Sa sâm – Vị thuốc quý mọc lên từ cát

Trong danh mục thuốc đông y, sa sâm là một trong những vị dược liệu quý có nhiều công dụng chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên có rất ít người biết được những tác dụng của sa sâm. Chính vì vậy, bài viết dưới đây sẽ giới thiệu chi tiết về vị thuốc này. 

Mục lục bài viết

1. Nguồn gốc, xuất xứ 

Sa sâm – Vị thuốc quý mọc lên từ cát

Sa sâm là tên gọi chung của sa sâm bắc và sa sâm nam, có cùng tên khoa học là Launaea pinnatifida. Trong đó, giống cây được dùng phổ biến tại Việt Nam là sa sâm nam hay còn được gọi là cây sa sâm Việt, sâm cát, bạch sâm, xà lách biển, hải cúc… chúng thường mọc ở ven biển và các đảo lớn từ Quảng Ninh trở vào đến Đồng Nai. Sở dĩ chúng được gọi là sâm cát, bởi vì chúng được mọc lên từ cát.

Bộ phận được dùng để làm thuốc của thảo dược này là rễ, thường được thu hoạch vào mùa hè hoặc mùa thu. Sau khi sơ chế, dược liệu này này được bảo quản để sử dụng trong thời gian dài. 

2. Công dụng chăm sóc sức khỏe

Theo đông y, sâm cát có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, quy vào kinh phế và vị; có tác dụng thanh táo nhiệt, nhuận phế, ích vị sinh tân, hóa đàm chỉ khái. Vị thuốc này thường được sử dụng để trị cảm sốt, ho do phế nhiệt, ho ra máu. 

Theo nghiên cứu của y học hiện đại, trong thảo dược này có chứa nhiều tannin, steroid, alkaloids, axit amin, carbohydrate, glycoside…. Các hoạt chất này có tính kháng khuẩn, chống viêm mạnh nên thường được dùng để chữa ho, sốt, họng khô rát, viêm phế quản, chảy máu chân răng….

3. Một số bài thuốc từ sa sâm

3.1. Bài thuốc trị ho sốt 

  • Cho 25g sâm cát trộn đều với 15g đường phèn. 
  • Sau đó cho vào nồi và cho thêm một ít nước và đun sôi trong khoảng 15 phút. 
  • Đợi nguội bớt thì chắt lấy nước uống. 

3.2. Bài thuốc chữa ho có đờm, viêm phổi, tức ngực 

  • Chuẩn bị: bạch sâm 16g; ngọc trúc và mạch đông mỗi vị 12g; sinh địa 20g. 
  • Cho các vị thuốc trên vào ấm sắc uống, mỗi ngày uống 1 thang. 

3.3. Phương thuốc chữa phế vị táo nhiệt sinh ho khan ít đờm, họng khô và miệng khát

  • Chuẩn bị: sâm cát, mạch môn, ngọc trúc, trang diệp và thiên hoa phấn mỗi vị 12g; cam thảo 4g. 
  • Các vị thuốc trên đem sắc uống, mỗi ngày dùng 1 thang.

3.4. Bài thuốc trị viêm phế quản, giãn phế quản, lao phổi

  • Chuẩn bị: bạch sâm 20g; tang diệp, ngọc trúc, thiên hoa, biển đậu mỗi vị 12g; cam thảo 4g. 
  • Đem các nguyên liệu trên rửa sạch, rồi sắc lấy nước uống. Dùng 1 thang/ngày. 

3.5. Phương thuốc trị phổi yếu, nóng sốt, khó thở, thổ huyết 

  • Sâm cát, mạch môn mỗi vị 20g. 
  • Đem rửa sạch các vị thuốc rồi sắc uống, mỗi ngày uống 1 tháng. 

4. Những lưu ý khi dùng sa sâm 

Khi sử dụng các bài thuốc đông y có dược liệu này, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau: 

  • Không dùng cho người bị viêm gan C, người bị âm hư phổi táo và ho do hàn. 
  • Thận trọng khi sử dụng cho người bị hư hàn. 
  • Không dùng đồng thời với lê lô. 

Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh – Thuốc đông dược trị ho cao cấp có thành phần Sa sâm 

Với thành phần gồm các vị dược liệu quý như: Xuyên bối mẫu, Tỳ bà diệp, Sa sâm, Cát cánh, Bán hạ…. Sản phẩm không chỉ trị phần ngọn của bệnh, mà coi trọng trị bệnh tận gốc, từ đó hỗ trợ điều trị bệnh dứt điểm và ngăn ngừa bệnh tái phát. Trong đó, Sa sâm có tính bổ, giúp cho phương pháp trị bệnh trở nên toàn diện, giúp cải thiện bệnh từ gốc hiệu quả hơn. 

Thuốc ho Bảo Thanh là thuốc đông dược trị ho cao cấp, nằm trong danh mục thuốc không kê đơn được cấp phép bởi Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế. Sản phẩm an toàn cho người già, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và đang cho con bú. Đối với phụ nữ có thai dưới 3 tháng, đây là giai đoạn hết sức nhạy cảm, bất kỳ vấn đề gì tác động đến sức khỏe của mẹ đều có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của bé; vì vậy, mẹ bầu cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. 

Đánh giá cho bài viết này
Nguồn tham khảo / Source

Thuốc Ho Bổ Phế Bảo Thanh chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập

Đặt câu hỏi cho chuyên gia:
0 bình luận