Trẻ bị viêm amidan uống thuốc gì an toàn & hiệu quả

Trẻ bị viêm amidan uống thuốc gì giúp bé nhanh chóng khỏi bệnh và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Trong bài viết dưới đây, Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh tổng hợp một số loại thuốc thường được dùng để trị viêm amidan cho trẻ, nhằm giúp cha mẹ nắm được để chăm sóc trẻ được tốt nhất. 

Mục lục bài viết

1. Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh 

Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh là sản phẩm được các chuyên gia y tế khuyên cha mẹ nên sử dụng cho trẻ, khi trẻ mắc các bệnh lý viêm đường hô hấp như viêm amidan. Đây là thuốc đông dược cao cấp không kê đơn, nằm trong danh mục thuốc được cấp phép bởi Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế. Sản phẩm đã dành được nhiều giải thưởng cao quý như: Giải thưởng Ngôi sao thuốc Việt do Bộ Y tế trao tặng, Sản phẩm thuốc ho bổ phế được tin dùng số 1 do người tiêu dùng bình chọn nhiều năm liền, Hàng Việt Nam chất lượng cao, Thương hiệu nổi tiếng châu Á Thái Bình Dương… và nhiều giải thưởng khác. Do đó, cha mẹ hoàn toàn có thể yên tâm dùng siro bổ phế Bảo Thanh cho trẻ khi bị viêm nhiễm amidan. 

Sản phẩm Thuốc ho Bảo Thanh có tác dụng bổ phế, trừ ho, kháng khuẩn, chống viêm và tăng cường sức đề kháng. Vì thế, thuốc có tác dụng đẩy lùi các triệu chứng của bệnh viêm amidan như đau rát họng, sưng họng và sưng amidan, ho, giúp làm lành những niêm mạc tại amidan và họng bị tổn thương…. Đồng thời với công dụng tăng cường sức đề kháng cho hệ hô hấp, Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh còn có công dụng kiểm soát bệnh, ngăn ngừa bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính và ngăn ngừa bệnh tái phát hiệu quả. 

Khi amidan trẻ bị viêm, cha mẹ có thể cho bé dùng siro bổ phế Bảo Thanh hoặc viên ngậm bổ phế Bảo Thanh. Hai sản phẩm này đều phát huy hiệu quả trong hỗ trợ điều trị bệnh. Dạng viên ngậm nhỏ gọn, có thể mang theo người để ngậm bất kỳ lúc nào khi thấy họng và amidan khó chịu. Dạng siro uống ngoài uống trực tiếp theo hướng dẫn sử dụng trên bao bì sản phẩm, cha mẹ có thể pha với nước ấm và cho bé uống 2 lần/ngày, nhất là vào giai đoạn giao mùa hay những khi thời tiết chuyển lạnh để phòng ho cho trẻ em, thời điểm uống thuốc tốt nhất là trước khi đi ngủ và ngay sau khi trẻ thức dậy. 

2. Thuốc kháng sinh nhóm Beta – lactam 

Đây là thuốc kháng sinh được kê đơn phổ biến khi trẻ bị viêm nhiễm amidan do vi khuẩn gây ra. Nhóm thuốc này được chia thành hai nhóm nhỏ như sau: 

  • Các Penicillin: Một số loại thuốc thuộc nhóm này được kê đơn phổ biến là Penicillin G, Amoxicillin và Ampicillin. Trong đó, Penicillin G thường được kê đơn riêng nếu nguyên nhân gây bệnh là do liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A. Còn Amoxicillin và Ampicillin có thể dùng riêng, hoặc kết hợp với các hoạt chất khác như axit Clavulanic (biệt dược Clamoxyl, Augmentin…). 
  • Các Cephalosporin: Nhóm thuốc này phát huy tác dụng trị bệnh tốt và ít gây tác dụng phụ hơn nhóm Penicillin. Một số loại thuốc thường dùng gồm Cephalexin, Cefuroxim (Zinnat)…. 

3. Thuốc kháng sinh nhóm Macrolid

Nhóm thuốc này thường được chỉ định khi trẻ kháng với thuốc kháng sinh nhóm Penicillin. Các kháng sinh nhóm Macrolid phát huy tác dụng điều trị vi khuẩn gram dương và một số vi khuẩn gram âm gây viêm nhiễm amidan như H. influenzae và N. meningitidis….

4. Thuốc Paracetamol, Ibuprofen… hạ sốt, giảm đau 

Paracetamol và Ibuprofen là hai thuốc được sử dụng phổ biến để hạ sốt, giảm đau khi amidan bị viêm. Trong đó, Paracetamol được kê đơn phổ biến hơn với các dạng thuốc uống, viên sủi, đặt đường hậu môn. 

Ngoài ra, trong nhóm thuốc hạ sốt, giảm đau còn có Aspirin. Tuy nhiên, đây là thuốc chống chỉ định cho trẻ dưới 12 tuổi, vì có thể gây hội chứng Reye – hội chứng não gan gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ. 

5. Thuốc chống viêm 

Nhóm thuốc chống viêm có tác dụng giảm các triệu chứng viêm nhiễm, sưng đỏ và đau tại amidan, họng. Có hai nhóm thuốc chống viêm được kê đơn phổ biến gồm: 

  • Men chống viêm Alphachymotrypsin 4,2mg. 
  • Thuốc chống viêm Steroid gồm Prednisolon, Dexamethason, Betamethason…. Đối với trẻ nhỏ, chỉ nên dùng các loại thuốc này khi amidan bị viêm ở mức độ nặng như viêm amidan hốc mủ, viêm amidan quá phát….

6. Thuốc trị ho 

Các loại thuốc này có tác dụng ức chế phản xạ ho, từ đó làm giảm cơn ho ở trẻ. Loại thuốc được kê đơn phổ biến nhất là Dextromethorphan. Cha mẹ lưu ý không dùng Terpin, Codein để trị bệnh cho trẻ vì có thể gây ức chế trung tâm hô hấp, gây khó thở, ngừng thở. 

7. Thuốc long đờm 

Trong trường hợp họng trẻ bị vướng đờm, cha mẹ có thể dùng các loại thuốc long đờm cho con như N – Acetylcystein, Bromhexin…. Tuy nhiên, nếu kết hợp nhóm thuốc này với các thuốc ho, thì có thể khiến đờm nhầy ứ đọng tại cổ họng, khiến trẻ khó chịu. Bởi vì thuốc ho sẽ làm giảm phản xạ ho, khi đó đờm nhầy dư thừa không được tống ra khỏi cơ thể thông qua việc ho, dẫn đến ứ đờm nhầy. Vì vậy, tốt nhất cha mẹ nên dùng siro bổ phế Bảo Thanh có tác dụng long đờm, tiêu đờm nhưng không gây ức chế phản xạ ho. Do vậy đờm sẽ được làm loãng, sau đó được tống xuất ra ngoài cơ thể nhờ vẫn duy trì được phản xạ ho cần thiết, giúp làm thông thoáng đường thở. Khi hết đờm, trẻ sẽ dần dần hết ho một cách thuận tự nhiên. 

8. Thuốc gây tê, sát khuẩn tại chỗ 

Nhòm thuốc này có tác dụng sát khuẩn, gây tê, giảm đau rát và làm sạch cổ họng. Một số loại thuốc thường được sử dụng có thể kể đến như sau: 

  •  Thuốc xịt họng Betadine, Anginovag, Mivolis….
  • Thuốc ngậm Lysopaine.
  • Thuốc ngậm Dorithricin.

Nhược điểm của các loại thuốc này là có thể gây bỏng rát, làm tăng viêm nhiễm nếu lạm dụng thuốc, dùng trong thời gian dài. 

Lưu ý khi dùng thuốc tây trị viêm amidan cho trẻ

Các loại thuốc tây y có thể gây ra một số tác dụng phụ khi dùng để điều trị bệnh. Vì thế khi dùng thuốc tây y để trị viêm nhiễm amidan cho trẻ, cha mẹ cần lưu ý một số điểm sau để tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trẻ: 

  • Không tự ý sử dụng thuốc trước khi có chỉ định của bác sĩ. 
  • Dùng thuốc theo đúng liều lượng và hướng dẫn của bác sĩ.  
  • Không dừng dùng thuốc ngay khi các triệu chứng đau họng biến mất. Vì lúc này các tác nhân gây đau họng chưa được tiêu diệt hoàn toàn, có thể khiến bệnh tái phát hoặc dẫn đến tình trạng kháng thuốc sau này. 
  • Không nên uống thuốc tây y và đông y cùng lúc. Nếu áp dụng cả hai phương pháp điều trị này cũng lúc, thì hãy uống cách nhau ít nhất nửa tiếng. 
  • Sau khi uống thuốc nếu thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường cần dừng thuốc ngay. Đồng thời liên hệ với bác sĩ để được hỗ trợ.

Bài viết trên đã chia sẻ đến cha mẹ các loại thuốc dùng để điều trị viêm amidan ở trẻ em. Đối với Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh, cha mẹ nên cho bé uống ngay khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên của viêm amidan, để nhanh chóng đẩy lùi bệnh. Còn đối với các loại thuốc tây y khác, cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng cho trẻ.

Đánh giá cho bài viết này
Nguồn tham khảo / Source

Thuốc Ho Bổ Phế Bảo Thanh chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập

Đặt câu hỏi cho chuyên gia:
0 bình luận