Viêm họng có mủ ở trẻ em – Ba mẹ hãy cảnh giác

Viêm họng mủ ở trẻ em là bệnh lý hô hấp không quá hiếm gặp, nhưng có thể tiềm ẩn nhiều vấn đề đáng lo ngại cho sức khỏe nếu không được điều trị sớm và đúng cách. Vậy nguyên nhân nào khiến trẻ bị viêm họng có mủ, triệu chứng của bệnh và cách xử lý khi bé bị viêm họng mủ như thế nào? 

Bảo Thanh chia sẻ đến ba mẹ tất cả những thông tin về bệnh viêm họng mủ ở trẻ em

Mục lục bài viết

1. Nguyên nhân gây viêm họng mủ ở trẻ em 

1.1. Virus, vi khuẩn 

Virus và vi khuẩn là hai nguyên nhân chính khiến trẻ bị viêm họng có mủ. Cụ thể: 

  • Vi khuẩn liên cầu khuẩn Streptococcus pyogenes: Loại vi khuẩn này tấn công cổ họng và khiến vùng họng bị nhiễm trùng. Sau đó chúng tiếp tục trú ngụ và phát triển tại vùng họng dẫn đến dịch mủ xuất hiện. 
  • Virus gây bệnh cảm cúm, cảm lạnh, thủy đậu, sởi: Khi trẻ mắc phải các bệnh này dẫn đến họng bị viêm, nếu không điều trị kịp thời và dứt điểm thì sẽ sinh ra dịch mủ trong cổ họng. 

1.2. Viêm họng cấp 

Viêm họng cấp ở trẻ em kéo dài, thường xuyên tái đi tái lại sẽ khiến cổ họng bị viêm nhiễm nặng. Đây là một trong những tác nhân dẫn đến tình trạng cổ họng xuất hiện mủ. 

1.3. Sức đề kháng yếu 

Sức đề kháng của trẻ nhỏ còn yếu, nên dễ vùng họng dễ bị tấn công bởi các tác nhân bên ngoài như vi khuẩn, virus, bụi bẩn, hóa chất…. Do đó, gây ra các vấn đề về đường hô hấp và dẫn đến viêm họng có mủ. 

1.4. Thói quen ăn uống gây hại 

Việc thường xuyên ăn các đồ cay nóng, đồ lạnh, nước có gas… khiến cổ họng bị kích thích gây viêm nhiễm. Tình trạng này kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ bị viêm họng mủ. 

1.5. Vệ sinh răng miệng không đúng cách

Virus có thể xâm nhập vào trong khoang miệng nếu vệ sinh răng miệng không đúng cách
Virus có thể xâm nhập vào trong khoang miệng nếu vệ sinh răng miệng không đúng cách

Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ hoặc không đúng cách cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng tỉ lệ mắc viêm họng có mủ ở trẻ em. Vì các vi khuẩn, virus có thể xâm nhập vào trong khoang miệng và tấn công xuống cổ họng gây viêm nhiễm. 

1.6. Cổ họng bị khô 

Thời tiết hanh khô, thói quen thở bằng miệng, trẻ nói nhiều hoặc la hét quá mức… sẽ khiến cổ họng bị khô. Khi đó, cổ họng bị ngứa rát và dễ bị kích thích gây viêm nhiễm và khiến trẻ có nguy cơ bị viêm họng có mủ. 

2. Triệu chứng bệnh viêm họng có mủ ở trẻ em 

Khi trẻ bị viêm họng có mủ, sẽ xuất hiện một số triệu chứng tương tự như viêm họng thông thường và có thêm những triệu chứng khác, gồm: 

  • Đau họng và ngứa rát họng là hai triệu chứng phổ biến nhất, vùng họng lúc này bị kích thích bởi các tác nhân gây bệnh, dẫn đến viêm nên sẽ bị sưng đau và ngứa rát.
  • Cổ họng bị ngứa rát và kích thích sẽ dẫn đến các phản xạ ho ở trẻ nhỏ. Nếu tình trạng viêm ở mức độ nhẹ thì trẻ bị ho khan, nhưng nếu diễn biến nặng hơn và khi họng có mủ thì bé sẽ ho ra đờm. Trẻ sẽ bị ho liên tục, những cơn ho sẽ xuất hiện nhiều hơn về đêm và sáng sớm. 
  • Bé có thể bị sốt nhẹ hoặc sốt cao lên đến 39 – 40°C; kèm theo đó là các triệu chứng đau đầu, đau bụng và buồn nôn. 
  • Khi quan sát phần họng của trẻ sẽ thấy xuất hiện các hạt chứa mủ trắng hoặc xanh nhạt, chúng nằm rải rác ở thành họng hoặc amidan. Khi trẻ ho hay khạc đờm, thì những hạt mủ này có thể theo dịch đờm đi ra ngoài. 
  • Do dịch mủ có mùi hôi, vì thế nên hơi thở của trẻ cũng sẽ có mùi khó chịu hơn bình thường. Ngoài ra, trẻ còn có thể bị chảy nước dãi. 
  • Khi tình trạng viêm họng có mủ ở trẻ đến giai đoạn nặng, phần góc hàm của trẻ có thể nổi hạch. Hạch này dễ nhìn thấy bằng mắt thường và khi ấn vào sẽ cảm thấy đau. 
  • Một số triệu chứng khác như: khó thở, khản tiếng, mất tiếng, nôn trớ, bỏ bú, quấy khóc…. 

3. Trẻ em bị viêm họng mủ có nguy hiểm không? 

Viêm họng mủ ở trẻ sẽ không gây nguy hiểm nếu sớm được điều trị khỏi hoàn toàn. Nhưng nếu bệnh kéo dài, không được điều trị kịp thời, thì có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như: 

  • Nhiễm trùng lan tỏa: viêm mũi, viêm tai giữa, viêm xoang…. 
  • Biến chứng liên quan đến đường thở: viêm phổi, viêm tấy quanh amidan, áp xe thành họng, viêm họng hốc mủ…. 
  • Một số bệnh khác: thấp tim, hở van tim, thấp khớp, viêm cầu thận, ung thư vòm họng, nhiễm trùng máu…. 

4. Khi trẻ bị viêm họng có mủ phải làm gì?

4.1. Vệ sinh mũi và họng 

Vệ sinh mũi thường xuyên cho bé
Vệ sinh mũi thường xuyên cho bé

Cha mẹ cần vệ sinh mũi và họng cho bé mỗi ngày bằng nước muối sinh lý. Nếu thấy trong mũi có quá nhiều dịch đờm, thì nên dùng các dụng cụ hút mũi cho trẻ để giữ cho đường thở được thông thoáng, đồng thời loại bỏ các vi khuẩn, virus trong dịch nhầy ra khỏi cơ thể. 

4.2. Chườm nóng, hạ sốt 

Khi trẻ bị sốt dưới 38,5°C cha mẹ nên chườm nóng để hạ sốt cho bé. Cha mẹ chỉ cần nhúng khăn mặt vào nước ấm và lau người cho trẻ, đặc biệt là vùng trán, nách và bẹn. Thực hiện liên tục để hạ sốt cho trẻ. Nếu nhiệt độ cơ thể trẻ không giảm, mà tăng lên quá 39°C, thì cha mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ. 

4.3. Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh 

Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh là thuốc đông dược cao cấp có tác dụng trừ ho, bổ phế, giúp điều trị và ngăn ngừa các bệnh viêm đường hô hấp như viêm họng hiệu quả. Các thành phần dược liệu trong Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh có chứa nhiều dưỡng chất, khi đi vào cơ thể sẽ thấm sâu vào vùng hầu họng, giúp làm dịu các niêm mạc bị tổn thương, kháng khuẩn và chống viêm. Từ đó giúp cải thiện tình trạng bệnh, làm giảm các triệu chứng của viêm họng có mủ như đau rát họng, ho khan, ho có đờm… hiệu quả. 

Ngoài ra, Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh còn giúp cải thiện hệ miễn dịch của cơ thể, tăng cường sức khỏe của hệ hô hấp. Nhờ đó giúp ngăn ngừa bệnh tái phát rất tốt.

Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh là thuốc không phải kê đơn. Cha mẹ có thể cho trẻ sử dụng theo hướng dẫn:  

  • Trẻ em trên 1 tuổi: ngày uống 3 lần, mỗi lần 5ml.
  • Trẻ em trên 2,5 tuổi: ngày uống 3 lần, mỗi lần 10ml.

4.4. Bổ sung thực phẩm dinh dưỡng 

Tăng cường các chất dinh dưỡng trong chế độ ăn của bé, đặc biệt là các nhóm thực phẩm có chứa nhiều vitamin C và kẽm. Cha mẹ nên nấu các đồ ấm nóng và dễ nuốt cho trẻ, để tránh kích thích vùng họng của trẻ. 

Ngoài ra, cha mẹ cũng nên cho bé uống nhiều nước ấm để làm dịu cổ họng, làm loãng dịch đờm vùng họng của bé nếu có. Tốt nhất, cha mẹ nên pha siro Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh với nước ấm và cho bé uống 2 lần/ngày, trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy. Cách đây sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh và tăng cường sức đề kháng cho bé.

4.5. Vệ sinh sạch sẽ răng miệng cho bé

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho bé mỗi ngày 2 lần. Cha mẹ nên sử dụng các loại kem đánh răng dành cho trẻ nhỏ để giúp loại bỏ các vi khuẩn, virus trong khoang miệng; đồng thời không gây nhiều tác động đến răng nướu của trẻ. 

4.6. Tránh xa các tác nhân gây bệnh 

Cha mẹ cần tránh cho bé tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, bụi bẩn, khói bụi, hóa chất, lông động vật…. Những tác nhân này sẽ khiến tình trạng viêm họng có mủ ở trẻ nhỏ trở nên nghiêm trọng hơn. 

5. Các biện pháp phòng tránh 

Cho bé đeo khẩu trang khi đi ra ngoài để bảo vệ hệ hô hấp của bé
Cho bé đeo khẩu trang khi đi ra ngoài để bảo vệ hệ hô hấp của bé

Để ngăn ngừa bệnh viêm họng có mủ ở trẻ em, cha mẹ cần lưu ý những điểm sau: 

  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những người đang bị viêm họng. 
  • Không cho trẻ dùng chung vật dụng cá nhân với người khác. 
  • Đeo khẩu trang cho bé khi đi ra ngoài. 
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ có trẻ 2 lần/ngày. 
  • Vệ sinh mũi và rửa tai cho bé bằng nước muối sinh lý 2 – 3 lần/tuần. 
  • Giữ ấm cơ thể của trẻ, đặc biệt là vùng cổ khi thời tiết thay đổi hoặc trời lạnh. Với các trẻ lớn, đã biết ngậm nuốt chủ động, có thể cho bé ngậm các loại viên ngậm phòng trừ ho như viên ngậm Bảo Thanh.
  • Tăng cường vitamin và chất xơ trong rau củ, hoa quả tươi để tăng sức đề kháng cho bé. 

Như vậy, viêm họng có mủ không phải là vấn đề đáng lo ngại ở trẻ em, nếu cha mẹ phát hiện sớm và chăm sóc trẻ đúng cách. Cha mẹ cần chú ý các biểu hiện sức khỏe của bé, đặc biệt vào thời điểm chuyển mùa hay trời lạnh để có thể nhanh chóng phát hiện ra các dấu hiệu bất thường. Từ đó sớm có biện pháp phù hợp để bảo vệ sức khỏe cho bé. 

5/5 - (4 bình chọn)
Nguồn tham khảo / Source

Thuốc Ho Bổ Phế Bảo Thanh chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập

Đặt câu hỏi cho chuyên gia:
0 bình luận