Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Viêm Họng Hạt Có Mủ

Viêm họng hạt có mủ là bệnh lý cho thấy họng đã bị viêm nhiễm nặng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiệm vụ bảo vệ hệ hô hấp của cơ quan này. Vậy nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa viêm họng hạt có mủ như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh này. 

Viêm họng hạt có mủ - Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Mục lục bài viết

1. Viêm họng hạt có mủ là gì? 

Viêm họng hạt có mủ là một thể của bệnh viêm họng mãn tính. Bệnh tiến triển do họng bị viêm nhiễm kéo dài không được điều trị hoặc điều trị không dứt điểm dẫn đến tái phát nhiều lần. 

Căn bệnh này có thể gặp ở mọi đối tượng, trong đó thường gặp phổ biến ở những người có sức đề kháng kém. Các triệu chứng của bệnh thường diễn biến âm thầm, do đó nếu chủ quan khi họng bị viêm, không có những biện pháp chăm sóc sức khỏe và điều trị đúng cách thì ngoài bệnh lý trên, thì còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác. 

2. Nguyên nhân gây viêm họng hạt có mủ 

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh lý này, trong đó những lý do chính có thể kể đến như: 

  • Viêm họng: Bệnh lý này không sớm được điều trị dứt điểm là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến viêm họng hạt có mủ. 
  • Viêm xoang: Xoang bị viêm nhiễm dẫn đến sản sinh nhiều dịch nhầy và những chất dịch này có thể chảy xuống cổ họng, gây viêm nhiễm và dẫn đến viêm họng hạt, nặng hơn thì có cả mủ. 
  • Nhiễm khuẩn: Một số loại vi khuẩn và virus gây bệnh này như virus cúm, sởi, thủy đậu…
  • Không vệ sinh răng miệng sạch sẽ. 
  • Thói quen ăn nhiều đồ quá cay, nóng, lạnh. 
  • Bị dị ứng, kích ứng bởi hóa chất, khói bụi, phấn hoa, lông động vật…. 
  • Thường xuyên uống rượu bia, hút thuốc lá hoặc hít phải khói thuốc lá thụ động trong thời gian dài. 
  • Mắc một số bệnh lý về dạ dày như trào ngược thực quản. 

3. Triệu chứng viêm họng hạt có mủ 

Những triệu chứng lâm sàng của bệnh viêm họng hạt có mủ thường xuất hiện gồm: 

  • Họng bị sưng, đau rát kéo dài, đau nhiều khi ăn uống hoặc nuốt nước bọt. 
  • Vùng họng xuất hiện các hạt màu đỏ có kích thước to nhỏ khác nhau, nhiều mủ trắng có mùi hôi khó chịu. Nếu bị viêm lâu ngày, mủ có thể chuyển sang màu xanh. 
  • Ho khan, ho có đờm, ho nhiều vào sáng sớm. 
  • Bị khản giọng hoặc mất tiếng do ho nhiều. 
  • Sốt vừa hoặc sốt cao, cơn sốt chủ yếu vào chiều tối và sáng sớm. 
  • Hơi thở có mùi hôi khó chịu, mùi hôi không giảm ngay cả sau khi vệ sinh răng miệng. 

4. Cách điều trị viêm họng hạt có mủ 

4.1. Chữa viêm họng hạt có mủ bằng phương pháp dân gian 

Trong dân gian có rất nhiều bài thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh lý này, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: 

  • Tía tô và rượu gạo: Lấy 200g lá tía tô rửa sạch, để ráo nước đem sao vàng và tán thành bột mịn. Cho bột tía tô vào bình thủy tinh ngâm với 1 lít rượu gạo. Sau đó đậy nắp kín, sau 1 tuần là có thể sử dụng. Mỗi lần uống 1 thìa nhỏ, ngày uống 2 lần. 
  • Chanh và mật ong: Pha 200ml nước nóng với 1 – 2 thì mật ong, 1 thìa nước cốt chanh, khuấy đều rồi uống. Uống 2 lần/ngày, vào sáng và tối. Với người mắc bệnh dạ dày thì không nên áp dụng cách này. 
  • Tỏi: Bỏ vỏ 1 tép tỏi, sau đó thái mỏng và ngậm 2 – 3 lát tỏi khoảng 10 phút. Thực hiện mỗi ngày 2 – 3 lần. 
  • Củ cải trắng và đường phèn: Lấy 1 – 2 củ cải trắng, đem nạo vỏ rồi thái sợi nhỏ. Sau đó cho vào bình thủy tinh và cho thêm một lượng đường phèn vừa đủ, rồi ngâm qua đêm. Hôm sau chắt lấy nước cốt để uống. 

4.2. Dùng thuốc tây y 

Các loại thuốc tây y thường được kê đơn điều trị viêm họng hạt có mủ bao gồm: 

  • Thuốc chống viêm: Nhóm thuốc này có tác dụng giảm các triệu chứng sưng viêm, đau rát cổ họng. Thuốc được kê đơn phổ biến là Betamethasone, Dexamethasone, Prednisolon, Methylprednisolon….
  • Thuốc chống dị ứng: Các loại thuốc này giúp làm giảm phù nề, làm dịu cổ họng. Những loại thuốc được kê phổ biến gồm Diphenhydramin, Chlorpheniramin, Alimemazin, Promethazine….
  • Thuốc giảm ho: Được kê đơn phổ biến như Terpin codein, Neo Codion, Dextromethorphan, Pholcodin…. Ngoài các loại thuốc tây dược giảm ho, người bệnh có thể sử dụng Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh có nguồn gốc từ dược liệu thiên nhiên để giảm ho, lòng đờm, tiêu đờm, ức chế hoạt động của các loại vi khuẩn tại vùng họng, kháng viêm, làm giảm sưng đau, ngứa rát họng và hỗ trợ làm dịu các niêm mạc họng bị tổn thương. 
  • Thuốc long đờm: Gồm N- Acetylcystein, Bromhexin, Ambroxol, Carbocistein… có tác dụng làm loãng đờm và long đờm khỏi hầu họng, giúp tống chất đờm dư thừa là khỏi đường thở dễ dàng hơn. 

Những thông tin được chia sẻ trong bài viết trên hi vọng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh viêm họng hạt có mủ, cách phòng tránh và điều trị bệnh. Qua đó, bạn không nên chủ quan khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh viêm họng nhé. 

Đánh giá cho bài viết này
Nguồn tham khảo / Source

Thuốc Ho Bổ Phế Bảo Thanh chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập

Đặt câu hỏi cho chuyên gia:
0 bình luận