Bệnh viêm phổi – Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
Phổi đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hệ hô hấp, vì thế khi bị viêm phổi sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc hít thở và cung cấp oxy cho toàn bộ các cơ quan bên trong cơ thể. Bệnh nếu không được hiểu đúng và điều trị kịp thời, thì sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Mục lục bài viết
1. Bệnh viêm phổi là gì?
Viêm phổi là tình trạng các phế nang trong phổi bị tổn thương gây viêm nhiễm. Phổi có thể bị viêm nhiễm ở một vài điểm trên phế nang, hoặc cả hai nang phổi nếu như bệnh đến giai đoạn nặng. Khi đó, phổi tiết dịch và để lại nhiều tế bào chết trong các túi khí, điều này làm tắc nghẽn phổi và làm giảm quá trình trao đổi oxy.
Khi phổi không thể đảm nhận tốt chức năng cung cấp oxy cho cơ thể, các tế bào bên trong sẽ thiếu hụt lượng oxy cần thiết để duy trì hoạt động. Do đó, người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, xuất hiện thêm nhiều vấn đề khác về sức khỏe và thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng, không phân biệt tuổi tác và giới tính. Bệnh nếu kéo dài trên 6 tuần, đã áp dụng các biện pháp điều trị nhưng không khỏi thì sẽ được chẩn đoán mắc viêm phổi mãn tính. Khi đó, bệnh diễn biến phức tạp và khó điều trị dứt điểm hơn rất nhiều giai đoạn cấp tính.
2. Phân loại viêm phổi
Dựa theo nguồn lây nhiễm bệnh, y học chia bệnh lý này thành hai loại. Cụ thể như sau:
Viêm phổi bệnh viện: Đây là tình trạng bệnh nhân nhập viện và được chẩn đoán phổi bị viêm trong vòng 48 giờ, mà trước đó hoàn toàn không có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh.
Viêm phổi cộng đồng: Tất cả các trường hợp phổi bị viêm không phải trong vòng 48h sau khi nhập viện, sẽ được xếp vào nhóm viêm nhiễm phổi cộng đồng. Bệnh xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, thường gặp nhiều nhất ở trẻ nhỏ và người cao tuổi.
3. Nguyên nhân
3.1. Vi khuẩn
Vi khuẩn là nguyên nhân của phần lớn các trường hợp viêm phổi ở người lớn và trẻ nhỏ. Một số loại vi khuẩn gây bệnh thường gặp nhất là Streptococcus pneumoniae (S. pneumoniae). Ngoài ra, một số chủng vi khuẩn khác cũng có thể khiến phổi bị viêm như Staphylococcus, Mycoplasma, Haemophilus và Legionella.
3.2. Virus
Virus là nguyên nhân khiến phổi bị nhiễm nhiễm nhiều thứ hai sau vi khuẩn. Những virus gây bệnh này có thể kể đến như: virus cúm, virus hợp bào hô hấp, sởi, thủy đậu, Rhinovirus, Parainfluenza virus….
3.3. Nấm
Nấm cũng là một trong những nguyên nhân khiến phổi bị tổn thương và dẫn đến viêm nhiễm. Khi các bào tử nấm đi vào cơ thể, chúng sẽ nhanh chóng tấn công các phế nang, bệnh diễn biến nhanh và ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc hô hấp nếu không được điều trị kịp thời.
3.4. Hóa chất
Phổi bị viêm do hóa chất là trường hợp ít gặp, nhưng lại gây ra hậu quả nghiêm trọng nhất trong số tất cả những nguyên nhân khiến phổi bị tổn thương. Mỗi loại hóa chất khác nhau sẽ tác động đến phổi ở mức độ khác nhau. Bên cạnh đó, chúng còn có thể gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể.
4. Dấu hiệu nhận biết
4.1. Biểu hiện bệnh ở người lớn
Đối với những người trưởng thành khi phổi bị viêm nhiễm, thì sẽ xuất hiện những triệu chứng sau:
- Ho khan, ho có đờm.
- Khó thở.
- Tức ngực, đặc biệt là khi ho hoặc thở.
- Thân nhiệt tăng đột ngột, hoặc tăng từ từ, người đổ nhiều mồ hôi. Tuy nhiên, đối với người cao tuổi thì thân nhiệt sẽ thấp hơn bình thường.
- Cơ thể mệt mỏi, suy nhược.
- Đầu óc không được tỉnh táo.
- Buồn nôn, nôn ói.
- Tiêu chảy.
4.2. Biểu hiện ở trẻ em
Các triệu chứng viêm phổi ở trẻ em thường không rõ ràng. Các bé sẽ có một số triệu chứng sau:
- Ho nhiều.
- Sốt.
- Khó thở, thở khò khè.
- Người mệt mỏi.
- Nôn trớ.
- Không chịu ăn uống.
5. Các yếu tố làm tăng nguy cơ viêm phổi
Tỉ lệ mắc bệnh lý này sẽ tăng ở những đối tượng sau:
- Trẻ em dưới 2 tuổi và người già trên 65 tuổi.
- Người thường xuyên hút thuốc lá hoặc hít phải khói thuốc lá thụ động.
- Người thường xuyên mắc phải các bệnh lý về đường hô hấp như cảm lạnh, cảm cúm, viêm thanh quản….
- Người có tiền sử hoặc đang mắc các bệnh về tim mạch, gan, tiểu đường, hen suyễn….
- Người có sức đề kháng yếu, đang điều trị một số loại bệnh.
6. Cách chữa viêm phổi
Đối với từng giai đoạn bệnh khác nhau, sẽ có những phác đồ điều trị khác nhau. Thông thường, khi phổi bị viêm sẽ áp dụng những cách chăm sóc và điều trị sau:
6.1. Súc miệng bằng nước muối sinh lý
Trong khoang miệng có chứa nhiều virus, vi khuẩn và nấm gây hại cho sức khỏe. Nếu gặp điều kiện thuận lợi, chúng có thể phát triển nhanh và mạnh, sau đó đi sâu vào đường thở và gây tổn thương phổi. Vì thế, bạn nên dùng nước muối sinh lý súc miệng, để có thể loại bỏ các tác nhân gây hại này, giúp bảo vệ hệ hô hấp được tốt nhất.
6.2. Uống nước ấm
Nước ấm có tác dụng bù nước cho cơ thể khi bị sốt, làm ẩm và ấm vùng hầu họng, giảm cảm giác ngứa rát cổ họng, giúp làm loãng đờm, tiêu đờm và giảm phản xạ ho. Vì thế, bạn nên uống nhiều nước để giúp đẩy lùi triệu chứng bệnh.
6.3. Chườm nóng hạ sốt
Cách này được áp dụng khi người bệnh bị sốt để giúp hạ thân nhiệt của cơ thể. Bạn chỉ cần nhúng khăn sạch vào nước ấm, vắt ráo nước rồi lau người và đắp khăn lên trán để hạ sốt.
6.2. Dùng Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh
Thuốc ho bổ phế bảo Thanh là sản phẩm đông dược cao cấp, được nhiều chuyên gia y tế khuyên dùng khi bị các bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp, bao gồm bệnh viêm phổi. Với thành phần là các vị dược liệu quý được kế thừa từ bài thuốc cổ phương Xuyên bối tỳ bà cao như: Xuyên bối mẫu, Tỳ bà diệp, Viễn chí…; lại được gia thêm các vị thuốc nam phổ biến như: Cam thảo, Bạc hà, Mật ong, Ô mai…. Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh có công dụng trừ ho, bổ phế, tiêu đờm, dưỡng hệ hô hấp. Sau khi sử dụng sản phẩm này, các triệu chứng bệnh như đau họng, ngứa rát họng, ho, đờm nhầy trong họng… sẽ được cải thiện nhanh chóng và hiệu quả.
Thuốc ho Bảo Thanh hiện có hai dạng bào chế, gồm siro uống và viên ngậm kẹo cứng Lozenge. Khi kết hợp sử dụng cả siro uống và viên ngậm sẽ giúp phát huy hiệu quả hỗ trợ điều trị ở cả trẻ em và người lớn.
Đặc biệt, với sản phẩm viên ngậm Bảo Thanh NS (No Sugar) được bào chế theo công thức mới, sử dụng chất tạo ngọt từ đường Isomalt không sinh năng lượng. Vì thế, sản phẩm rất phù hợp cho những người có tiền sử bị tiểu đường, người kiêng đường, người không muốn nạp nhiều đường vào cơ thể. Cha mẹ khi cho con dùng viên ngậm Bảo Thanh cũng sẽ không phải lo lắng con có thể bị sâu răng khi ngậm thuốc ho.
6.3. Dùng thuốc tây y
Khi bệnh có dấu hiệu diễn biến nặng hơn, áp dụng những cách chăm sóc sức khỏe tại nhà nhưng không mang lại hiệu quả tốt. Lúc này, người bệnh có thể được kê một số loại thuốc tây y để hỗ trợ điều trị bệnh. Cụ thể gồm:
- Thuốc kháng virus: Nhóm thuốc này được chỉ định khi nguyên nhân gây bệnh là do virus tấn công phổi.
- Thuốc kháng nấm: Bác sĩ sẽ kê các loại thuốc kháng nấm nếu nguyên nhân khiến phổi bị viêm là do nấm.
- Thuốc kháng sinh: Các loại thuốc kháng sinh được sử dụng khi viêm nhiễm phổi do vi khuẩn gây ra.
- Thuốc giảm đau, hạ sốt: Nhóm thuốc này được kê đơn để điều trị các triệu chứng bệnh như sốt, đau rát họng.
6.4. Dùng máy thở
Khi các loại thuốc không cải thiện tình trạng bệnh, người bệnh sẽ được chỉ định đeo máy thở để hỗ trợ hỗ hấp. Nếu người bệnh không được dùng máy thở kịp thời, thì có thể dẫn đến tình trạng cơ thể thiếu oxy trầm trọng gây nguy hiểm đến tính mạng.
7. Cách ngăn ngừa viêm phổi
Cách bảo vệ phổi khỏi những tổn thương, ngăn ngừa bệnh tốt nhất là xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh, đồng thời bổ sung các thực phẩm cần thiết cho phổi. Cụ thể:
- Không hút thuốc lá hoặc hạn chế đứng gần những khu vực có nhiều khói thuốc lá.
- Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng hoặc các dung dịch diệt khuẩn.
- Hạn chế tiếp xúc với những người đang có dấu hiệu viêm phổi hoặc các bệnh viêm đường hô hấp.
- Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm chứa nhiều bụi bẩn, hóa chất.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như rau xanh, hoa quả, thịt cá, trứng sữa….
- Tập thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sức khỏe.
- Tạo lập thói quen dưỡng sinh cho phổi bằng cách uống siro Bảo Thanh pha với nước ấm ngày 2 lần vào buổi sáng sớm và buổi tối trước khi đi ngủ. Đây chính là cách phòng ngừa bệnh hiệu quả vì nó giúp dưỡng phổi khỏe mạnh để chống lại các tác nhân gây bệnh tấn công hệ hô hấp.
Viêm phổi sẽ không gây nguy hiểm cho sức khỏe khi được phát hiện sớm và áp dụng các biện pháp chăm sóc kịp thời. Do đó, ngay khi xuất hiện triệu chứng bệnh, bạn cần phải áp dụng ngay những cách chăm sóc sức khỏe được chia sẻ trong bài viết trên, để nhanh chóng đẩy lùi bệnh và ngăn bệnh diễn biến nặng hơn. Tuy nhiên, nếu sau 5 – 7 ngày không thấy tình trạng bệnh cải thiện, thì bạn nên sớm đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Thuốc Ho Bổ Phế Bảo Thanh chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập