giác bị nghẹn ở cổ họng.
- Ù tai, khàn giọng kéo dài.
- Khạc nhổ thấy có đờm và máu.
- Mệt mỏi, chán ăn, sụt cân.
Bài viết trên của Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh đã cung cấp cho bạn rất nhiều thông tin hữu ích về bệnh đau họng. Hi vọng sẽ giúp ích được các bạn trong chăm sóc sức khỏe của bản thân và gia đình.
Thuốc Ho Bổ Phế Bảo Thanh chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập