Trẻ bị ho có đờm sổ mũi uống thuốc gì

Trẻ ho có đờm sổ mũi là vấn đề sức khỏe thường gặp ở các bé, đặc biệt vào thời điểm giao mùa hoặc khi trời trở lạnh. Nhưng thời tiết không phải là nguyên nhân duy nhất khiến trẻ ho đờm sổ mũi, vì đây có thể là biểu hiện của một số bệnh về đường hô hấp khác.

Trẻ ho có đờm sổ mũi có thể là biểu hiện của một số bệnh về đường hô hấp

Mục lục bài viết

1. Nguyên nhân khiến trẻ ho có đờm sổ mũi 

1.1. Cảm lạnh 

Sự thay đổi của thời tiết là nguyên nhân chính khiến cho bé bị cảm lạnh. Biểu hiện đầu tiên khi trẻ bị cảm lạnh là đau hoặc viêm họng cấp. Sau đó các triệu chứng khác lần lượt xuất hiện gồm sổ mũi, nghẹt mũi, ho có đờm. Thông thường khi bị cảm lạnh, trẻ ho có đờm sổ mũi nhưng không sốt.

1.2. Cảm cúm 

Cảm cúm là bệnh thường do virus gây ra và đây là bệnh có khả năng lây lan nhanh. Trẻ bị cảm cúm thường bị sốt cao, hắt hơi sổ mũi, nghẹt mũi, ho khan hoặc ho có đờm. Những triệu chứng này xuất hiện dồn dập khiến bé bị mệt mỏi, quấy khóc. 

Nếu bé bị cảm cúm nhẹ, các triệu chứng trên sẽ thuyên giảm sau 5 – 7 ngày. Nhưng nếu bệnh nặng hơn thì cũng có thể kéo dài đến 3 tuần hoặc lâu hơn. 

1.3. Viêm mũi dị ứng 

Những yếu tố tác động từ bên ngoài như môi trường ô nhiễm, bụi bẩn, phấn hoa, bụi vải, lông động vật… có thể gây kích ứng mũi dẫn đến sinh ra nhiều dịch nhầy. Khi đó trẻ sẽ bị ho sổ mũi, các tác nhân gây kích ứng càng nhiều thì tình trạng này càng nặng.

Có thể mẹ quan tâm: Cách trị ho sổ mũi cho bé và trẻ sơ sinh

1.4. Viêm phế quản, viêm tiểu phế quản và viêm phổi 

Các bệnh viêm phế quản, viêm tiểu phế quản và viêm phổi đều có chung các dấu hiệu gồm ho có đờm, sổ mũi, sốt cao, khó thở và lười bú. Vì thế, nếu thấy trẻ có những biểu hiện trên, cha mẹ cần sớm có biện pháp điều trị kịp thời cho trẻ. 

1.4. Viêm xoang 

Trẻ ho sổ mũi là những triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm xoang. Khi mắc bệnh này, dịch tiết từ mũi chảy xuống cổ họng gây viêm nhiễm và kích thích gây ho. Kèm theo đó là những triệu chứng như đau đầu, hắt hơi, nhức mũi, ngứa mũi…. 

2. Trẻ bị ho có đờm sổ mũi uống thuốc gì? 

Khi bé ho có đờm sổ mũi tùy theo nguyên nhân và mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc điều trị khác nhau. Song thường sẽ sử dụng một số sản phẩm sau: 

2.1. Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh 

Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh là thuốc ho thảo dược, là sự kế thừa và phát triển tinh hoa y dược phương Đông – bài thuốc cổ phương Xuyên bối tỳ bà cao; đồng thời được gia thêm các vị thuốc dân gian Việt Nam như ô mai, vỏ quýt, mật ong theo nguyên lý chặt chẽ của Đông y là Quân – Thần – Tá – Sứ. Do đó, Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh giúp long đờm, trị dứt điểm các cơn ho khó chịu ở trẻ. 

Nhờ sự phối hợp của nhiều vị thuốc với hàm lượng cân đối và khoa học. Vì thế ngoài công dụng chính là bổ phế, trừ ho, hóa đờm; Thuốc ho Bảo Thanh còn phát huy hiệp đồng tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, tăng cường sức đề kháng. Nhờ đó, sản phẩm này không chỉ hiệu quả khi trẻ ho sổ mũi do cảm lạnh, thay đổi thời tiết, dị ứng; mà còn đặc biệt hiệu quả khi bị ho do nhiễm khuẩn, viêm họng, viêm phế quản…. 

Đối với trẻ ho có đờm và sổ mũi, cha mẹ có thể cho bé dùng Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh theo liều lượng sau: 

  • Trẻ em trên 1 tuổi: ngày uống 3 lần, mỗi lần 5ml.
  • Trẻ em trên 2,5 tuổi: ngày uống 3 lần, mỗi lần 10ml.

Ngoài ra, nhờ thành phần dược liệu tự nhiên đã được Cục Quản lý Dược của Bộ Y tế kiểm nghiệm chất lượng, nên cha mẹ có thể dùng siro ho Bảo Thanh pha với nước ấm cho bé uống hàng ngày. Tốt nhất nên cho bé uống ngay sau khi thức dậy và trước khi đi ngủ, để giữ ấm cơ thể cho bé và tăng sức đề kháng nhằm ngăn ngừa các bệnh về đường hô hấp. 

2.2. Thuốc long đờm 

Nhóm thuốc làm loãng đờm, nhờ đó bé có thể dễ dàng đẩy đờm ra khỏi họng dễ dàng hơn. Một số loại thuốc có thể kể đến như bromhexin, acetylcystein, eprazinon….

Có thể mẹ quan tâm: Cách trị ho có đờm cho trẻ hiệu quả 

2.3. Thuốc hạ sốt, giảm đau 

Các loại tây dược này thường được chỉ định cho trường hợp trẻ bị ho có đờm sổ mũi kèm theo sốt, đau họng, đau đầu. Những thuốc giảm đau hạ sốt thường được sử dụng là Paracetamol hay Acetaminophen. 

Tuy nhiên các loại thuốc này thường có nhiều tác dụng phụ, vậy nên các mẹ chỉ dùng khi bé bị sốt trên 38°C. Tốt nhất nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, để tránh được những tác nhân gây hại cho bé. 

2.4. Thuốc kháng histamin 

Thuốc kháng histamin có khả năng ức chế các cơ quan sinh ra chất đờm, từ đó làm giảm chất nhầy trong cổ họng, cải thiện tình trạng ho có đờm, nghẹt mũi, sổ mũi. Các loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất là clorpheniramin, cetirizin, diphenhydramin, loratadin. 

Nhóm thuốc này có thể gây buồn ngủ, khô mũi, khô họng, đi ngoài… Do đó, các mẹ cần hết sức lưu ý khi dùng cho trẻ. Đặc biệt chống chỉ định nếu bé bị hen suyễn hoặc nhiễm trùng đường hô hấp dưới. 

2.5. Thuốc sung huyết mũi 

Với có chế làm co mạch và giảm lượng máu lưu thông đến những vùng bị tổn thương, các loại thuốc sung huyết sẽ giúp giảm tiết chất đờm. Từ đó cải thiện tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi. Các mẹ cần hết sức lưu ý nếu bé bị suy thận, hen suyễn, cường giáp hoặc tiểu đường. 

2.6. Thuốc kháng sinh 

Thuốc kháng sinh thường được chỉ định trong trường hợp bệnh tiến triển quá nhanh và nặng, dẫn đến viêm nhiễm đường hô hấp. Thuốc kháng sinh có cơ chế chống viêm, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Tuy vậy, hiện nay nhiều mẹ vì quá sốt ruột và lo lắng mà lạm dụng thuốc kháng sinh, dẫn đến nguy cơ kháng kháng sinh, gây nhiều tác dụng phụ cho trẻ nhỏ. 

Thể chất của trẻ còn non yếu, nếu lạm dụng thuốc kháng sinh hoặc dùng nửa vời, sau 2-3 ngày dùng thuốc hết con đỡ ho lại nghĩ là “ trộm vía con khỏi rồi “ mà dừng thuốc, khiến vi khuẩn không bị tiêu diệt hoàn toàn, sinh ra kháng nguyên. Sau này sau khi bị các bệnh khác, con sẽ phải dùng các loại kháng sinh khác, hoặc kháng sinh thế hệ mới. Hơn thế, niêm mạc hệ hô hấp cũng như hệ tiêu hóa trẻ vốn chứa các lợi khuẩn. Nhưng khi trẻ dùng kháng sinh kéo dài, chúng sẽ vô tình bị tấn công, khiến cho sức đề kháng suy giảm, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng hơn. Vì vậy cha mẹ tuyệt đối không nên sử dụng thuốc kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ. 

Trẻ ho có đờm sổ mũi hoàn toàn có thể điều trị được dứt điểm khi mới chớm bị. Vì thế, cha mẹ cần thường xuyên quan sát các dấu hiệu sức khỏe của bé để có thể điều trị và xử lý kịp thời. Tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc tây cho bé khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ. Thay vào đó, hãy sử dụng siro thuốc ho dược liệu an toàn và lành tính đã được Bộ Y tế kiểm nghiệm để cắt cơn ho, trị nghẹt mũi, sổ mũi cho trẻ.

5/5 - (7 bình chọn)
Nguồn tham khảo / Source

Thuốc Ho Bổ Phế Bảo Thanh chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập

Đặt câu hỏi cho chuyên gia:
0 bình luận