Ho sổ mũi uống thuốc gì nhanh khỏi?
Ho sổ mũi là tình trạng thường gặp khi bị cảm lạnh, cảm cúm. Vậy ho sổ mũi uống thuốc gì, trong quá trình uống thuốc cần phải lưu ý những gì để có thể điều trị dứt điểm vấn đề này?
Dưới đây là một số thuốc trị ho sổ mũi thường được sử dụng khi cơ thể có các triệu chứng ho, nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau họng….
Mục lục bài viết
1. Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh
Với thành phần gồm các dược liệu quý và những vị thuốc trị ho phổ biến trong dân gian, đã được nghiên cứu và chứng minh trị các chứng ho, kể cả ho do sổ mũi hiệu quả. Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh là cách trị ho, sổ mũi tại nhà được nhiều bác sĩ khuyên nên áp dụng.
Yếu tố tạo nên sự khác biệt về chất lượng của thuốc ho bổ phế Bảo Thanh, đó chính là bí quyết bào chế và kết hợp theo đúng trật tự Quân – Thần – Tá – Sứ của đông y. Trong đó những thành phần dược liệu đóng vai trò quan trọng nhất gồm: Xuyên bối mẫu có tác dụng chính là thanh phế, hóa đờm; Tỳ bà diệp và Sa sâm hỗ trợ tiêu đờm, đau rát cổ; Cam thảo hỗ trợ tiêu đờm, tiêu viêm, tán ứ…. Thuốc ho sổ mũi Bảo Thanh hội tụ đầy đủ công năng vừa trừ ho, hóa đờm; vừa bổ phế, kiện tỳ và tăng cường sức đề kháng để trị bệnh toàn diện cả gốc lẫn ngọn.
Ngoài ra, với những thành phần an toàn và lành tính đã nhận được giải thưởng Ngôi sao thuốc Việt do Bộ Y tế trao tặng; hay giải thưởng Sản phẩm thuốc ho bổ phế được tin dùng số 1. Bảo Thanh phù hợp với mọi lứa tuổi, không chỉ cho người lớn, mà còn có thể sử dụng cho cả trẻ nhỏ.
Hướng dẫn sử dụng:
- Trẻ em trên 1 tuổi: ngày uống 3 lần, mỗi lần 5ml.
- Trẻ em trên 2,5 tuổi: ngày uống 3 lần, mỗi lần 10ml.
- Người lớn: ngày uống 3 lần, mỗi lần 15ml
Ngoài ra, bạn thể pha siro ho bổ phế Bảo Thanh uống với nước ấm hàng ngày để giữ ấm cho cơ thể. Cách này sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng ho do sổ mũi trong giai đoạn giao mùa hoặc vào mùa đông.
2. Thuốc giảm ho
Các loại thuốc giảm ho như Codein và Dextromethorphan, có tác dụng ức chế các trung tâm gây ho, từ đó làm giảm phản xạ ho. Tuy nhiên, nhóm thuốc này chỉ nên sử dụng khi bị ho khan dữ dội, ho lâu ngày không khỏi gây mệt mỏi, nôn ói và mất ngủ.
Trẻ em nếu sử dụng hai loại thuốc này có thể gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng. Do đó, cha mẹ cần hết sức cẩn trọng khi dùng thuốc tây cho trẻ em. Thay vì dùng thuốc một cách “mù mờ”, cha mẹ nên áp dụng các loại dược liệu trị ho lành tính đã được Bộ Y tế kiểm nghiệm chất lượng an toàn, lành tính đối với trẻ em.
3. Thuốc kháng histamin
Thuốc kháng histamin có tác dụng làm dịu cảm giác đau rát và giảm ho hiệu quả. Tuy nhiên, loại thuốc này có thể gây nên một số tác dụng phụ như gây buồn ngủ. Do đó, thuốc kháng histamin được khuyến cáo không cho trẻ em sử dụng trong thời gian dài; đồng thời không dùng trong trường hợp trẻ bị ho có đờm, hen suyễn và bị viêm đường hô hấp dưới.
4. Thuốc hạ sốt, giảm đau
Trong trường hợp người bệnh xuất hiện các triệu chứng sốt ho sổ mũi, bác sĩ có thể kê các loại thuốc hạ sốt và giảm đau như paracetamol. Đây là loại thuốc ít có tác dụng phụ, nhưng nếu sử dụng quá liều thì không tốt cho gan và có thể gây ra một số tác dụng phụ như nôn, đau bụng. Nếu sau khi dùng paracetamol, người bệnh bị sốt, ho sổ mũi tiêu chảy thì cần phải ngưng dùng thuốc ngay.
5. Thuốc kháng sinh
Khi bị ho sổ mũi do các vi khuẩn gây viêm nhiễm đường hô hấp ở mức độ nặng, hoặc tình trạng ho sổ mũi tái đi tái lại nhiều lần, bác sĩ sẽ kê các loại thuốc kháng sinh để điều trị. Thông thường, thuốc kháng sinh được kê chủ yếu cho người lớn, còn với trẻ nhỏ thì ít sử dụng hơn. Nhưng dù ở độ tuổi nào đều không được tự ý sử dụng thuốc kháng sinh, tốt nhất nên nghe lời khuyên của bác sĩ để tránh tình ho sổ mũi nặng hơn.
6. Thuốc chống sung huyết
Thuốc chống sung huyết là tây dược được sử dụng phổ biến để làm giảm các triệu chứng như sốt, ho, sổ mũi do cảm lạnh, viêm xoang… gây ra. Khi sử dụng thuốc chống sung huyết cần dùng theo đúng liều lượng của bác sĩ. Nếu lạm dụng thuốc có thể dẫn đến tình trạng toàn thân tím tái, tăng huyết áp, chóng mặt, vã mồ hôi…. Những người có tiền sử bị suy thận, đái tháo đường, hen suyễn… trước khi sử dụng nên hỏi ý kiến của bác sĩ.
7. Những lưu ý khi sử dụng thuốc tây y trị ho sổ mũi
Các loại thuốc tây y có ưu điểm nhanh chóng làm giảm các cơn ho, trị sổ mũi nhanh chóng. Tuy nhiên lại có nhược điểm nhiều tác dụng phụ, do đó khi sử dụng các loại thuốc tây y cần phải lưu ý một số vấn đề sau:
- Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua thuốc để sử dụng.
- Dùng thuốc đúng liều lượng chỉ định, không lạm dụng thuốc.
- Nếu phải sử dụng thuốc tây y để trị ho, nên phối hợp với thuốc ho Đông dược để tăng hiệu quả điều trị bệnh. Thời gian uống thuốc nên cách nhau ít nhất 30 phút để các loại thuốc phát huy được tối đa tác dụng.
- Sau khi sử dụng thuốc tây, nếu thấy cơ thể có bất cứ dấu hiệu gì bất thường nên ngưng sử dụng thuốc và tham vấn ý kiến của các bác sỹ chuyên khoa.
Ngoài những lưu ý trên, bạn cũng nên xây dựng chế độ ăn uống nghỉ ngơi lành mạnh và giữ ấm cơ thể để nhanh khỏi bệnh. Cách tốt nhất để chăm sóc sức khỏe là phòng bệnh, mà điều này có thể dễ dàng thực hiện hàng ngày bằng các cách đơn giản như duy trì uống Bảo Thanh hàng ngày hoặc mang theo viên ngậm Bảo Thanh bên mình để dùng ngay khi chớm ho, sổ mũi, rát họng.
Qua bài viết trên, tin chắc rằng bạn đã trả lời được câu hỏi ho sổ mũi uống thuốc gì. Ngoài thuốc ho bổ phế Bảo Thanh được điều chế từ các dược liệu tự nhiên an toàn và lành tính đã được rất nhiều người dùng hiệu quả, khi sử dụng bất kỳ thuốc trị ho nào bạn cũng cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ. Không tự ý dùng thuốc tây y để trị ho, để tránh những tác dụng phụ không đáng có nhé!
Thuốc Ho Bổ Phế Bảo Thanh chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập