Bé bị ho mẹ nên kiêng ăn gì để bé mau khỏi

Bé bị ho mẹ nên kiêng ăn gì là vấn đề được nhiều mẹ quan tâm khi trẻ vẫn đang trong độ tuổi bú sữa mẹ. Nhằm giúp mẹ chăm sóc bé được tốt nhất, Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh đã tổng hợp danh sách những thực phẩm mẹ nên ăn và không nên ăn khi trẻ bị ho trong bài viết dưới đây. 

Bé bị ho mẹ nên kiêng ăn gì

1. Tại sao bé bị ho mẹ phải kiêng một số loại thực phẩm? 

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng thiết yếu, đóng vai trò quan trọng đến sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt là đối với những trẻ dưới 1 tuổi. Nếu mẹ ăn uống đủ chất, không nạp vào cơ thể những thực phẩm không tốt cho sức khỏe, thì nguồn sữa cho bé sẽ giàu chất dinh dưỡng hơn. Trẻ hấp thụ tốt sữa mẹ giúp cơ thể khỏe mạnh, phát triển toàn diện và sức đề kháng sẽ tốt hơn. 

Ngược lại, nếu chế độ dinh dưỡng của mẹ thiếu chất hoặc có chứa nhiều thành phần không tốt cho sức khỏe của trẻ nhỏ. Khi đó, sức khỏe của bé cũng phải chịu những tác động xấu. 

Vì vậy khi trẻ bị ho, mẹ cũng cần lưu ý chế độ ăn của mình, tránh nạp vào cơ thể những thực phẩm có thể khiến tình trạng ho của bé nặng hơn. Đồng thời, nên bổ sung nhiều thực phẩm tốt, giàu chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng, đẩy lùi các cơn ho hiệu quả. 

2. Bé bị ho mẹ nên kiêng ăn gì? 

2.1. Đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ

Nhóm thực phẩm đầu tiên mẹ cần phải kiêng là đồ chiên rán, đồ nhiều dầu mỡ. Những thực phẩm này không tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ. Đặc biệt, khi trẻ bị ho hệ tiêu hóa sẽ hoạt động yếu hơn bình thường, nên sẽ khiến trẻ bị khó tiêu và nóng trong. Khi đó, trẻ dễ bị trào ngược dạ dày gây nôn trớ, khiến tình trạng ho của bé trở nên nặng hơn. 

2.2.  Lẩu, ớt, hạt tiêu… cay nóng 

Các loại thực phẩm này sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa của mẹ, khiến họng của bé bị kích thích và tổn thương nhiều hơn, những cơn ho sẽ xuất hiện với tần suất dày đặc và khó dứt hơn. Do đó, mẹ nên hạn chế ăn các thực phẩm quá cay và nóng. 

2.3. Thức ăn, đồ uống lạnh 

Kem, đá, nước lạnh 

Các thực phẩm để trong tủ lạnh thường sẽ bị mất chất dinh dưỡng hoặc có thể bị vi khuẩn xâm nhập gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Ngoài ra, việc mẹ thường xuyên ăn đồ lạnh sẽ khiến hệ miễn dịch của trẻ suy giảm, khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh yếu. Do đó, mẹ nên hạn chế các thực phẩm và đồ uống lạnh khi trẻ bị ho. 

2.4. Tôm, cua, hải sản, đồ tanh 

Các loại đồ tanh như hải sản, tôm, cua, cá… có thể gây kích thích hệ hô hấp và gây kích ứng của họng của trẻ nếu mẹ ăn nhiều. Do đó, mẹ nên hạn chế ăn các đồ tanh để tránh gây ảnh hưởng đến trẻ. 

2.5. Cam, quýt 

Cam, quýt có chứa nhiều vitamin C là chất rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong cam, quýt có chứa nhiều chất cellulite khiến trẻ bị khó chịu khi bú mẹ. Do đó, mẹ nên hạn chế ăn cam, quýt và nên bổ sung các loại hoa quả khác để tăng cường vitamin C cho trẻ. 

2.6. Socola

Trong socola chứa rất nhiều chất béo có thể khiến trẻ bị khó tiêu và tăng tiết dịch đờm nếu mẹ ăn nhiều. Vì thế, mẹ không nên ăn socola, cũng như hạn chế các loại bánh kẹo có chứa socola. 

Mẹ tham khảo thêm: Cách trị ho cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi

3. Trẻ bị ho mẹ nên ăn gì? 

3.1. Thịt gà 

Trong số các thực phẩm cần kiêng khi bị ho, có nhiều ý kiến cho rằng thịt gà có thể khiến tình trạng ho nặng thêm nên cần kiêng các món ăn từ gà. Tuy nhiên, kinh nghiệm dân gian này không chính xác.

Thịt gà có chứa nhiều protein, canxi, kẽm tốt cho cơ thể của cả mẹ và bé. Vì vậy, mẹ có thể chế biến các món ăn từ thịt gà để bổ sung chất dinh dưỡng cho cả hai mẹ con. 

3.2. Thịt bò 

Thịt bò rất giàu đạm, vitamin B12 và nhiều dưỡng chất cần thiết để bổ sung chất dinh dưỡng cho sữa mẹ, cũng như giúp giảm ho cho bé hiệu quả. Vì thế mẹ nên bổ sung nhiều thịt bò trong chế độ ăn hàng ngày khi bé bị ho. 

3.3. Chân giò 

Thịt chân giò không chỉ giúp mẹ có nhiều sữa hơn, mà còn giàu đạm và các chất dinh dưỡng tốt cho sự phát triển của trẻ. Vì vậy, mẹ có thể nấu nhiều món ăn từ chân giò như: chân giò hầm đu đủ, chân giò hầm bí đỏ, chân giò hầm mướp…. 

3.4. Các loại hoa quả 

Hoa quả có chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng cho cả mẹ và bé. Do đó, mẹ nên ăn nhiều hoa quả tốt cho sức khỏe như đu đủ, chuối sứ, táo, nho, ổi, dứa….

Nhiều mẹ chủ quan trong chế độ ăn uống hàng ngày khi con bị ho, nên khiến cho tình trạng sức khỏe của trẻ ngày càng xấu đi. Do đó, mẹ cần lưu ý chế độ ăn huống theo hướng dẫn của Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh trong bài viết trên, để giúp bé nhanh chóng đẩy lùi các cơn ho khó chịu.

Ngoài ra, đối với những trẻ trên 1 tuổi bị ho các chuyên gia y tế khuyên mẹ ngoài kiêng khem trong ăn uống, mẹ nên cho bé uống siro Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh pha với nước ấm và cho bé uống 2 lần/ngày, vào buổi sáng ngay sau khi bé thức dậy và buổi tối trước khi trẻ đi ngủ. Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh được chiết xuất từ các vị dược liệu quý như Xuyên bối mẫu, Tỳ bà diệp, Sa sâm, Cát cánh… và các vị thuốc được sử dụng để trị ho phổ biến trong dân gian như Cam thảo, Bạc hà, Mật ong, Ô mai…. Do đó, sản phẩm có tác dụng trừ ho, bổ phế, làm ẩm và ấm vùng họng, giảm sưng đau và ngứa rát cổ họng, hỗ trợ làm lành các niêm mạc bị tổn thương và tăng cường sức đề kháng cho hệ hô hấp. 

thuoc-ho-bo-phe-bao-thanh
Thuốc Ho Bổ Phế Bảo Thanh – Giảm Ho Và Bổ Phế

Ngay khi trẻ mới xuất hiện triệu chứng ho, cha mẹ có thể cho bé uống siro Thuốc ho Bảo Thanh ngay. Sau khoảng 3 – 5 ngày, sẽ thấy các cơn ho của bé giảm hẳn và bé cũng trở nên khỏe hơn. Đây là thuốc trị ho đông dược cao cấp, được kiểm nghiệm chất lượng bởi Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế, nên rất an toàn cho trẻ nhỏ. 

Đánh giá cho bài viết này
Nguồn tham khảo / Source

Thuốc Ho Bổ Phế Bảo Thanh chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập

Đặt câu hỏi cho chuyên gia:
1 bình luận