22 Cách Trị Ho Cho Bé Tại Nhà An Toàn, Hiệu Quả
Cách trị ho cho bé tại nhà như thế nào để vừa mang lại hiệu quả, vừa an toàn cho sức đề kháng vẫn còn non nớt của trẻ. Nếu bé nhà bạn đang bị ho, vậy thì hãy tham khảo ngay 22 cách trị ho cho trẻ tại nhà tốt nhất dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Siro Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh
Siro Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh được bào chế từ các loại dược liệu quý như Xuyên bối mẫu, Tỳ bà cao…lại được gia thêm các vị thuốc trị ho hiệu nghiệm trong dân gian như ô mai, vỏ quýt, mật ong…. Nhờ đó, sản phẩm này không chỉ có tác dụng trừ ho, bổ phế hiệu quả; mà còn rất phù hợp với đặc điểm sinh lý, thể trạng của người Việt.
Bên cạnh đó, nguyên liệu và quy trình chế biến của siro Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh tuân thủ theo tiêu chuẩn chất lượng GACP. Chất lượng của Thuốc Ho Bảo Thanh được kiểm nghiệm chặt chẽ, kỹ càng bởi các Cục quản lý Dược – Bộ Y tế. Do đó, sản phẩm rất an toàn đối với trẻ nhỏ.
Đối với các bé từ 1 tuổi – 2,5 tuổi, mẹ có thể cho bé uống Bảo Thanh mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 5ml. Đối với trẻ trên 2,5 tuổi 3 lần/ngày và mỗi lần 10ml.
Bên cạnh đó, mẹ có thể pha siro Bảo Thanh với nước ấm và uống 2 – 3 lần mỗi ngày. Đặc biệt là vào sáng sớm lúc bé mới thức dậy và trước khi đi ngủ. Cách này sẽ giúp bổ phế, tăng cường sức đề kháng và ngăn ngừa các bệnh về đường hô hấp hiệu quả.
Với các bé dưới 1 tuổi, mẹ nên lựa chọn dòng sản phẩm Bố phế Bảo Thanh Trẻ em để giúp bé giảm ho nhanh, hóa đờm, bổ phế.
Nếu bé dưới 1 tuổi, mẹ hãy tham khảo: Trẻ sơ sinh bị ho mẹ cần làm gì?
2. Cách trị ho cho bé bằng mật ong
Từ xa xưa đã được con người tin dùng như một loại kháng sinh tự nhiên với hoạt tính kháng khuẩn, giúp làm dịu niêm mạc hầu họng, từ đó làm giảm cơn ho. Đối với cách này, mẹ nên pha loãng với nước ấm và uống khoảng 2 lần/ngày. Sau vài ngày áp dụng, các cơn ho sẽ giảm đáng kể. Đây là bài thuốc dân gian trị ho cho trẻ được nhiều người tin dùng mà các mẹ nên tham khảo.
Lưu ý: các mẹ không nên cho các bé dưới 1 tuổi dùng nhé!
Có thể mẹ quan tâm: 8 Cách trị ho bằng mật ong hiệu quả nhất
3. Nước vo gạo và rau diếp cá
Dùng nước vo gạo và rau diếp cá đã được rất nhiều mẹ áp dụng, vì bài thuốc thực hiện đơn giản và hiệu quả. Mẹ tiến hành như sau:
- Lá diếp cá rửa sạch, để ráo nước rồi đem giã nhuyễn.
- Nước vo gạo trộn đều với lá diếp cá đã giã nát.
- Cho hỗn hợp trên lên bếp, đun sôi nhỏ lửa khoảng 20 phút đến khi rau chín nhừ.
- Đợi hỗn hợp nguội thì lọc lấy nước, uống ngày 2 – 3 lần.
4. Gừng và củ cải
Đối với cách chữa ho cho trẻ bằng gừng và củ cải, mẹ làm theo hướng dẫn dưới đây:
- Củ cải và gừng gọt vỏ rồi đem xay nhuyễn.
- Cho hỗn hợp vào bát và trộn đều với một chút mật ong, nước lọc.
- Chưng cách thủy hỗn hợp khoảng 15 phút.
- Đợi hỗn hợp nguội bớt thì lọc nước và uống 3 lần/ngày, lần khoảng 2 – 3 thìa cà phê.
5. Cách trị ho cho bé bằng nghệ
Dùng nghệ tươi là một trong những cách giảm ho hiệu quả. Với cách này các mẹ làm như sau:
- Nghệ tươi cạo vỏ rồi đem giã nhỏ.
- Trộn nghệ với một ít đường phèn và nước lọc, rồi đem cách thủy khoảng 10 phút.
- Đợi hỗn hợp nguội bớt, thì chắt nước cho bé uống ngày 3 lần, một lần ½ thìa cà phê.
6. Quất mật ong
Đây là một trong những bài thuốc dân gian mang lại hiệu quả rất tốt.
Cách thực hiện:
- Quất xanh cắt đôi, trộn với mật ong rồi đem hấp khoảng 15 – 20 phút.
- Khi quất chín mềm thì tắt bếp, dằm nát vỏ và đợi nguội.
- Chắt nước uống nhiều lần trong ngày, mỗi lượt khoảng 2 – 3 thìa cà phê.
7. Lá xương sông
Thêm một cách giảm ho cho trẻ được nhiều mẹ áp dụng, đó là dùng lá xương sông. Cách thực hiện như sau:
- Lá xương sông thái nhỏ.
- Trộn đều lá xương sông với một ít đường phèn, sau đó hấp cách thủy khoảng 15 – 20 phút.
- Chắt nước, đợi nguội rồi uống trong ngày.
8. Hoa hồng trắng
Hoa hồng trắng hay còn gọi hoa hồng bạch là một trong những mẹo trị ho rất hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Cánh hoa hồng trắng rửa sạch, để ráo nước.
- Trộn cánh hoa với một ít nước và một lượng đường phèn vừa đủ.
- Hấp cách thủy hỗn hợp trên khoảng 15 phút.
- Đợi hỗn hợp nguội thì chắt nước, uống 3 – 4 lần/ngày, lần 1 thìa.
9. Trị ho cho bé bằng tỏi
Trong tỏi có chứa nhiều allicin có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm mạnh mẽ. Khi bị ho, dùng tỏi có thể giúp làm dịu vùng cổ họng, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển, từ đó giảm ho hiệu quả, đây là cách trị ho cho bé được nhiều mẹ tin dùng.
Bài thuốc chữa ho cho trẻ bằng tỏi được tiến hành như sau:
- Tỏi bóc vỏ và giã nát, trộn với một lượng mật ong vừa đủ.
- Đem hỗn hợp đi hấp khoảng 10 – 15 phút, cho đến khi hỗn hợp có vị hắc mùi tỏi thì tắt bếp.
- Chắt nước và uống ngày 1 – 2 lần, mỗi lần ½ thìa cà phê.
Lưu ý: đối với cách này, mẹ nên cho bé uống nước lọc trước khi uống thuốc.
10. Lá hẹ đường phèn
Lá hẹ chưng đường phèn là một trong những mẹo dân gian phổ biến nhất dùng cho trẻ nhỏ. Cách chữa ho cho trẻ em bằng lá hẹ đường phèn thực hiện như sau:
- Lá hẹ thái nhỏ.
- Trộn lá lẹ với một lượng đường phèn vừa đủ rồi đem hấp cách thủy đến khi lá hẹ chín.
- Chắt lấy nước, đợi nguội rồi uống 2 – 3 thìa, ngày uống 2 lần
11. Đu đủ chín
Đu đủ chín không chỉ là trái cây ngon, bổ dưỡng mà còn có tác dụng hỗ trợ làm giảm các cơn ho, nhờ tác dụng bổ phế và tỳ vị. Đối với cách chữa ho cho trẻ tại nhà bằng đu đủ chín, các mẹ thực hiện theo những bước dưới đây:
- Đu đủ chín gọt vỏ và cắt thành miếng nhỏ.
- Trộn đu đủ với một lượng mật ong hoặc chút xíu đường phèn vừa đủ rồi cho lên bếp nấu khoảng 10 – 15 phút.
- Đợi đến khi đu đủ nguội bớt thì lấy cho bé ăn.
12. Chữa ho cho bé bằng lê
Lê có tính mát, bổ phế, trị ho, tiêu đờm, tiêu độc. Vì thế, các bài thuốc trị ho từ quả lê được rất nhiều mẹ áp dụng khi bé xuất hiện các cơn ho.
Cách thực hiện:
- Lê gọt vỏ, cắt thành miếng nhỏ rồi trộn với một lượng mật ong vừa đủ (Nếu bé nhà bạn dưới 1 tuổi, nên thay bằng đường phèn)
- Đem hỗn hợp trên hấp cách thủy, cho đến khi lê chín mềm.
- Đợi nguội bớt rồi cho bé ăn cả lê và uống nước mỗi ngày 2 lần.
Các mẹ có thể cho thêm vào hỗn hợp trên vài lát gừng rồi đem hấp, hiệu quả sẽ tốt hơn.
13. Cam thảo
Trà cam thảo có vị ngọt, có chứa thành phần kháng khuẩn, giúp làm dịu họng và giữ ấm cơ thể. Do đó sẽ giúp làm giảm các cơn ho khó chịu cho bé. Đặc biệt, các mẹ có thể dùng cho các trẻ sơ sinh trên 6 tháng tuổi.
Cách thực hiện:
- Rễ cam thảo thái mỏng.
- Đem hãm với nước sôi, đợi nguội bớt rồi uống ngày khoảng 4 – 5 lần.
14. Quất hồng bì
Quả quất hồng bì có vị chua ngọt, có tác dụng giảm ho, long đờm rất tốt nên thường được nhiều người sử dụng để trị ho; đặc biệt là những cơn ho có kèm theo đờm.
Cách thực hiện:
- Quất hồng bì tươi rửa sạch, để ráo nước.
- Cho quất hồng bì và một lượng đường phèn vừa đủ vào bát, rồi đem hấp khoảng 15 – 20 phút.
- Đợi hỗn hợp nguội bớt thì chắt nước uống, ngày khoảng 2 – 3 lần.
15. Cam nướng
Quả cám có chứa nhiều chất đặc trị các bệnh về đường hô hấp như ho, cảm cúm, ho có đờm. Khi cam được nướng lên, các tinh chất này sẽ phát huy tối đa công dụng.
Cách thực hiện:
- Cam vàng ngâm nước muối khoảng 5 phút.
- Nướng cam bằng lò nướng, lò vi sóng hoặc trên bếp khoảng 10 phút, nhớ thường xuyên lật để cam chín đều.
- Lột vỏ cam rồi ép nước cho bé uống.
16. Húng chanh
Với hiệu quả trị ho do viêm họng, ho khản tiếng, đau rát họng đã được y học cổ truyền chứng minh. Dùng húng chanh là một những cách đơn giản và hiệu quả nhất.
Cách thực hiện:
- Húng chanh và quất xay nhuyễn với nhau.
- Trộn hỗn hợp trên với một ít đường phèn, rồi hấp khoảng 10 phút.
- Chắt nước, mỗi lượt 2 – 3 thìa cà phê và uống 2 – 3 lần/ngày.
17. Trứng gà
Dùng trứng gà để trị cho cho trẻ là bài thuốc khá lạ đối với nhiều bậc cha mẹ. Nhưng cũng đã rất nhiều người trị dứt điểm các cơn ho cho con nhờ phương pháp này.
Cách thực hiện:
- Đánh tan 1 – 2 quả trứng gà.
- Cho 2 – 3 thìa mật ong vào một lượng nước vừa đủ, rồi đem đun sôi.
- Khi nước sôi, thì cho trứng gà vào khuấy đều.
- Khi trứng chín thì tắt bếp và ăn ngay khi còn ấm nóng để tránh mùi tanh của trứng.
18. Hành tây và tía tô
Cha mẹ có thể tận dụng hai nguyên liệu dễ tìm và sẵn có trong bếp là hành tây và lá tía tô. Bài thuốc này được thực hiện như sau:
- Hành tây bóc vỏ và thái nhỏ.
- Lá tía tô.
- Xay nhuyễn hai nguyên liệu trên.
- Nấu cháo cho bé và khi nồi cháo sôi thì cho hỗn hợp trên vào trộn đều, đun thêm khoảng 5 phút.
- Cho bé ăn cháo ngay khi còn nóng.
19. Rau cải cúc
Theo y học cổ truyền, cải cúc có tác dụng trừ đờm, tán phong. Do đó, đặc biệt hiệu quả trong trị các chứng ho do cảm lạnh, ho do thay đổi thời tiết.
Cách thực hiện:
- Rau cải cúc cắt nhỏ.
- Trộn đều cải cúc với mật ong rồi đem chưng cách thủy khoảng 20 – 30 phút.
- Đợi hỗn hợp nguội bớt rồi lấy nước uống ngày 2 – 3 lần.
20. Húng quế và khế
Húng quế có vị cay, kết hợp với khế có khả năng long đờm là bài thuốc trị ho, đặc biệt là ho có đờm hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Húng quế và khế rửa sạch, để ráo nước.
- Khế ép ra nước, trộn với lá húng quế và cho thêm một ít đường phèn, rồi hấp cho đến khi đường tan hoàn toàn.
- Đợi hỗn hợp nguội thì cho uống ngày 3 lần, mỗi lần 2 thìa cà phê.
21. Hoa khế
Hoa khế có vị ngọt, hơi chát; có công dụng chữa ho, tiêu đờm và nhuận phế. Vì thế, đây là một vị thuốc phổ biến được sử dụng trong đông y để trị ho. Cách thực hiện:
- Hoa khế rửa sạch, để ráo nước.
- Tẩm hoa khế với nước gừng hoặc rượu gừng, sau đó sao thơm.
- Sắc 12g hoa khế uống ngày 3 lần.
22. Hoa cúc
Đối với mẹo chữa ho cho trẻ bằng hoa cúc, mẹ hãm trà hoa cúc bằng nước ấm cho trẻ uống 1 – 2 cốc/ngày. Có thể cho thêm một chút mật ong hoặc đường cho dễ uống hơn.
Như vậy, bài viết trên đã giới thiệu cho các mẹ rất nhiều cách trị ho tại nhà cho bé hiệu quả. Các mẹ lưu ý khi áp dụng các mẹo trên cần lựa chọn các nguyên liệu sạch và chất lượng để cắt các cơn ho. Nếu các mẹ gặp khó khăn trong việc tìm mua nguyên liệu, hoặc băn khoăn không biết bé nhà mình có bị dị ứng hay không, thì tốt nhất các mẹ nên cho bé dùng các loại siro thuốc ho từ dược liệu an toàn đã được kiểm nghiệm chất lượng bởi Bộ Y tế. Sản phẩm siro ho dược liệu an toàn và lành tính được sản xuất bởi công ty dược phẩm uy tín như Bảo Thanh của Dược Hoa Linh sẽ giúp điều trị và mẹ không cần phải quá bận rộn chế biến.
Thuốc Ho Bổ Phế Bảo Thanh chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập