Viêm phổi có lây không? Có di truyền không?

Viêm phổi là bệnh viêm đường hô hấp thường gặp, có thể xảy ra ở mọi đối tượng. Xoay quanh bệnh lý này có rất nhiều câu hỏi được mọi người đặt ra như: viêm phổi có lây không, có di truyền không… để có thể trả lời được những câu hỏi trên chính xác nhất, hãy theo dõi bài viết dưới đây của Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh.

Viêm phổi có thể lây truyền từ người này sang người khác thông qua nhiều con đường khác nhau
Viêm phổi có thể lây truyền từ người này sang người khác thông qua nhiều con đường khác nhau

Mục lục bài viết

1. Viêm phổi có lây không? 

Viêm phổi là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, chủ yếu do virus, vi khuẩn và nấm gây nên. Đây là những vi sinh vật được xếp vào nhóm truyền nhiễm. Vì thế, bệnh có thể lây truyền từ người này sang người khác thông qua nhiều con đường khác nhau. Những ai càng tiếp xúc gần và nhiều với người bị viêm nhiễm phổi, thì tỉ lệ nhiễm bệnh càng cao. 

2. Bệnh lây qua con đường nào? 

2.1. Lây trực tiếp từ người sang người 

Ho, hắt xì hơi có là một trong những nguyên nhân lây bệnh
Ho, hắt xì hơi có là một trong những nguyên nhân lây bệnh

Khi người bệnh nói chuyện, ho, hắt hơi hoặc khạc nhổ có thể bắn ra không khi những giọt nước có chứa virus, vi khuẩn và nấm gây bệnh. Khi đó, những người xung quanh nếu hít phải các giọt nước này, hoặc các giọt nước bắn vào mũi, miệng thì các tác nhân gây bệnh sẽ xâm nhập vào cơ thể. 

Lúc này, nếu sức đề kháng của cơ thể không đủ để chống lại các tác nhân gây bệnh, thì phổi có thể bị viêm nhiễm. Ngược lại, sức đề kháng của người bệnh có khả năng tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh, thì sẽ không bị nhiễm bệnh. 

2.2. Lây gián tiếp qua các vật dụng, đồ dùng 

Việc dùng chung các đồ dùng cá nhân của người bệnh, hay vô tình để mắt, mũi và miệng chạm phải đồ dùng của người bệnh thì cũng có khả năng nhiễm bệnh. Vì các loại virus, vi khuẩn gây bệnh có thể sống trên vật dụng cá nhân của người bệnh khoảng vài giờ. 

3. Viêm phổi có lây qua đường máu không? 

Phần lớn bệnh không lây truyền qua đường máu. Chỉ có một số ít trường hợp bệnh lây qua con đường này, gồm: 

  • Nguyên nhân gây bệnh là do tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh. 
  • Cơ thể bị miễn giảm hệ miễn dịch trầm trọng do HIV ở giai đoạn cuối. 

4. Viêm phổi có di truyền không? 

Viêm phổi không phải là bệnh di truyền
Viêm phổi không phải là bệnh di truyền

Các chuyên gia hô hấp cho biết, bệnh lý này có thể lây từ người sang người nhưng không phải là bệnh di truyền. Nếu trong gia đình có hai người thuộc hai thế hệ bị bệnh, thì cũng không phải do gen di truyền, mà là vì hít phải các giọt nước có chứa tác nhân gây bệnh, hoặc sử dụng chung các đồ dùng cá nhân với người bệnh. 

5. Cách phòng ngừa lây nhiễm 

Tiêm phòng vaccine là cách ngăn ngừa lây nhiễm bệnh hiệu quả nhất
Tiêm phòng vaccine là cách ngăn ngừa lây nhiễm bệnh hiệu quả nhất

Để bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa bệnh lây nhiễm, bạn cần thực hiện theo những lưu ý sau: 

  • Tiêm phòng vaccine: Tiêm phòng vaccine là cách ngăn ngừa lây nhiễm bệnh hiệu quả nhất hiện nay. Đối với trẻ em nên tiến hành tiêm đầy đủ các loại vaccine phòng bệnh theo lịch tiêm chủng, còn người lớn thì nên tiêm vaccine phòng ngừa cúm hàng năm. 
  • Hạn chế tiếp xúc gần với người bệnh: Khi người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện thì các giọt nước có chứa virus, vi khuẩn, nấm gây bệnh có thể bay xa từ 1 – 2m. Do đó, bạn nên đứng cách xa người bệnh ít nhất 2m, để hạn chế tối đa khả năng bị lây nhiễm bệnh. 
  • Không sử dụng chung các vật dụng cá nhân với người bệnh: Tuyệt đối không nên sử dụng chung các đồ dùng cá nhân với người bệnh như cốc uống nước, khăn mặt, bàn chải đánh răng, bát đũa… với người bệnh. Vì các loại virus, vi khuẩn có thể sống trên các đồ dùng khoảng vài giờ. Nếu mắt, mũi, miệng vô tình tiếp xúc phải thì nguy cơ lây nhiễm bệnh là rất lớn. 
  • Đeo khẩu trang khi chăm sóc người bệnh: Trong trường hợp cần phải chăm sóc người bệnh, thì bạn nên đeo khẩu trang để hạn chế tối đa nguy cơ tác nhân gây bệnh xâm nhập vào đường thở. Khi người bệnh có dấu hiệu ho hoặc hắt hơi, thì bạn nên đứng người bệnh khoảng 2m. 
  • Rửa tay sạch sẽ: Rửa tay bằng xà phòng hoặc các dung dịch sát khuẩn trước và sau khi chăm sóc người bệnh, chạm tay vào đồ dùng của người bệnh hoặc sau khi đi vệ sinh. Điều này sẽ giúp hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh. 
  • Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ: Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ hàng ngày để các tác nhân gây bệnh như nấm mốc, virus, vi khuẩn không có môi trường thuận lợi để trú ngụ, sinh sôi và phát triển. Điều này cũng sẽ giúp giảm tỉ lệ nhiễm bệnh. 
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, tăng cường các loại rau xanh và hoa quả tươi có chứa nhiều vitamin, khoáng chất trong chế độ ăn hàng ngày. 
  • Giữ ấm cơ thể nếu trời lạnh, còn vào mùa hè thì mặc các trang phục thoáng mát. 
  • Hạn chế rượu bia, thuốc lá, chất kích thích….
  • Tạo lập thói quen dưỡng sinh cho phổi hàng ngày bằng cách uống siro Bảo Thanh ngày 2 lần vào sáng sớm và buổi tối trước khi đi ngủ. Cách dùng là pha 15ml Bảo Thanh với 200ml nước ấm uống từ từ. Đây chính là cách đơn giản và hữu hiệu nâng cao sức đề kháng cho hệ hô hấp, từ đó ngăn ngừa bị mắc các bệnh về đường hô hấp nói chung và viêm phổi nói riêng. 
  • Tăng cường rèn luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe. 

Như vậy, viêm phổi là bệnh có khả năng lây nhiễm, nên bạn nên hạn chế tối đa tiếp xúc với những người đang nhiễm bệnh, nếu đang phải chăm sóc người bệnh thì hãy thực hiện theo những lời khuyên của Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh trong bài viết trên, để bảo vệ sức khỏe của mình được tốt nhất nhé.

Đánh giá cho bài viết này
Nguồn tham khảo / Source

Thuốc Ho Bổ Phế Bảo Thanh chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập

Đặt câu hỏi cho chuyên gia:
0 bình luận