Bà Bầu Bị Đau Họng – Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị

Đau họng, viêm họng ở phụ nữ mang thai gây nhiều lo lắng cho chị em trong giai đoạn bầu bí, vì thời điểm nhạy cảm này nếu không cẩn thận thì có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của em bé. Do đó, khi bà bầu bị đau họng cần phải nhanh chóng xác định đúng nguyên nhân gây bệnh và tìm cách chữa dứt điểm tình trạng này.

Bà bầu bị đau họng gây nhiều lo lắng cho chị em
Đau họng, viêm họng ở phụ nữ mang thai gây nhiều lo lắng cho chị em

Mục lục bài viết

1. Nguyên nhân khiến bà bầu bị đau họng 

  • Môi trường ô nhiễm, nhiều bụi bẩn, khói bụi, hóa chất, lông động vật, phấn hoa… 
  • Phần lớn các trường hợp bị viêm họng đều do virus và vi khuẩn tấn công, đối với các bà bầu cũng không ngoại lệ.
  • Khi mang bầu, sức đề kháng của chị em trở nên yếu hơn vì phải nuôi dưỡng thai nhi trong bụng.
  • Cơ thể chị em có những thay đổi lớn trong quá trình mang thai, điều này không chỉ ảnh hưởng đến chế độ ăn uống, ngủ nghỉ, mà còn gây ra hiện tượng khô miệng, thân nhiệt tăng cao và đau rát họng. 
  • Mẹ bầu mắc hội chứng chảy dịch mũi sau, phần mũi tiết ra nhiều dịch đờm khiến chất nhầy không kịp đẩy xuống hệ tiêu hóa, hoặc thoát ra khỏi cơ thể. Đờm nhầy khi đó sẽ chảy xuống cổ họng, ứ đờm. 
  • Hiện tượng nôn nghén ở phụ nữ mang thai cũng có thể dẫn đến đau họng, lúc này axit trong dịch vị dạ dày bị đẩy ra cổ họng, gây bỏng rát vùng họng, tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn tấn công. 

2. Triệu chứng đau họng ở bà bầu 

  • Cổ họng sưng đỏ và đau rát. 
  • Amidan sưng đỏ. 
  • Đau họng khi nuốt nước bọt hoặc ăn uống. 
  • Khàn tiếng. 
  • Ho, có thể kèm theo sốt. 
  • Đau tai. 

3. Bà bầu bị đau họng có ảnh hưởng đến thai nhi không? 

Khi bị viêm họng, bà bầu cần phải sớm tìm cách trị khỏi bệnh

Đau họng, Viêm họng là một trong những bệnh về đường hô hấp ở mức độ nhẹ, không gây nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên, cơ thể mẹ bầu nhạy cảm nên cần phải hết sức cẩn thận trước bất kỳ vấn đề sức khỏe nào. Bệnh nếu không được chữa dứt điểm sớm và đúng cách, thì có thể gây ra một số ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Cụ thể: 

  • 3 tháng đầu thai kỳ: Ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của thai nhi, do ảnh hưởng của vi khuẩn hoặc virus siêu vi gây bệnh. 
  • 3 tháng cuối thai kỳ: Tăng nguy cơ rối loạn phổi, làm chậm quá trình chuyển dạ khiến thời gian mang thai kéo dài.

Do đó khi phát hiện bị bệnh, bà bầu cần phải sớm tìm cách điều trị bằng các phương pháp an toàn và lành tính. 

4. Cách trị đau họng cho bà bầu

4.1. Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh

thuoc-ho-bo-phe-bao-thanh
Thuốc Ho Bổ Phế Bảo Thanh – Giảm Ho Và Bổ Phế

Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh được bào chế từ các vị dược liệu quý với công thức là bài thuốc cổ phương Xuyên bối tỳ bà cao có lịch sử hơn 300 năm, lại được gia thêm các vị thuốc ô mai, vỏ quýt, mật ong vốn được nhân dân sử dụng để điều trị ho. Tất cả các thành phần dược liệu sử dụng để làm nên sản phẩm đều được trồng trọt, thu hái và chế biến theo tiêu chuẩn chất lượng GACP; nhằm đảm bảo dược liệu đạt chất lượng tốt nhất, không thuốc trừ sâu, hóa chất bảo vệ thực vật và chất bảo quản. Vì thế, sản phẩm đã được Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế kiểm nghiệm chất lượng, đảm bảo an toàn cho phụ nữ có thai trên 3 tháng tuổi và bà mẹ đang cho con bú. 

Các thành phần dược liệu trong Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, trừ ho, bổ phế và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Khi đi vào cơ thể, các vị thuốc này phát huy công dụng chống lại các tác nhân gây viêm nhiễm vùng hầu họng, giúp làm dịu cảm giác đau rát ở cổ họng, làm long đờm, tiêu đờm và giảm ho nhanh chóng. 

Ngoài ra, Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh còn có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, từ đó giúp ngăn ngừa các bệnh về đường hô hấp tái phát. 

Chị em nếu bị ho khi mang bầu có thể uống Thuốc ho Bảo Thanh theo cách pha với nước ấm mỗi lần 15ml siro Bảo Thanh, uống vào buổi sáng sớm và buổi tối. Ngoài ra còn có thể kết hợp dùng với Viên ngậm Bảo Thanh để làm ấm vùng hầu họng. Sau 3 – 5 ngày sử dụng, sẽ thấy những triệu chứng của bệnh đau họng thuyên giảm đáng kể, giảm ho rõ rệt. Còn có cả Viên ngậm Bảo Thanh NS không đường dành cho các mẹ không muốn dung nạp quá nhiều đường vào cơ thể, hoặc mẹ bầu bị tiểu đường, dư cân.

Lưu ý: Với các mẹ bầu đang có thai dưới 3 tháng, đây là giai đoạn hết sức nhạy cảm, mọi loại thực phẩm, dược phẩm đưa vào cơ thể cần được cân nhắc kỹ càng giữa lợi ích và các yếu tố nguy cơ. Cho nên mẹ bầu dưới 3 tháng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. 

4.2. Nước muối 

Súc miệng bằng nước muối sinh lý mỗi ngày từ 1 -2 lần
Súc miệng bằng nước muối sinh lý mỗi ngày từ 1 -2 lần

Nước muối có công dụng sát khuẩn, chống viêm, làm dịu niêm mạc họng. Vì thế, bà bầu nên dùng nước muối sinh lý để súc miệng mỗi ngày 2 – 3 lần, mỗi lần khoảng 15ml và súc miệng trong khoảng 30 giây. Sau đó có thể súc miệng lại bằng nước sạch nếu muốn. 

4.3. Chanh mật ong 

Uống nước mật ong pha với chanh là cách được dân gian áp dụng phổ biến từ hàng nghìn năm nay. Mật ong có tính kháng khuẩn, chống viêm, làm dịu cổ họng và giữ ấm cho cơ thể; còn chanh có chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng. Vì thế, bà bầu bị đau họng nên uống nhiều nước chanh mật ong. 

Với cách này, chị em lấy 1 thìa mật ong cho vào ly nước ấm và cho thêm nước cốt chanh, khuấy đều rồi uống. Chị em nên uống sau khi thức dậy và trước khi đi ngủ, để đạt hiệu quả tốt nhất. 

4.4. Trà hoa cúc 

Tinh chất trong hoa cúc có tác dụng kháng khuẩn, giảm đau
Tinh chất trong hoa cúc có tác dụng kháng khuẩn, giảm đau

Trong trà hoa cúc có chứa các hoạt chất giúp kháng khuẩn, kháng viêm và giảm đau tự nhiên. Do đó uống trà hoa cúc cũng giúp cải thiện tình trạng đau họng ở phụ nữ mang thai. Chị em chỉ cần hãm vài bông hoa cúc với nước nóng, đợi khoảng 5 phút để các tinh chất trong hoa cúc khuếch tán ra ngoài rồi uống trực tiếp. 

4.5. Trà gừng 

Theo Đông y, gừng thuộc tính ấm có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm và làm dịu những niêm mạc bị tổn thương. Vì thế, uống trà gừng cũng giúp giảm các triệu chứng của bệnh đau họng hiệu quả. Đối với cách này, chị em chỉ cần thái vài lát gừng tươi và hãm với nước nóng khoảng 5 phút. Sau đó uống trực tiếp, hoặc có thể pha với một ít mật ong cho dễ uống. 

4.6. Nghệ 

Họng bị đau thì có thể dùng nghệ tươi để làm giảm đau rát
Họng bị đau thì có thể dùng nghệ tươi để làm giảm đau rát

Hoạt chất curcumin trong nghệ có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm ngăn chặn các vi khuẩn, virus gây viêm họng phát triển. Ngoài ra, nghệ còn giúp mẹ bầu phòng ngừa cảm lạnh, cảm cúm và cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa. 

Cách thực hiện: 

  • Trộn đều 500g tinh bột nghệ với 500ml mật ong nguyên chất. Sau đó cho vào lọ thủy tinh và đậy nắp kín. Hỗn hợp này có thể sử dụng luôn. 
  • Khi sử dụng, mẹ bầu lấy khoảng ¼ thìa cà phê hỗn hợp mật ong tinh bột nghệ để ngậm. Thực hiện mỗi ngày 2 -3 lần, thời gian ngậm càng lâu thì hiệu quả càng tốt. 

Lưu ý: Mỗi ngày không nên tiêu thụ quá 10g tinh bột nghệ vì có thể gây kích thích tử cung, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai, thậm chí có thể gây sẩy thai. 

4.7. Tỏi mật ong

Chữa ho cho bà bầu bằng tỏi mật ong cũng là cách được áp dụng phổ biến trong dân gian. Vì cả hai nguyên liệu này đều có tính kháng khuẩn, chống viêm và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể hiệu quả. 

Có 2 cách như sau: 

Cách 1: 

  • Đập dập 4 – 5 tép tỏi tươi, rồi trộn với một lượng mật ong vừa đủ. 
  • Đem hỗn hợp trên hấp cách thủy khoảng 5 – 7 phút. 
  • Uống hỗn hợp trên mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê. Nên dùng cả cái để có hiệu quả tốt nhất. 

Cách 2: 

  • Bóc vỏ 30g tỏi tươi, sau đó cho vào bình thủy tinh. 
  • Cho 200ml mật ong vào trộn đều rồi đậy nắp kín và đợi khoảng 2 tuần thì có thể sử dụng được. 
  • Khi dùng lấy 1 thìa mật ong tỏi pha với 100ml nước ấm và uống mỗi ngày một lần. 

Lưu ý: Không nên dùng quá 10g tỏi/ngày và không ăn tỏi lúc đói. 

4.8. Quất đường phèn 

"<yoastmark

Trị đau họng cho phụ nữ mang thai bằng quất chưng đường phèn rất dễ thực hiện, nhưng mang lại hiệu quả rất tốt. Vì hỗn hợp này có tác dụng làm dịu ngứa rát cổ họng, giảm viêm và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. 

Cách thực hiện: 

  • Quất xanh rửa sạch rồi cắt đôi, trộn với một lượng đường phèn vừa đủ, rồi đem hấp cách thủy khoảng 15 – 20 phút. 
  • Khi quất chín mềm thì tắt bếp, dằm nát vỏ và đợi nguội. 
  • Chắt nước uống ngày 2 – 3 lần, mỗi lần khoảng 1 – 2 thìa cà phê.

4.9. Hành lá, tía tô 

Sự kết hợp giữa hành lá và tía mang đến hỗn hợp có tính sát khuẩn mạnh, giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh đau họng hiệu quả. Mẹ bầu chỉ cần cho hành lá và tía tô vào bát cháo rồi ăn khi cháo còn nóng, tình trạng viêm họng và đau rát họng sẽ được cải thiện đáng kể. 

4.10. Giá đỗ 

Nước giá đỗ có tác dụng trị đau họng ở phụ nữ mang thai 1 ngày. Vì nước giá đỗ có tính kháng viêm và chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Do đó, chị em không nên bỏ qua bài thuốc này. 

Cách thực hiện: 

  • Rửa sạch 500g giá đỗ, ngâm với nước muối loãng khoảng 5 phút rồi để ráo nước. 
  • Xay nhuyễn giá đỗ rồi chắt lấy nước để ngậm. 
  • Ngậm nước giá đỗ khoảng 1 – 3 phút rồi nuốt từ từ. Thực hiện mỗi ngày 3 lần. 

4.11. Húng chanh 

Tinh chất cavaron trong lá húng chanh có tác dụng trị ho và viêm họng rất tốt. Vì thế mẹ bầu có thể áp dụng theo cách sau: 

  • Rửa sạch 1 nắm lá húng chanh, ngâm với nước muối loãng khoảng 5 phút, sau đó vớt ra và để ráo nước. 
  • Giã nát hoặc xay nhuyễn lá húng chanh. Cho thêm 10ml nước vào hỗn hợp này, thêm một chút muối rồi chắt lấy nước. 
  • Uống hỗn hợp nước cốt trên mỗi ngày 2 lần. 

Có thể bạn quan tâm: Bà bầu bị ho phải làm sao?

4.12. Bạc hà 

Trong bạc hà có chứa nhiều chất chống viêm và chống oxy hóa, có tác dụng ngăn ngừa các bệnh về đường hô hấp như cảm cúm, cảm lạnh, đau họng… rất hiệu quả. Khi chị em bị đau họng trong thai kỳ, có thể áp dụng như sau: 

  • Rửa sạch 5 – 6 lá bạc hà tươi, sau đó đem hãm với nước sôi khoảng 20 phút. 
  • Sau đó cho thêm 60g đường phèn vào nước trà bạc hà, rồi cho lên bếp đun đến khi đường phèn tan hoàn toàn. 
  • Đợi hỗn hợp nguội thì vắt thêm nước cốt chanh, rồi uống mỗi ngày 1 ly. Chị em có thể cho thêm một chút mật ong để dễ uống hơn.

Lưu ý: Chị em không nên dùng quá nhiều bạc hà, vì uống quá nhiều có thể khiến cơ thể bị nhiễm hàn, không tốt cho sức khỏe. 

4.13. Củ cải trắng

Theo Y học cổ truyền, củ cải trắng có tác dụng tiêu thũng, tiêu đờm
Theo Y học cổ truyền, củ cải trắng có tác dụng tiêu thũng, tiêu đờm

Trong củ cải trắng có chứa hoạt chất kháng khuẩn, kháng viêm, diệt khuẩn rất tốt. 

Cách thực hiện: 

  • Củ cải rửa sạch, gọt vỏ rồi đem xay nhuyễn. 
  • Chắt lấy nước cốt để uống 2 lần/ngày. 

Lưu ý: Mẹ bầu chỉ nên dùng củ cải 2 – 3 ngày liên tục. Ăn hoặc uống quá nhiều nước ép củ cải có thể gây rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng không tốt đến em bé. 

4.14. Cà rốt 

Nước ép cà rốt cũng mang lại nhiều hiệu quả rất ngạc nhiên. Không những vậy, cà rốt giàu vitamin và chất xơ cũng rất tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Đối với cách này, mẹ bầu chỉ cần ép cà rốt, rồi pha loãng với nước theo tỉ lệ 1:1, cho thêm một chút mật ong rồi khuấy đều. Dùng hỗn hợp trên để súc miệng 3 – 4 lần/ngày. 

4.15. Hành tây 

Hành tây có tác dụng chống viêm, giảm sưng đau
Hành tây có tác dụng chống viêm, giảm sưng đau

Hợp chất lưu huỳnh trong hành tây có tác dụng tiêu diệt virus, ký sinh trùng gây bệnh hô hấp rất hiệu quả. Do đó, mẹ bầu có thể áp dụng cách sau: 

  • Lột vỏ ½ củ hành tây rồi thái nhỏ, sau đó trộn với 20g đường phèn. 
  • Cho hỗn hợp trên hấp cách thủy khoảng 15 – 20 phút. 
  • Đợi hỗn hợp nguội thì chắt lấy nước uống, mỗi ngày uống 2 – 3 lần. 

4.16. Cam nướng 

Vỏ và ruột cam nướng có chứa nhiều hoạt chất kháng khuẩn, kháng viêm và tăng cường sức đề kháng. 

  • Cam vàng rửa sạch và ngâm nước muối khoảng 5 phút. 
  • Nướng cam trực tiếp trên lửa hoặc bằng lò nướng, lò vi sóng khoảng 10 phút, nhớ thường xuyên lật để cam chín đều. 
  • Sau đó bóc vỏ cam ăn nóng. Vỏ cam có thể cắt nhỏ và hãm với nước sôi để uống cũng rất tốt. 

5. Những lưu ý khi điều trị 

Khi áp dụng những cách trên cho bà bầu, cần lưu ý một số vấn đề sau: 

  • Kiên trì thực hiện các cách trên trong thời gian dài để có được hiệu quả.
  • Lựa chọn các nguyên liệu đảm bảo sạch, an toàn, không dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, chất bảo quản. 
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, tăng cường các loại rau xanh và trái cây trong bữa ăn hàng ngày.  
  • Tránh ăn uống các thực phẩm chua cay, nóng lạnh. 
  • Bổ sung nhiều nước, đặc biệt là nước ấm cho cơ thể. 
  • Tăng cường nghỉ ngơi và giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng họng. 
  • Rèn luyện thể dục thể thao hàng ngày để nâng cao sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. 

Những cách trị đau họng cho bà bầu được chia sẻ trong bài viết trên hi vọng sẽ giúp ích được cho chị em, để chị em có thể bảo vệ sức khỏe được tốt nhất trong giai đoạn bầu bí. Một lưu ý quan trọng nữa là chị em cần luôn luôn lắng nghe cơ thể mình để có chăm sóc sức khỏe bản thân được tốt nhất! Nếu mẹ bầu có bất cứ băn khoăn nào có thể để lại câu hỏi phía dưới và các chuyên gia sức khỏe của Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh luôn sẵn sàng giải đáp và tư vấn.

5/5 - (6 bình chọn)
Nguồn tham khảo / Source

Thuốc Ho Bổ Phế Bảo Thanh chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập

Đặt câu hỏi cho chuyên gia:
0 bình luận