Viêm phổi ở trẻ sơ sinh – Dấu hiệu nhận biết và cách chăm sóc

Triệu chứng khi trẻ sơ sinh bị viêm phổi không rõ ràng, dễ bị nhầm lẫn với các bệnh hô hấp khác, điều này khiến viêm phổi ở trẻ sơ sinh thường phát hiện muộn và gây nguy hiểm cho sức khỏe của bé. Vậy khi phổi của bé bị viêm sẽ có những triệu chứng gì và phải chăm sóc trẻ sơ sinh mắc bệnh lý này như thế nào? Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh sẽ cung cấp cho cha mẹ những thông tin chi tiết ngay dưới đây.

Triệu chứng khi trẻ sơ sinh bị viêm phổi không rõ ràng, dễ bị nhầm lẫn với các bệnh hô hấp khác
Triệu chứng khi trẻ sơ sinh bị viêm phổi không rõ ràng, dễ bị nhầm lẫn với các bệnh hô hấp khác

 

Mục lục bài viết

1. Nguyên nhân gây viêm phổi ở trẻ sơ sinh 

1.1. Virus và vi khuẩn 

Virus và vi khuẩn là hai tác nhân chính gây viêm phổi ở trẻ sơ sinh. Trong đó, bệnh do virus gây ra chiếm đến 80 – 85% như: virus cúm, thủy đậu, ho gà…. 

Các vi khuẩn gây bệnh cho bé có thể kể đến như: S. pneumoniae, Hemophilus influenzae, S. aureus….

1.2. Nhiễm khuẩn do hít phải nước ối, phân su 

Trong giai đoạn trẻ được sinh ra, nếu trẻ hít phải nước ối hoặc phân su thì tỉ lệ phổi bị viêm sẽ cao hơn. Vì trong nước ối và phân su có nhiều vi khuẩn như: Cytomegalovirus, H.Influenza, S.pneumonia, Klebsiella,… chúng có thể xâm nhập dễ dàng vào cơ thể trẻ, tấn công và gây tổn thương phổi. 

1.3. Trẻ bị sinh non hoặc thiếu cân 

Hệ tiêu hóa của những trẻ bị sinh non, thiếu cân thường phát triển chưa hoàn thiện. Lúc này chức năng của hệ tiêu hóa yếu, chưa đảm nhận được hoàn toàn chức năng tiêu thụ lượng sữa nạp vào cơ thể. Do đó, bé thường xuyên bị trào ngược dạ dày và làm tăng nguy cơ phổi bị viêm. 

1.4. Trẻ bú hay bị nôn trớ 

Nếu trẻ thường xuyên bị nôn trớ khi bú mẹ, sữa có thể theo đường thở đi vào phổi. Lúc này bé có thể bị hụt hơi, thở gấp, mặt tím tái. Khi lượng sữa đi vào phổi quá nhiều, có thể làm tăng khả năng viêm nhiễm phổi. 

1.5. Nhiễm khuẩn từ các dụng cụ y tế khi sinh 

Việc sử dụng các thiết bị y tế không được khử khuẩn sạch sẽ hoặc không gian sinh nở, chăm sóc trẻ sau sinh không được vô trùng, thì có thể khiến trẻ bị nhiễm khuẩn. Lúc này, vi sinh vật gây bệnh có thể xâm nhập và tấn công đường thở, làm tăng khả năng mắc các bệnh hô hấp, bao gồm cả viêm phổi

1.6. Trẻ bị nhiễm lạnh 

Trẻ sơ sinh tiếp xúc nhiều với gió lạnh, cơ thể không được giữ ấm hoặc ủ ấm quá kỹ khiến mồ hôi không thoát được, ngấm ngược trở lại vào trong cơ thể bé… sẽ khiến bé bị nhiễm lạnh. Hậu quả là phổi của trẻ sơ sinh dễ bị viêm nhiễm. 

1.7. Không tiêm phòng đầy đủ

Nhiều cha mẹ quên mất không tiêm phòng cho trẻ hoặc tiêm không đủ các mũi vaccine cần thiết, cũng có thể khiến trẻ sơ sinh bị viêm phổi. Vì lúc này sức đề kháng của trẻ còn yếu, nếu không được tiêm vaccine đầy đủ, thì cơ thể không nhận biết và chống lại được các tác nhân gây hại xâm nhập vào cơ thể, nên sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh. 

Ngoài ra, tỉ lệ mắc bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh sẽ tăng lên nếu trẻ bị bệnh viêm da, viêm dây rốn, sống trong môi trường ô nhiễm, nhiều bụi bẩn, tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá thụ động hoặc thời điểm giao mùa, trời lạnh hoặc thời tiết thay đổi đột ngột. 

2. Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị viêm phổi 

2.1. Triệu chứng ban đầu

Hệ hô hấp của trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn thiện, nên các triệu chứng lâm sàng của bệnh khá ít và không rõ ràng như: 

  • Sốt trên 37,5°C hoặc bị hạ thân nhiệt. 
  • Trẻ bị khó thở hoặc thở nhanh trên 60 lần trong 1 phút. 
  • Bú kém hoặc bỏ bú. 

2.2. Triệu chứng viêm phổi nặng 

Khi bé xuất hiện những triệu chứng bệnh rõ ràng dưới đây, thì tình trạng bệnh của bé đã nặng: 

  • Sốt trên 37,5°C hoặc bị hạ thân nhiệt. 
  • Trẻ ngủ li bì, khó đánh thức. 
  • Trẻ bú kém hoặc bỏ bú. 
  • Chướng bụng, nôn nhiều. 
  • Khó thở, rút lõm lồng ngực hoặc có hội chứng ngưng thở. 
  • Ho, khó thở, thở khò khè, thở nhanh. 
  • Người tím tái. 

Lúc này, cha mẹ cần phải sớm đưa trẻ đến viện để được bác sĩ thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị viêm phổi ở trẻ sơ sinh hiệu quả nhất.

Nếu trẻ lớn hơn 1 tuổi, cha mẹ hãy xem bài viết: Trẻ bị viêm phổi – Nguyên nhân và cách phòng ngừa

3. Viêm phổi ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Nếu cha mẹ sớm phát hiện ra tình trạng sức khỏe của bé, sớm có biện pháp chăm sóc sức khỏe đúng cách và được điều trị kịp thời, thì bệnh lý không có gì đáng lo ngại. Nhưng nếu cha mẹ phát hiện bệnh chậm, chăm sóc và điều trị không đúng cách thì có thể gây ra những biến chứng gây ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ. 

Một số biến chứng có thể gặp phải như: tràn mủ màng phổi, tràn dịch màng tim, trụy tim, viêm màng não, nhiễm trùng máu….

4. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị viêm phổi 

4.1. Chườm ấm hạ sốt 

Mẹ nên chườm nóng cho con để tăng tuần hoàn máu và giữ ấm cơ thể
Mẹ nên chườm nóng cho con để tăng tuần hoàn máu và giữ ấm cơ thể

Cha mẹ nên dùng nước ấm để lau người và chườm nóng hạ sốt cho trẻ. Lấy một chiếc khăn sạch và nhúng vào nước ấm, vắt khô rồi lau người cho trẻ, đặc biệt là vùng nách, bẹn. Sau đó đặt khăn trên trán của trẻ để giúp trẻ hạ sốt. Khi khăn đã hết ấm thì lại nhúng khăn vào nước ấm và tiếp tục chườm cho trẻ. 

Nếu trẻ sốt trên 38,5°C thì cần nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ xử lý kịp thời. 

4.2. Tăng cữ bú cho trẻ 

Mẹ cần tăng cường cữ bú cho bé
Mẹ cần tăng cường cữ bú cho bé

Ở giai đoạn sơ sinh, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chủ yếu của trẻ, giúp bổ sung dưỡng chất và tăng sức đề kháng cho trẻ. Do đó, mẹ nên cho bé bú nhiều hơn để sức khỏe bé mau hồi phục. 

Nếu trẻ uống sữa công thức, thì cha mẹ cũng nên cho bé uống sữa nhiều hơn và chú ý là dùng nước ấm để pha sữa cho trẻ, nhằm tránh cơ thể trẻ bị nhiễm lạnh. Trong trường hợp sữa mẹ được trữ sẵn trong tủ đông, thì cha mẹ cũng nên hâm nóng lại sữa cho bé. 

Ngoài ra, với những trẻ đã đủ tuổi ăn dặm, cha mẹ nên cho bé ăn đồ loãng, lỏng và mềm như cháo, súp để bé dễ tiêu hóa. 

4.3. Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý 

Cha mẹ nên dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi cho bé hàng ngày. Cách này sẽ giúp loại bỏ các dịch nhầy có chứa nhiều virus, vi khuẩn gây bệnh; đồng thời làm thông thoáng đường thở và giúp cho bé dễ thở hơn. 

4.4. Giữ ấm cho trẻ 

Khi trẻ sơ sinh bị viêm phổi, nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với gió lạnh, điều hòa. Cha mẹ cần giữ ấm cơ thể cho trẻ, nhưng không nên cho trẻ mặc quần áo quá nhiều để tránh tình trạng bé ra quá nhiều mồ hôi, ngấm ngược trở lại bên trong cơ thể gây nhiễm lạnh, dẫn đến bệnh nặng hơn. 

4.5. Vệ sinh tay sạch sẽ trước và sau khi chăm sóc trẻ 

Cha mẹ nên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, trước và sau khi cho trẻ ăn hay tiếp xúc với trẻ. Vì trên tay người lớn có thể chứa các vi sinh vật gây hại cho sức khỏe của bé, khiến bệnh tình của bé nặng hơn. 

4.6. Cho bé nằm gối cao, thường xuyên thay đổi tư thế của bé 

Mẹ nên kê cao gối cho bé khi ngủ
Mẹ nên kê cao gối cho bé khi ngủ

Khi trẻ đi ngủ, cha mẹ nên kê gối cao hơn cho bé hoặc cho bé nằm nửa ngồi, thường xuyên thay đổi tư thế cho bé để giảm ứ máu ở phổi. Cha mẹ cho bé nghỉ ngơi nhiều ở nơi yên tĩnh để sức khỏe mau hồi phục. 

4.7. Vỗ rung long đờm 

Trong trường hợp bé bị ho đờm, cha mẹ có thể khum bàn tay và vỗ vào phía sau lưng trẻ ở hai bên lá phổi, mỗi bên khoảng 3 – 5 phút. Cách này sẽ giúp long đờm và tống chất đờm ra khỏi cơ thể tốt hơn. 

5. Cách phòng bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh 

Tiêm vaccine đầy đủ là cách tốt nhất để phòng bệnh cho bé
Tiêm vaccine đầy đủ là cách tốt nhất để phòng bệnh cho bé

Để ngăn ngừa viêm phổi ở trẻ sơ sinh, cha mẹ cần lưu ý những điểm sau:

  • Cho trẻ bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên và bú đến khi bé được 24 tháng tuổi. 
  • Hạn chế đưa trẻ đến những nơi đông người và tiếp xúc với những người đang có dấu hiệu mắc các bệnh hô hấp. 
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc gần khu vực có khói thuốc lá.
  • Cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ phải rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng, dung dịch sát khuẩn trước khi cho bé ăn hoặc chạm vào bé. 
  • Giữ ấm cơ thể cho trẻ, nhưng không mặc đồ cho bé nhiều quá mức. 
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, đồ chơi của bé sạch sẽ. 
  • Tiêm chủng vaccine đúng lịch. 
  • Khi trẻ có những dấu hiệu của bệnh hô hấp, sau khi áp dụng các biện pháp chăm sóc sức khỏe tại nhà 1 – 2 ngày nhưng không thấy tình hình được cải thiện, thì cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám. 

Trẻ sơ sinh là đối tượng dễ mắc các bệnh về đường hô hấp nhất, do cơ thể trẻ còn yếu, sức đề kháng chưa đủ để chống lại các tác nhân gây bệnh. Do đó, cha mẹ cần theo dõi sát các biểu hiện sức khỏe của trẻ, nếu thấy có biểu hiện bất thường cần nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.

Đánh giá cho bài viết này
Nguồn tham khảo / Source

Thuốc Ho Bổ Phế Bảo Thanh chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập

Đặt câu hỏi cho chuyên gia:
0 bình luận