Hướng dẫn cách trị ho bằng quả phật thủ không phải ai cũng biết

Phật thủ là một trong những loại trái cây thường xuất hiện phổ biến trong mâm ngũ quả, và rất ít người biết rằng có những cách trị ho bằng quả phật thủ được lưu truyền từ nhiều thế hệ trước cho đến nay. Vậy cách trị ho bằng quả phật thủ như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách dùng phật thủ trị ho chi tiết nhất.

cach-tri-ho-bang-qua-phat-thu

Mục lục bài viết

1. Công dụng của quả phật thủ trong trị ho 

Theo đông y, phật thủ có vị đắng, chua, cay, tính ấm; có tác dụng điều hòa khí, co thắt cơ trơn, bổ tỳ vị, kháng khuẩn và tiêu đờm

Còn theo y học hiện đại, phật thủ rất giàu vitamin C, cùng với các hoạt chất khác rất tốt cho sức khỏe như tinh dầu chanh, glycozit, acid hữu cơ… Do đó, loại quả này phát huy hiệu quả trị các bệnh lý về đường hô hấp như trừ ho, bệnh viêm phế quản mãn tính, tắc nghẽn phổi mãn tính…. 

Ngoài ra, phật thủ còn được sử dụng để bồi bổ dạ dày, giảm đau, hạ huyết áp, cắt cơn hen, chữa nôn, giải rượu…. 

2. Cách trị ho bằng quả phật thủ 

2.1. Nhai phật thủ tươi 

Cách dùng phật thủ để trừ ho đơn giản nhất là ăn quả phật thủ tươi. Với các thành phần dưỡng chất có tác dụng kháng khuẩn, làm giảm độ đặc của đờm, tiêu đờm và bổ tỳ vị. Khi dùng phật thủ tươi, những cơn ho sẽ được đẩy lùi nhanh chóng. 

Cách thực hiện: 

  • Quả phật thủ rửa sạch, ngâm với nước muối loãng vài lần, sau đó để ráo nước. 
  • Thái quả phật thủ thành miếng nhỏ. 
  • Sau đó nhai cả phần vỏ và cùi bên trong, nhai kỹ và nuốt từ từ. 
  • Thực hiện mỗi ngày 1 – 2 lần. 

2.2. Phật thủ kết hợp với mật ong 

Mật ong là nguyên liệu được ví như chất kháng sinh tự nhiên, có tác dụng ức chế và tiêu diệt các vi khuẩn gây tổn thương hệ hô hấp, ngừa viêm, hỗ trợ làm lành các niêm mạc bị thương và tăng cường sức đề kháng cho hệ hô hấp. Vì thế, bạn có thể kết hợp mật ong với phật thủ để trị ho theo hướng dẫn dưới đây: 

  • Quả phật thủ rửa sạch, ngâm với nước muối loãng vài lần, sau đó để ráo nước. 
  • Bổ đôi quả phật thủ, sau đó thái hạt lựu. 
  • Trộn phật thủ với một lượng mật ong vừa đủ ngập bề mặt phật thủ. 
  • Đem hỗn hợp trên hấp cách thủy, cho đến khi phật thủ chín nhừ thì tắt bếp. 
  • Chắt lấy nước cốt để uống. 
  • Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 – 3 thìa cà phê. 

2.3. Phật thủ kết hợp với mạch nha 

Theo đông y, mạch nha hay còn gọi lúa mạch có vị ngọt, tính ôn; có công dụng bổ tỳ vị, nhuận phế, chỉ thống nên có tác dụng điều trị chứng bệnh ho khan, ho có đờm, ho do viêm phế quản. Cách trị ho bằng phật thủ và mạch nha thực hiện như sau:

  • Quả phật thủ rửa sạch, ngâm với nước muối loãng vài lần, sau đó để ráo nước. 
  • Thái phật thủ thành từng lát mỏng và trộn đều với một lượng mạch nha vừa đủ. 
  • Đem hỗn hợp trên hấp cách thủy, cho đến khi miếng phật thủ có màu trong veo thì tắt bếp. 
  • Đợi hỗn hợp nguội thì chắt lấy nước cốt để uống. 
  • Mỗi lần uống khoảng 5ml, ngày uống 3 – 5 lần. 

2.3. Phật thủ kết hợp với đường phèn, mạch nha và mật ong 

Đường phèn có vị ngọt, tính bình; có công dụng bổ phế và tỳ vị, ích khí, chỉ khái và trừ đờm. Do đó, đây cũng là một trong những nguyên liệu được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc trị ho dân gian. 

Đối với cách này, bạn thực hiện như sau: 

  • Quả phật thủ rửa sạch, ngâm với nước muối loãng vài lần, sau đó để ráo nước. 
  • Phật thủ cắt thành từng lát mỏng rồi xếp vào lọ thủy tinh theo từng lớp. Cứ một lớp phật thủ, thì rải một lớp đường phèn, mạch nha. 
  • Sau đó cho một lượng mật ong vừa đủ vào trong lọ thủy tinh, đậy nắp kín và ngâm khoảng 1 tháng. 
  • Khi sử dụng, chắt lấy hỗn hợp đã ngâm để uống. 
  • Mỗi lần uống 2 – 3 thìa, mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ. 

3. Lưu ý khi trị ho bằng quả phật thủ 

Khi trị ho bằng quả phật thủ, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau: 

  • Tìm mua quả phật thủ đảm bảo chất lượng, không bị phun thuốc trừ sâu hoặc dùng chất bảo quản. 
  • Quả phật thủ trước khi sử dụng cần phải rửa sạch và ngâm nước muối loãng để loại bỏ các tạp chất gây hại cho sức khỏe. 
  • Không sử dụng bài thuốc trị ho từ quả phật thủ và mật ong cho trẻ em dưới 1 tuổi. 
  • Khi sử dụng, nếu thấy có những dấu hiệu bất thường, cần ngưng dùng ngay để theo dõi sức khỏe. 

Với những cách chữa ho bằng quả phật thủ được chia sẻ trong bài viết trên, bạn có thể lựa chọn cho mình phương pháp phù hợp nhất để giúp đẩy lùi những cơn ho khó chịu. Đừng quên ghi nhớ những lưu ý trong quá trình sử dụng để tránh được những tác dụng phụ không mong muốn. 

Theo các chuyên gia y tế, các mẹo trị ho dân gian dù phát huy hiệu quả, song đòi hỏi cần phải chọn được nguyên liệu chất lượng và kiên trì trực hiện trong thời gian dài. Vì thế, tốt nhất bạn nên sử dụng Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh để trừ ho, phổ phế, tiêu đờm và tăng sức đề kháng cho hệ hô hấp.

Thuốc ho Bảo Thanh là thuốc đông dược trị ho cao cấp, được kiểm định và cấp phép bởi Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế. Sản phẩm này có tác dụng dưỡng vùng hầu họng, giúp làm giảm cảm giác ngứa rát, sưng đau khó chịu tại vùng họng, đồng thời hỗ trợ làm lành các niêm mạc họng bị tổn thương. Trong trường hợp họng bị vướng đờm, thuốc ho này có tác dụng làm loãng đờm và tiêu đờm. Do đó, Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh giúp cải thiện các triệu chứng viêm nhiễm đường hô hấp và trị ho hiệu quả, an toàn, nhanh chóng.

Đánh giá cho bài viết này
Nguồn tham khảo / Source

Thuốc Ho Bổ Phế Bảo Thanh chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập

Đặt câu hỏi cho chuyên gia:
0 bình luận