Nuốt nước bọt đau họng là biểu hiện của bệnh gì?
Nuốt nước bọt đau họng là triệu chứng thường gặp khi bệnh nhân gặp phải những vấn đề ở vùng họng. Đây có thể là phản ứng bình thường của cơ thể khi gặp các tác nhân kích thích từ ngoài môi trường, hoặc cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề sức khỏe. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh để hiểu rõ hơn về dấu hiệu bệnh lý này.
Mục lục bài viết
1. Nuốt nước bọt đau họng cảnh báo bệnh gì?
1.1. Viêm họng
Nguyên nhân phổ biến nhất khiến họng bị đau, đó là do cổ họng bị tấn công bởi các virus, vi khuẩn gây viêm nhiễm. Khi đó, họng bị sưng đau, phù nề khiến việc nuốt nước bọt gặp nhiều khó khăn. Kèm theo đó, người bệnh sẽ xuất hiện thêm các triệu chứng ho, nghẹt mũi, sổ mũi, sưng hạch bạch huyết….
1.2. Cảm lạnh, cảm cúm
Khi bị cảm lạnh, cảm cúm người bệnh sẽ có những dấu hiệu giống viêm họng, gồm đau rát họng, bị đau khi nuốt hoặc ăn uống, đau đầu, nghẹt mũi, sổ mũi, sốt…. Đây là hai bệnh lý thường gặp khi thay đổi thời tiết, cơ thể bị nhiễm lạnh….
1.3. Viêm amidan
Viêm amidan xảy ra khi amidan tại vùng hầu họng bị virus, vi khuẩn xâm nhập dẫn đến viêm nhiễm khiến amidan sưng đau, khó nuốt. Những triệu chứng của bệnh này gồm sưng đau amidan, xuất hiện các đốm vàng hoặc trắng ở amidan, miệng có mùi hôi khó chịu và có thể bị sốt.
1.4. Viêm nắp thanh quản
Viêm nắp thanh quản là một dạng nhiễm trùng cổ họng, thường do vi khuẩn Haemophilus influenzae type b (Hib) gây nên. Ngoài ra một số loại virus và vi khuẩn cũng có thể gây viêm nắp thanh quản như: Streptococcus pneumoniae; Streptococcus A, B và C; virus và vi khuẩn gây thủy đậu, zona….
Triệu chứng của viêm nắp thanh quản là đau khi nuốt, đau khi nghiêng về trước hoặc khi ngồi thẳng, chảy nước dãi, sốt cao, khó thở.
1.5. Viêm thực quản
Đây cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo viêm thực quản. Nguyên nhân là vì thực quản bị bỏng rát do axit dạ dày trào ngược lên thực quản, dẫn đến đau cổ họng, khó nuốt.
1.6. Trào ngược dạ dày thực quản
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản khiến axit dịch vị bị đẩy từ dạ dày ra cổ họng, gây viêm thực quản và viêm vùng họng. Do đó, khiến ống thực quản và họng bị sưng, gây đau khi nuốt cũng như khi ăn uống.
1.7. Ung thư vòm họng
Đây cũng có thể là một trong những dấu hiệu của ung thư vòm họng. Nguyên nhân dẫn đến ung thư vòm họng là do các tế bào trong cổ họng hoạt động bất thường gây đột biến gen, khiến các tế bào phát triển rối loạn không kiểm soát.
1.8. Chấn thương vùng họng
Khi cổ họng bị chấn thương do những lực tác động của bên ngoài cũng sẽ khiến họng đau khi nuốt. Triệu chứng này sẽ được cải thiện khi các vết thương lành lại. Do đó, bạn không cần phải lo lắng khi bị hong bị đau khó nuốt khi bị chấn thương.
2. Biện pháp xử lý khi nuốt nước bọt bị đau họng
Nếu tình trạng bị đau họng khi nuốt nước bọt kéo dài dai dẳng, tốt nhất bạn nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và có biện pháp điều trị phù hợp nhất. Bên cạnh đó, cũng có thể áp dụng một số cách giảm đau họng dưới đây:
- Súc họng bằng nước muối ấm nhiều lần trong ngày.
- Uống nhiều nước ấm: bạn có thể pha siro bổ phế Bảo Thanh với nước ấm để uống 2 lần/ngày, uống vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ, sản phẩm có chứa nhiều vị dược liệu, có tác dụng giúp làm dịu kích thích ở vùng hầu họng, giảm sưng đau và thúc đẩy quá trình làm lành của các niêm mạc bị tổn thương. Từ đó giúp cải thiện tình trạng bị đau họng khi nuốt nước bọt hiệu quả.
- Sử dụng thuốc ngậm, thuốc súc họng, thuốc xịt họng không kê đơn có tác dụng sát khuẩn, làm dịu và giảm đau.
3. Nuốt nước bọt đau họng khi nào nên đi gặp bác sĩ?
Bệnh ở mức độ nhẹ thì có thể tự khỏi trong vòng 5 – 7 ngày, bạn không cần phải lo lắng vì đây là phản ứng bình thường của cơ thể khi họng bị kích thích và thường trong cuộc đời, ai cũng từng bị đau họng, không nên quá lo lắng. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài lâu hơn, gây khó khăn trong việc ăn uống, kèm theo nhiều triệu chứng khác, thì bạn nên sớm đi thăm khám để tìm hiểu nguyên nhân và có biện pháp điều trị kịp thời để biết được rõ nguyên nhân gây bệnh, tránh ảnh hưởng đến cuộc sống.
Bạn nên biết: Cách chữa đau họng hiệu quả tại nhà
Thông thường bệnh sẽ đỡ và khỏi hẳn sau vài ngày. Tuy nhiên, trong một số trường hợp người bệnh sẽ phải gặp bác sĩ để được thăm khám. Cụ thể:
- Tình trạng họng bị đau kéo dài hơn 1 tuần và có dấu hiệu nghiêm trọng hơn.
- Không xác định được nguyên nhân.
- Phía sau cổ họng xuất hiện các mảng trắng.
- Khó thở, tức ngực.
- Gặp khó khăn khi mở miệng, thậm chí không thể mở miệng được.
- Chảy nước dãi bất thường.
Nuốt nước bọt đau họng không phải là vấn đề quá nghiêm trọng, nên bạn không cần phải lo lắng. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài, có kèm theo nhiều dấu hiệu khác về sức khỏe thì bạn nên sớm đến gặp bác sĩ để được thăm khám kịp thời.
Thuốc Ho Bổ Phế Bảo Thanh chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập