Trẻ bị viêm họng – Nguyên nhân và Cách chữa trị

Trẻ bị viêm họng dù mới chớm xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên cũng khiến cha mẹ lo lắng, vì trẻ viêm họng đôi khi có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác. Vậy nguyên nhân gây viêm họng cho bé là gì, triệu chứng các cách chữa viêm họng ở trẻ em tại nhà như thế nào?

Trẻ bị viêm họng đôi khi có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý
Trẻ bị viêm họng đôi khi có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý

Mục lục bài viết

1. Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm họng 

1.1. Thời tiết thay đổi

Sự thay đổi đột ngột của thời tiết từ nóng sang lạnh và ngược lại, thời điểm chuyển mùa dễ gây ra các vấn đề về đường hô hấp như viêm họng ở trẻ nhỏ. Vì sức đề kháng của trẻ nhỏ còn yếu, không kịp thích hợp với thời tiết thay đổi đột ngột.

Hơn nữa thời điểm này các virus, vi khuẩn gây bệnh phát triển mạnh trong không khí. Chúng sẽ nhân cơ hội để tấn công và khiến trẻ bị viêm họng, cũng như nhiều vấn đề về sức khỏe khác. 

1.2. Vùng họng bị kích ứng 

Môi trường sống ô nhiễm, có nhiều bụi bẩn, hóa chất, khói thuốc… dễ gây kích ứng vùng hầu họng của trẻ nhỏ, gây tổn thương và dẫn đến viêm họng

Ngoài ra, không khí quá khô hoặc cho trẻ ăn nhiều đồ lạnh cũng là những tác nhân khiến cổ họng bị kích ứng dẫn đến viêm. 

1.3. Virus tấn công  

Viêm họng do virus tấn công là nguyên nhân phổ biến gây viêm họng ở trẻ em. Một số loại virus gây viêm họng thường gặp như sởi, ho gà, quai bị…. 

1.4. Cảm cúm 

Viêm họng là một trong những triệu chứng cơ bản của bệnh cảm cúm. Lúc này, họng của bé sẽ bị sưng đau, kèm theo nghẹt mũi và sổ mũi. 

Theo thống kê của nhiều chuyên gia nghiên cứu, trong 12 tháng đầu đời, trẻ sơ sinh bị viêm họng có thể lên đến 7 – 8 lần. Vì hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh vẫn đang trong giai đoạn phát triển, dễ bị các tác nhân bên ngoài tấn công gây bệnh. 

1.5. Viêm amidan 

Viêm amidan cũng có thể dẫn đến viêm họng
Viêm amidan cũng có thể dẫn đến viêm họng

Viêm amidan cũng có thể dẫn đến viêm họng, do virus tấn công lan sang vùng hầu họng khiến họng bị viêm nhiễm, sưng đau. Lúc này trẻ gặp khó khăn trong ăn uống, tiết ra nhiều nước bọt hơn bình thường, có thể bị sốt và gặp khó khăn trong phát âm. 

1.6. Bệnh tay chân miệng 

Bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ cũng là nguyên nhân gây viêm họng. Các triệu chứng thường xuất hiện khi mắc bệnh này gồm: sốt, đau họng, đau miệng, nổi mụn nước và nốt sần đỏ ở tay chân, quanh miệng, mông. Ngoài ra, các bé còn có thể bị loét trong miệng, ở nướu răng và cổ họng. 

1.7. Viêm họng liên cầu khuẩn 

Viêm họng do liên cầu khuẩn là tình trạng họng bị đau rát do vi khuẩn Streptococcus gây ra. Lúc này, không nhưng họng sưng đau, mà bé còn có thể bị sốt, amidan và hạch bạch huyết ở cổ sưng đỏ. 

1.8. Ho gà 

Tiêm vaccine là cách tốt nhất để phòng bệnh ho gà
Tiêm vaccine là cách tốt nhất để phòng bệnh ho gà

Ho gà là một trong những bệnh lý có triệu chứng là viêm họng ở trẻ nhỏ. Đây là một trong những bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở trẻ dưới 1 tuổi chưa được tiêm phòng hoặc chưa tiêm đủ 3 mũi cơ bản. 

2. Triệu chứng viêm họng ở trẻ em 

2.1. Họng sưng đau 

Khi cổ họng bị viêm sẽ khiến lớp niêm mạc bị tổn thương dẫn đến sưng đỏ, đau rát và ngứa ngáy khó chịu. Điều này khiến thể tích vùng họng bị thu hẹp lại, gây khó khăn trong hít thở, ăn uống hoặc nói chuyện. 

2.2. Ho 

Cổ họng bị kích ứng, sưng đau, tiết ra nhiều đờm nhầy sẽ dẫn đến phản xạ ho
Cổ họng bị kích ứng, sưng đau, tiết ra nhiều đờm nhầy sẽ dẫn đến phản xạ ho

Cổ họng bị kích ứng, sưng đau, tiết ra nhiều đờm nhầy sẽ dẫn đến phản xạ ho nhằm tống các dị vật ra khỏi đường thở. Lúc này trẻ có thể bị ho khan hoặc ho có đờm

2.3. Ngạt mũi 

Viêm họng còn có thể khiến cho bé bị ngạt mũi, khó thở dẫn đến phải thở bằng miệng. Điều này sẽ khiến cổ họng bị kích ứng, dẫn đến ho nhiều hơn nên ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày của trẻ. 

2.4. Sốt 

Sốt cao là một trong những triệu chứng của viêm họng ở giai đoạn nặng. Cha mẹ cần liên tục chú ý theo dõi thân nhiệt của bé. Nếu bé sốt trên 38,5 độ, cha mẹ cần tìm cách hạ sốt cho trẻ. Nếu bé liên tục sốt cao, cha mẹ cần nhanh chóng đưa bé đến các cơ sở y tế, tránh trường hợp bé bị sốt cao dẫn đến co giật.

3. Cách chữa viêm họng cho trẻ tại nhà 

Khi mới chớm xuất hiện các triệu chứng đầu tiên của viêm họng, cha mẹ nên áp dụng ngay một số cách chữa viêm họng cho bé tại nhà dưới đây:

3.1. Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh

thuoc-ho-bo-phe-bao-thanh
Thuốc Ho Bổ Phế Bảo Thanh – Giảm Ho Và Bổ Phế

Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh là thành quả kế thừa và phát triển từ bài thuốc cổ phương Xuyên bối tỳ bà cao có bề dày lịch sử từ hơn 3 thế kỷ trước. Không những vậy, bài thuốc này còn được gia thêm các vị thuốc nam phổ biến trong dân gian Việt Nam như ô mai, vỏ quýt, mật ong, kết hợp với nhau theo nguyên lý chặt chẽ của Đông y giúp trị bệnh toàn diện từ gốc đến ngọn, phát huy hiệp đồng các tác dụng kháng khuẩn, chống viêm đường hô hấp và tăng cường sức đề kháng nên không chỉ giúp giảm ho nhanh, hóa đờm hiệu quả mà còn ngăn ngừa tái phát, giúp trị ho do viêm họng rất hiệu quả.

Hơn nữa, bên cạnh công dụng chính trừ ho bổ phế, Thuốc ho Bảo Thanh giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các bệnh viêm đường hô hấp như viêm họng. Các dưỡng chất trong Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh có tác dụng làm ẩm và ấm vùng hầu họng, làm dịu những tổn thương ở vùng họng. Từ đó giúp cải thiện bệnh viêm họng ở trẻ nhỏ nhanh chóng và hiệu quả. 

Hiệu quả trị viêm họng sẽ phát huy tối đa tác dụng khi sử dụng kết hợp Thuốc ho Bảo Thanh dạng siro với viên ngậm Bảo Thanh. Hàm lượng dược liệu đậm đặc trong viên ngậm Bảo Thanh tan và thấm từ từ vào vùng hầu họng, làm dịu cổ họng và nhanh chóng chữa khỏi viêm họng ở trẻ. 

Hướng dẫn dùng siro ho Bảo Thanh: 

  • Trẻ em trên 1 tuổi: ngày uống 3 lần, mỗi lần 5ml.
  • Trẻ em trên 2,5 tuổi: ngày uống 3 lần, mỗi lần 10ml.

Hướng dẫn sử dụng viên ngậm Bảo Thanh:

  • Trẻ em 3 – 10 tuổi: Ngày ngậm 3 – 4 lần, mỗi lần 1 viên. 
  • Trẻ em trên 10 tuổi: Ngày ngậm 5 – 6 lần, mỗi lần 1 viên.

3.2. Uống nhiều nước ấm

Uống nhiều nước ấm cũng là một trong những cách chữa ho, viêm họng
Uống nhiều nước ấm cũng là một trong những cách chữa ho, viêm họng

Cha mẹ nên cho bé uống nhiều nước, đặc biệt là nước ấm. Nước cũng sẽ giúp làm long đờm, tiêu đờm dễ dàng hơn nếu như trẻ bị ứ đờm trong cổ họng nhiều. Còn nếu trẻ bị viêm họng nhưng không ho thì nước ấm sẽ giúp làm ẩm và giữ ấm vùng hầu họng cho bé. Từ đó cải thiện bệnh viêm họng. 

Tốt nhất cha mẹ nên pha siro Thuốc ho Bảo Thanh với nước ấm, cho bé uống vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi ngủ. Cách này sẽ giúp làm dịu vùng cổ họng, tăng cường sức đề kháng cho trẻ để ngăn ngừa viêm họng tái phát. 

3.3. Súc miệng bằng nước muối

Súc miệng bằng nước muối sinh lý mỗi ngày từ 1 -2 lần
Súc miệng bằng nước muối sinh lý mỗi ngày từ 1 -2 lần

Nước muối có tính sát khuẩn, kháng viêm hiệu quả nên cha mẹ có thể cho bé súc miệng bằng nước muối khi bị viêm họng. Súc miệng mỗi ngày 2 lần bằng nước muối sinh lý, sẽ giúp cải thiện tình trạng viêm họng đáng kể. Tuy nhiên, cha mẹ lưu ý đây không phải là cách chữa viêm họng cho trẻ dưới 1 tuổi và những trẻ chưa biết súc miệng. 

3.4. Duy trì độ ẩm ổn định trong không gian sống 

Mẹ nên duy trì độ ẩm trong phòng ở mức ổn định
Mẹ nên duy trì độ ẩm trong phòng ở mức ổn định

Không khí khô đi vào cơ thể sẽ khiến vùng hầu họng bị kích ứng gây viêm nhiều hơn. Do đó, cha mẹ nên sử dụng các thiết bị tạo độ ẩm để duy trì độ ẩm trong nhà hoặc trong phòng ở mức ổn định. Ngoài ra, cha mẹ có thể cho thêm vài giọt tinh dầu như húng tây, bạch đàn… vào thiết bị phun sương tạo độ ẩm để giúp làm dịu cơn đau họng cho bé. 

3.5. Giữ ấm cơ thể 

Cha mẹ nên chú ý giữ ấm cho trẻ, đặc biệt là vùng cổ và chân. Đối với trẻ sơ sinh bị viêm họng, cha mẹ có thể dùng các tinh dầu nóng massage cơ thể để giữ ấm cho trẻ. Cách này cũng sẽ giúp giảm tình trạng đau họng hiệu quả. 

Bên cạnh những cách trên, khi bé bị viêm họng cha mẹ nên cho bé nghỉ ngơi, thư giãn để giảm bớt cảm giác mệt mỏi, khó chịu ở trẻ. Đồng thời bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, vitamin cho bé để tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể nhanh hồi phục. 

4. Trẻ bị viêm họng sốt mấy ngày?

Trẻ bị viêm họng có thể sốt từ 2 – 3 ngày trong khoảng 38°C – 40°C, sau đó nhiệt độ cơ thể sẽ hạ dần nếu được chăm sóc đúng cách. Nếu không được điều trị kịp thời, trẻ có thể bị sốt 5 – 7 ngày. Nếu trẻ bị sốt cao trên 38,5°C hoặc sau 2 – 3 ngày vẫn sốt liên tục và không hạ sốt, lúc này cha mẹ cần đưa trẻ đến viện để được thăm khám và điều trị.

Cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời trong các trường hợp sau: 

  • Sưng đau kéo dài hơn 1 tuần. 
  • Trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi viêm họng và sốt trên 38°C. 
  • Trẻ từ 3 – 6 tháng sốt trên 38°,C kèm đau họng. 
  • Trẻ trên 6 tháng và sốt cao trên 39°C.

5. Cách ngăn ngừa viêm họng cho trẻ

Cho bé đeo khẩu trang khi đi ra ngoài để bảo vệ hệ hô hấp của bé
Cho bé đeo khẩu trang khi đi ra ngoài để bảo vệ hệ hô hấp của bé

Một số lưu ý giúp ngăn ngừa viêm họng ở trẻ em cha mẹ cần ghi nhớ gồm: 

  • Không cho bé tiếp xúc gần những người đang có dấu hiệu bị đau họng và cảm lạnh. 
  • Cho bé đeo khẩu trang khi đi ra ngoài để bảo vệ hệ hô hấp của bé. 
  • Hạn chế đưa bé đến những nơi đông người, nhiều khói bụi. 
  • Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ đồ chơi và các dụng cụ cá nhân của bé. 
  • Thay mới bàn chải cho bé sau khi bé hết viêm họng. 
  • Rửa tay sạch sẽ với xà phòng, dung dịch rửa tay trước khi cho bé ăn hoặc ôm bé.

Với những thông tin về bệnh viêm họng ở trẻ em được chia sẻ trong bài viết trên, Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh hi vọng sẽ giúp cha mẹ có thêm kiến thức để chăm sóc trẻ được tốt nhất. Tuy nhiên, trong quá trình chăm sóc trẻ, cha mẹ cần theo dõi kĩ các dấu hiệu sức khỏe của trẻ, để có thể đưa trẻ đến các cơ sở y tế thăm khám kịp thời, tránh chủ quan khiến tình trạng sức khỏe bé trở nên xấu hơn. 

5/5 - (10 bình chọn)
Nguồn tham khảo / Source

Thuốc Ho Bổ Phế Bảo Thanh chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập

https://www.nationwidechildrens.org/conditions/sore-throat

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/sore-throat/diagnosis-treatment/drc-20351640

https://www.nhs.uk/conditions/baby/health/colds-coughs-and-ear-infections-in-children/

https://www.newkidscenter.org/Baby-Sore-Throat.html

Đặt câu hỏi cho chuyên gia:
0 bình luận