Đau họng uống thuốc gì nhanh khỏi?

Nhiều người thường tự hỏi đau họng uống thuốc gì, để có thể nhanh chóng loại bỏ cảm giác khó chịu do đau rát họng mang lại. Tin chắc rằng đó cũng là câu hỏi của bạn khi bị đau họng. Vậy đau họng uống thuốc gì nhanh khỏi?

Đau họng uống thuốc gì? 
Những loại thuốc có thể uống khi bị đau họng

Thông thường các dấu hiệu đau họng sẽ tự khỏi trong khoảng 1 tuần, nếu nguyên nhân là do các virus hoặc các nhân như môi trường ô nhiễm, thời tiết thay đổi…. Tuy nhiên nếu đau họng do nhiễm khuẩn, hoặc một số lý do khác thì tình trạng họng bị sưng đau sẽ kéo dài. Khi đó, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ kê các loại thuốc trị đau họng phù hợp. Cụ thể: 

Mục lục bài viết

1. Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh 

Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh là đông dược trị ho cao cấp, được kiểm nghiệm chất lượng và chứng nhận hiệu quả, an toàn bởi Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế. Đây là thuốc ho không cần kê đơn, phát huy công dụng trị đau cổ họng hiệu quả do các tác nhân từ môi trường bên ngoài, thay đổi thời tiết hoặc do nhiễm khuẩn, viêm đường hô hấp. 

Vì thế khi bị đau họng, bạn có thể sử dụng Thuốc ho Bảo Thanh dạng siro hoặc viên ngậm kẹo cứng Lozenge để trị bệnh, mà không cần phải thăm khám. Các vị dược liệu trong sản phẩm này, sẽ giúp làm dịu các niêm mạc bị tổn thương ở cổ họng; tiêu diệt virus, vi khuẩn và nấm có hại; đồng thời giúp làm ẩm và giữ ấm vùng hầu họng, tăng cường sức đề kháng để trị khỏi chứng đau họng. 

Ngoài ra, với sự kết hợp các thành phần dược liệu theo đúng nguyên lý trị bệnh toàn diện và chặt chẽ của Đông y. Đó là trị phần ngọn của bệnh và cải thiện phần gốc của bệnh. Vì thế, Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh giúp nuôi dưỡng hệ hô hấp khỏe mạnh hơn và ngăn ngừa các bệnh hô hấp như đau họng, viêm họng… tái phát. 

Lưu ý: Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh có thể dùng cho cả phụ nữ có thai và đang cho con bú. Tuy nhiên, đối phụ nữ có thai dưới 3 tháng, cơ thể chị em lúc này rất nhạy cảm, mọi loại thực phẩm hay dược phẩm đưa vào cơ thể cần cẩn trong, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. 

2. Thuốc kháng viêm, giảm đau không kê đơn 

Các loại thuốc kháng viêm và giảm đau không kê đơn sẽ giúp làm dịu các cơn đau họng, cũng như tiêu diệt các tác nhân gây đau họng. Nhóm thuốc này cũng có tác dụng hạ sốt nếu đau họng có kèm triệu chứng sốt. 

Một số loại thuốc thường được kê đơn như: Paracetamol, Ibuprofen, Aspirin…. 

Đối với Aspirin, không nên cho trẻ em và thanh thiếu niên sử dụng, vì có thể dẫn đến hội chứng Reye gây nguy hiểm cho sức khỏe. 

3. Thuốc kháng histamine 

Nhóm thuốc kháng histamine có tác dụng làm dịu cổ họng, giảm sưng đau. Tuy nhiên thuốc này thường gây buồn ngủ khi sử dụng. Vì thế, thuốc kháng histamine được khuyến cáo không nên cho trẻ em dùng trong thời gian dài. 

4. Thuốc ho 

Nếu người bệnh bị đau họng kèm ho, thì bác sĩ có thể kê một số loại thuốc ức chế phản xạ ho như Codein và Dextromethorphan. Tuy nhiên, các loại thuốc này chỉ nên sử dụng khi bị ho khan dữ dội, ho quá nhiều khiến cơ thể mệt mỏi và ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ, vì thuốc dễ gây nhiều tác dụng phụ cho cơ thể.

5. Thuốc điều trị dạ dày 

Nếu nguyên nhân gây đau họng là do trào ngược dạ dày thực quản, thì người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc giúp điều trị dạ dày như: thuốc ức chế bơm proton, thuốc chẹn H2, thuốc kháng axit. Các loại thuốc này cần có chỉ định của bác sĩ trước khi sử dụng. 

6. Thuốc Corticosteroid 

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê Corticosteroid để trị đau họng với liều lượng rất thấp. Loại thuốc này giúp ngăn ngừa các tác dụng phụ nghiêm trọng có thể phát sinh, nhưng việc sử dụng thuốc cần phải tuân thủ theo đúng liều lượng và chỉ định của bác sĩ.

Hãy tham khảo: 9 cách chữa đau họng hiệu quả

Những lưu ý khi sử dụng thuốc trị đau họng 

Để việc sử dụng thuốc điều trị đau họng đạt hiệu quả tốt nhất, trong quá trình sử dụng bạn cần lưu ý những điểm sau: 

  • Không tự ý sử dụng thuốc trước khi có chỉ định của bác sĩ. 
  • Dùng thuốc theo đúng liều lượng và chỉ định của bác sĩ. 
  • Không dừng dùng thuốc ngay khi các triệu chứng đau họng biến mất. Vì lúc này các tác nhân gây đau họng chưa được tiêu diệt hoàn toàn, sẽ dẫn đến tình trạng kháng thuốc sau này. 
  • Không nên uống thuốc tây y và đông y cùng lúc. Khi uống kết hợp cả hai loại thuốc này, hãy uống cách nhau ít nhất nửa tiếng. 
  • Sau khi uống thuốc nếu thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường cần dừng thuốc ngay. Đồng thời liên hệ với bác sĩ để được hỗ trợ.

Các loại thuốc tây y có tác dụng trị giảm các triệu chứng đau họng nhanh chóng, nhưng không trị được tận gốc nguyên nhân gây đau họng. Đồng thời còn có thể gây nhiều tác dụng phụ cho sức khỏe. Do đó, tốt nhất nên sử dụng các loại thuốc dược liệu an toàn, lành tính và hiệu quả đã được Bộ Y tế chứng nhận để trị cả ngọn và gốc của bệnh đau họng. 

5/5 - (4 bình chọn)
Nguồn tham khảo / Source

Thuốc Ho Bổ Phế Bảo Thanh chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập

Đặt câu hỏi cho chuyên gia:
0 bình luận