Đau họng nhưng không ho không sốt là bệnh gì?

Bị đau họng nhưng không ho không sốt có phải là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng không và cách xử lý khi đau họng không ho, không sốt như thế nào? Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này trong bài viết dưới dây.

Bị đau họng nhưng không ho không sốt là vấn đề sức khỏe nhiều người thường gặp phải
Đây là vấn đề sức khỏe nhiều người thường gặp phải

Mục lục bài viết

1. Đau họng không ho không sốt cảnh báo bệnh gì? 

Bị đau họng không ho, không sốt là vấn đề sức khỏe nhiều người thường gặp phải, đặc biệt vào thời điểm giao mùa hay thay đổi thời tiết đột ngột chuyển từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại. Thông thường đau họng không ho, không sốt không phải là bệnh lý đáng lo ngại, có thể tự thuyên giảm và khỏi hoàn toàn sau khoảng 5 – 7 ngày. Tuy nhiên, nếu triệu chứng này kéo dài lâu hơn, thì có thể dấu hiệu của một số chứng bệnh sau:

1.1. Bệnh cảm lạnh 

Đau họng không kèm ho thường là những dấu hiệu đầu tiên của bệnh cảm lạnh. Đây là chứng bệnh khá thường gặp do hệ hô hấp bị tấn công bởi các virus có hại trong môi trường. Bệnh cảm lạnh thường gặp nhất ở trẻ nhỏ, người già hoặc những người có sức đề kháng yếu. 

Phần lớn người bị cảm lạnh không sốt, nhưng nếu không được chăm sóc ngay từ đầu, bệnh rất có thể diễn biến nặng hơn thì, dẫ đến tình trạng sốt, ho 

1.2. Bệnh viêm họng hạt 

Viêm họng hạt và viêm họng hạt mãn tính là hai bệnh lý gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống
Viêm họng hạt và viêm họng hạt mãn tính là hai bệnh lý gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống

Viêm họng hạt là là một biến chứng của bệnh viêm họng mãn tính. Bệnh thường diễn biến âm thầm trong một khoảng thời gian dài với triệu chứng đau họng, không ho, không sốt. Viêm họng hạt nếu không sớm điều trị kịp thời và đúng cách, thì có thể gây ra một số biến chứng như: viêm tai giữa, viêm phổi, viêm cầu thận, bệnh thấp tim…. 

1.3. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản 

Trào ngược dạ dày thực quản là chứng bệnh ở đường tiêu hóa, nhưng cũng có thể gây triệu chứng đau họng. Vì dịch vị axit trong dạ dày khi bị đẩy ra cổ họng sẽ khiến niêm mạc họng bị tổn thương gây đau rát, phù nề. Kèm theo đó là các triệu chứng ợ chua, ợ hơi, ợ nóng, khó nuốt nhưng không bị ho và sốt. 

1.4. Có sỏi amidan 

Sỏi amidan là tình trạng canxi tích tụ quá nhiều tại các nếp gấp amidan. Lúc này amidan sẽ xuất hiện các đốm màu trắng hoặc vàng, khiến amidan bị sưng đau gây khó nuốt. Thời gian đầu người bệnh chỉ bị đau họng, không bị ho và sốt. Nhưng sỏi amidan nếu để lâu có thể trở thành ổ vi khuẩn, khi đó người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng gây ho và sốt. 

1.5. Ung thư vòm họng, ung thư thanh quản hay ung thư thực quản 

Đau họng không ho, không sốt nhưng cấp độ đau vô cùng lớn cùng với kéo dài quá lâu cũng có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư vòm họng, ung thư thanh quản hay ung thư thực quản. Bên cạnh triệu chứng đau họng, người bệnh thường xuất hiện kèm theo các triệu chứng như: ù tai, khàn giọng, khó thở, ho đờm ra máu, mệt mỏi, chán ăn và sút cân nhanh chóng, 

2. Đau họng nhưng không ho không sốt phải làm gì? 

2.1. Dùng Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh 

Sở hữu những ưu điểm nổi trội như: kế thừa và phát triển từ bài thuốc cổ phương Xuyên bối tỳ bà cao có lịch sử hơn 300 năm; các thành phần dược liệu được trồng trọt, thu hái và chế biến theo tiêu chuẩn GACP; tỉ lệ các thành phần dược liệu được tính toán chính xác, để bổ trợ lẫn nhau phát huy tối đa công hiệu; sản phẩm được kiểm soát chất lượng chặt chẽ, khắt khe bởi Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế. Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh là sản phẩm được các chuyên gia y tế khuyên dùng ngay khi xuất hiện các triệu chứng viêm đường hô hấp do thay đổi thời tiết, viêm nhiễm như đau rát cổ họng để làm dịu niêm mạc vùng hầu họng, giảm đau rát họng và giảm ho, bổ phế, ngăn chặn chứng đau họng tiến triển nhanh thành các chứng bệnh hô hấp.

Các vị dược liệu trong thành phần của mỗi chai Thuốc ho Bảo Thanh nhanh chóng thấm sâu vào vùng hầu họng, giúp làm dịu và làm lành những tổn thương ở niêm mạc họng. Từ đó giúp giảm đau rát, khó chịu cho vùng hầu họng. Vì vậy, tình trạng sưng đau, phù nề vùng họng sẽ được cải thiện và chữa khỏi nhanh chóng. 

Tuy nhiên, Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh không chỉ có tác dụng giảm đau họng. Sản phẩm được bào chế theo đúng nguyên lý trị bệnh của đông y không chỉ giảm ho mà còn bổ phế, giúp trị bệnh cả gốc lẫn ngọn. Do đó, các thành phần dưỡng chất trong sản phẩm này có tác dụng bổ phế, kiện tỳ, tăng cường sức đề kháng cho hệ hô hấp nói riêng và toàn cơ thể nói chung. Vì vậy, dùng Thuốc ho Bảo Thanh giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, đồng thời ngăn ngừa các bệnh lý về đường hô hấp rất hiệu quả. 

Hiện tại, Thuốc ho Bảo Thanh có hai dạng bào chế gồm: siro uống và viên ngậm được bào chế dưới dạng kẹo cứng Lozenge. Kết hợp sử dụng hai sản phẩm này sẽ giúp nâng cao hiệu quả trị đau rát họng và chống lại các tác nhân gây bệnh cho vùng hầu họng. 

Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh là đông dược cao cấp thuộc danh mục thuốc không kê đơn. Khi có triệu chứng đau họng, không ho, không sốt nên sử dụng ngay theo đúng hướng dẫn ghi trên bao bì sản phẩm. Ngoài ra, đối với những người mắc tiểu đường hoặc không muốn nạp nhiều đường vào cơ thể, thì có thể chọn sản phẩm viên ngậm Bảo Thanh NS (No Sugar) không đường. Đây là dạng viên ngậm mới, vị ngọt được dùng là từ đường Isomalt, chiết xuất từ củ cải đường, nên không sinh nặng lượng, phù hợp với những người kiêng đường.  

Thuốc ho Bảo Thanh sử dụng được cho cả trẻ em, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú. Đối với những chị em đang mang bầu dưới 3 tháng, đây là giai đoạn nhạy cảm cần nhiều lưu ý trong ăn uống và chăm sóc sức khỏe, trước khi sử dụng bất cứ sản phẩm nào cũng nên tham khảo ý kiến bác sỹ trước và cân nhắc yếu tố lợi ích và nguy cơ để có được sự lựa chọn phù hợp nhất.

2.2. Súc miệng bằng nước muối 

Súc miệng bằng nước muối sinh lý mỗi ngày từ 1 -2 lần
Súc miệng bằng nước muối sinh lý mỗi ngày từ 1 -2 lần

Chăm sóc răng miệng bằng nước muối hàng ngày từ lâu đã được nha sĩ khuyên mọi người thực hiện. Súc miệng bằng nước muối hàng ngày không chỉ giúp bảo vệ răng nướu khỏe mạnh, mà còn góp phần tiêu diệt các vi khuẩn gây hại, ngăn ngừa chúng tấn công vùng hầu họng gây viêm nhiễm. Do đó, khi bị đau họng bạn nên dùng nước muối sinh lý để súc miệng 2 – 3 lần/ngày. 

2.3. Uống nhiều nước 

Tăng cường bổ sung nước cho cơ thể, đặc biệt là nước ấm để giữ ẩm và làm ấm vùng hầu họng. Điều này sẽ giúp làm dịu các cơn đau rát ở vùng họng. Đây là cách chữa đau họng tại nhà đơn giản được nhiều người áp dụng nhất. 

Để tăng cường hiệu quả trị đau họng, bạn nên pha siro Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh với nước ấm, uống vào buổi sáng sau khi thức dậy và trước khi đi ngủ. Các thành phần dược liệu trong Thuốc ho Bảo Thanh sẽ giúp điều trị tình trạng đau họng nhanh chóng; đồng thời giúp tăng cường sức đề kháng để chống lại các tác nhân tấn công sức khỏe hệ hô hấp.

2.4. Dùng mật ong

Mật ong có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm, hỗ trợ làm lành các niêm mạc bị tổn thương
Mật ong có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm, hỗ trợ làm lành các niêm mạc bị tổn thương

Mật ong là một trong những nguyên liệu kháng sinh tự nhiên, được dân gian sử dụng phổ biến để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Bạn chỉ cần pha 1 – 2 thìa mật ong với một ly nước ấm và uống 2 lần/ngày. Mật ong giúp kháng viêm, làm dịu vùng hầu họng nhanh chóng. Từ đó giúp giảm cải thiện tình trạng đau họng.

2.5. Uống trà xanh 

Uống nước trà xanh cũng là một trong những cách chữa đau họng mang lại hiệu quả khá tốt. Trong trà xanh có chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa, chất chống viêm, sát trùng và giảm đau hiệu quả. Vì vậy, hãy tăng cường uống trà xanh nhiều lần trong ngày khi bị đau họng không ho, không sốt. 

2.6. Sử dụng chanh tươi 

Hàm lượng vitamin C dồi dào trong chanh có tác dụng tăng cường sức đề kháng, chống lại các tác nhân gây đau họng rất tốt. Do đó, bạn có thể uống mỗi ngày 2 ly nước chanh tươi, pha với một chút muối. Cảm giác đau rát cổ họng sẽ được thuyên giảm nhanh chóng. 

3. Đau họng không ho, không sốt khi nào nên đi gặp bác sĩ? 

Thông thường các triệu chứng đau họng sẽ tự biến mất sau khoảng 1 tuần khi được chăm sóc đúng cách. Nếu hiện tượng này kéo dài quá lâu, lại kèo theo các vấn đề sau thì người bệnh nên sớm đến cơ sở y tế để được thăm khám: 

  • Họng bị đau gây khó khăn khi nuốt, có thể gây nghẹn họng. 
  • Khàn tiếng hoặc mất tiếng. 
  • Khó thở, thường xuyên đau tức ngực. 
  • Họng có nhiều đờm và khạc đờm ra máu. 
  • Người mệt mỏi, chán ăn, xanh xao và giảm cân bất thường. 

4. Những lưu ý khi chữa trị

Sống lành mạnh là phương pháp phòng tránh các bệnh về hô hấp
Sống lành mạnh là phương pháp phòng tránh các bệnh về hô hấp, viêm họng

Để tình trạng đau họng nhanh chóng khỏi hoàn toàn, trong quá trình chữa trị người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau: 

  • Hạn chế ăn đồ lạnh và uống nước lạnh. 
  • Không ăn nhiều đồ đường, đồ cay nóng, đồ uống có gas, đồ khô cứng và nhiều dầu mỡ. 
  • Hạn chế hút thuốc, uống rượu bia và các chất chất kích thích.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung các dưỡng chất cần thiết để tăng cường sức khỏe. 
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ và đúng cách. 
  • Rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi vệ sinh. 
  • Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây kích thích cổ họng như: bụi bẩn, hóa chất, lông động vật, phấn hoa, bụi vải…. 
  • Hãy tắm bằng nước ấm trước 9h tối, sau khi tắm không nên ngồi đối diện với quạt hoặc điều hòa. 
  • Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi. 

Đau họng không ho, không sốt thông thường sẽ nhanh chóng khỏi khi được chăm sóc đúng cách tại nhà, mà không cần phải đến bác sĩ để thăm khám. Vì thế bạn không nên quá lo lắng, hãy thực hiện theo những cách trị đau họng được chia sẻ trong bài viết trên. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh. 

5/5 - (6 bình chọn)
Nguồn tham khảo / Source

Thuốc Ho Bổ Phế Bảo Thanh chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập

Đặt câu hỏi cho chuyên gia:
0 bình luận