Ho Ngứa Cổ Họng – Nguyên Nhân và Cách Chữa Trị

Ho ngứa cổ họng là triệu chứng thường gặp khi hệ hô hấp bị kích ứng. Nguyên nhân gây ho đau ngứa cổ có thể là do những yếu tố môi trường bên ngoài tác động, hoặc do một số bệnh lý bên trong cơ thể. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, cách điều trị sẽ khác nhau.

HO NGỨA CỔ HỌNG – NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH CHỮA TRỊ

Mục lục bài viết

1. Nguyên nhân ho ngứa cổ họng

  • Môi trường ô nhiễm: Không gian sống hoặc làm việc nhiều khói và bụi bẩn, nhà ở không thoáng đãng hay không được lau dọn thường xuyên dễ khiến vùng cổ họng bị kích ứng; dẫn đến ngứa, ho. 
  • Thời tiết thay đổi: Sự thay đổi đột ngột của thời tiết dễ dẫn đến các bệnh như cảm cúm, viêm họng. Hậu quả là gây ra những vấn đề cho hệ hô hấp như ngứa họng, đau rát cuống họng, ho dai dẳng không dứt. 
  • Mất nước: Cơ thể thiếu nước khiến khô họng, dẫn đến ngứa họng và ho. 
  • Viêm mũi dị ứng: Một trong những biểu hiện của căn bệnh này là ngứa cổ họng, các chất nhầy ở mũi có thể chảy xuống vùng hầu họng làm vướng đường thở, gây ho dài ngày nếu không được điều trị dứt điểm. 
  • Nhiễm vi khuẩn hoặc virus: Đường hô hấp bị vi khuẩn và virus tấn công gây viêm nhiễm. Cổ họng sẽ có cảm giác ngứa rát và xuất hiện những cơn ho dữ dội. 
  • Trào ngược dạ dày: Ngứa họng và ho khan là triệu chứng thường gặp của bệnh trào ngược dạ dày. Kèm theo đó là một số dấu hiệu gồm viêm thanh quản, khó nuốt, nóng cổ họng, ợ chua…

Ngoài ra, nguyên nhân gây bệnh cũng có thể do thói quen sinh hoạt ăn uống không lành mạnh, hoặc những người thường xuyên phải nói nhiều do tính chất công việc. Do đó, cần xác định đúng nguyên nhân để dùng thuốc trị bệnh hiệu quả nhất. 

2. Cách trị ho ngứa cổ họng tại nhà

2.1. Dùng Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh 

Chính thức xuất hiện trên thị trường từ năm 2006, tính đến thời điểm hiện tại thuốc ho bổ phế cao cấp Bảo Thanh đã có hơn 15 năm đồng hành cùng các gia đình Việt trong chữa trị các triệu chứng ho đau rát cổ họng…. 

Chất lượng của thuốc ho bổ phế Bảo Thanh được các chuyên gia đánh giá cao, vì được bào chế dựa trên sự kế thừa và phát triển từ bài thuốc cổ phương Xuyên bối tỳ bà cao đã xuất hiện từ hơn 3 thế kỷ về trước. Kết hợp với các vị thuốc dân gian trị ho hiệu quả được sử dụng phổ biến trong dân gian như ô mai, vỏ quýt, mật ong. Thuốc phát huy tác dụng theo nguyên lý trị bệnh toàn diện của Đông y, không chỉ trị khỏi phần ngọn của bệnh, mà còn cải thiện phần gốc để ngăn ngừa bệnh tái phát. 

Với thành phần kết hợp nhiều vị dược liệu có tính kháng khuẩn, chống viêm đường hô hấp và tăng cường sức đề kháng, đã được nghiên cứu tỉ mỉ và cẩn trọng bởi các dược sỹ giàu kinh nghiệm. Thuốc ho Bảo Thanh có tác dụng trị hiệu quả chứng ho do thay đổi thời tiết, cảm cúm, nhiễm khuẩn, viêm họng, viêm phế quản…. 

Người bệnh có thể sử dụng thuốc ho Bảo Thanh dạng sirodạng viên ngậm. Với dạng siro, cách sử dụng khuyên dùng là pha với nước ấm. Để dự phòng các bệnh về đường hô hấp, nên uống ngày hai lần vào sáng sớm trước ăn sáng và buổi tối trước khi đi ngủ. Còn dạng viên ngậm được bào chế dưới dạng cao dược liệu Lozenges thì tiện dụng mang theo người, dùng ngay khi cổ họng thấy ngứa rát. Cả hai sản phẩm này đều có tác dụng làm dịu cổ họng, giảm ho và ngứa rát họng nhanh chóng chỉ sau khoảng 1 tuần sử dụng đều đặn. Đặc biệt, sản phẩm lành tính nên phù hợp dành cho cả trẻ em trên 1  tuổi và phụ nữ có thai trên 3 tháng. 

2.2. Dùng thuốc giảm ho

Phần lớn khi đến các cơ sở y tế người bệnh sẽ được kê các loại thuốc có tác dụng ức chế cơn ho như Codein và Dextromethorphan. 

  • Codein: Loại thuốc này phát huy hiệu quả trong trường hợp ho nhẹ, còn đối với ho nặng thì tác dụng không lớn. Tuy nhiên thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như: táo bón, an thần và gây phụ thuộc vào thuốc. Sản phẩm không dành cho trẻ nhỏ. 
  • Dextromethorphan: Đây là thuốc có tác dụng ức chế ho do kích ứng ở họng và phế quản. Tuy nhiên nếu lạm dụng thuốc, có thể gây ức chế hệ thần kinh trung ương, không nên sử dụng trong thời gian dài.

2.3. Sử dụng Thuốc kháng Histamin 

Một số loại thuốc nằm trong nhóm thuốc kháng Histamin như Diphenylhydramin, Chlopheniramin…Chúng có tác dụng kích thích cơ thể phản ứng để tống dịch nhầy, đờm ra khỏi đường hô hấp. Từ đó làm giảm các cơn ho, phần họng đỡ đau rát và ngứa nhanh chóng. 

Phương pháp này mặc dù có thể cải thiện tình trạng ho nói chung trong thời gian ngắn. Song lại có thể dẫn đến một số tác dụng phụ như: huyết áp giảm, chóng mặt, rối loạn nhịp tim và ảnh hưởng đến dạ dày. 

Có thể bạn quan tâm: 15 cách chữa ho khan tại nhà

Một số Cách trị ho ngứa cổ họng tại nhà

2.4. Súc miệng bằng Nước muối 

Muối có tính sát khuẩn cao, có thể tiêu diệt các loại vi khuẩn có hại trong khoang miệng, làm sạch cổ họng và long đờm rất tốt. Ngoài ra, tinh chất muối còn có tác dụng giảm sưng đau và dịu cổ họng. Nhờ vậy súc miệng bằng nước muối là cách trị đơn giản và hiệu quả tại nhà. 

Lưu ý: Không nên súc miệng bằng dung dịch nước muối quá đậm đặc. Vì nồng độ muối cao sẽ gây tổn thương các tế bào niêm mạc họng, khiến tình trạng viêm và sưng nghiêm trọng hơn. 

2.5. Sử dụng Mật ong 

Với các thành phần có tính kháng khuẩn tự nhiên, giảm kích ứng, làm dịu cổ họng và giảm đau rát, nên đây là bài thuốc trị ho ngứa cổ họng thường được dân gian mách nhau dùng từ lâu. 

Uống nước mật ong ấm với chanh đào, quất; hoặc kết hợp với tỏi, gừng… mỗi ngày 2 lần, triệu chứng khó chịu sẽ giảm nhanh chóng. Tuy vậy, bạn nên chú ý lựa chọn mật ong đảm bảo chất lượng, không bị nhiễm khuẩn, tạp chất để đạt được hiệu quả cao nhất. 

2.6. Lá húng chanh 

Trong Đông y, lá húng chanh có tác dụng bổ phế, giải độc, ức chế vi khuẩn. Sử dụng lá húng chanh hấp cách thủy với mật ong và dùng trước mỗi bữa ăn. Kiên trì áp dụng hàng ngày, tình trạng sẽ giảm nhanh chóng. 

2.7. Rau diếp cá 

Rau diếp cá có tính kháng viêm và sát khuẩn cao, nên từ lâu đã được dân gian sử dụng để trị các chứng ho và viêm họng hiệu quả. 

Cách thực hiện khá đơn giản: Dùng lá diếp cá xay nhuyễn và lọc lấy phần nước cốt. Sau đó đem trộn với nước vo gạo lần 2 và đem đun sôi. Đợi hỗn hợp nguội và uống trước khi ăn khoảng 1 tiếng đồng hồ. Ngày uống 3 lần (sáng, trưa, tối) để nhanh chóng trị dứt điểm các cơn ho. 

2.8. Tỏi

Ngậm tép tỏi sống khoảng 10 phút có tác dụng giảm ho và cải thiện tình trạng ho ngứa cổ họng rất tốt. Nguyên nhân là vì trong tỏi có chứa allicin – đây là một loại kháng sinh mạnh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn và virus trong thời gian ngắn. Do đó, bạn nên áp dụng cách này để bảo vệ cổ họng. 

Hầu hết các phương pháp trị bệnh bằng các vị thuốc nam tự nhiên đều có ưu điểm là lành tính, dễ kiếm, dễ chế biến.Tuy nhiên lại cần lựa chọn được nguyên liệu sạch, không nhiễm hóa chất, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật và cần dùng đều đặn trong một thời gian dài mới có tác dụng. Do vậy, nếu bạn là người quá bận rộn không đủ thời gian để chế biến các bài thuốc dân gian, cũng có thể tham khảo sử dụng các sản phẩm thuốc trị ho đông dược cao cấp của các thương hiệu dược phẩm uy tín, được Bộ y tế cấp phép lưu hành và kiểm định chất lượng.

Ngứa họng kèm ho không phải quá đáng sợ. Không phải triệu chứng nào cũng là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Tuy vậy, để tránh ho dai dẳng, khi xuất hiện triệu chứng này, bạn cần sớm sử dụng các sản phẩm bổ phế Đông dược để chữa trị từ sâu bên trong, tránh bỏ lỡ thời điểm vàng trị bệnh. Đồng thời kết hợp với các mẹo trị ho ngứa rát cổ họng tại nhà. Không nên tự ý sử dụng các loại thuốc tây y khi chưa có chỉ định của bác sĩ, nhằm tránh những tác dụng phụ không mong muốn của thuốc Tây.

5/5 - (6 bình chọn)
Nguồn tham khảo / Source

Thuốc Ho Bổ Phế Bảo Thanh chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập

Đặt câu hỏi cho chuyên gia:
0 bình luận