Bệnh giãn phế quản: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Giãn phế quản là một trong những vấn đề cảnh báo phổi đang bị tổn thương và khó đảm nhận tốt chức năng điều phối và đào thải khí trong cơ thể. Vậy bệnh giãn phế quản có khỏi hẳn được không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về bệnh lý này. 

Mục lục bài viết

1. Bệnh giãn phế quản là gì? 

Bệnh giãn phế quản: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Giãn phế quản là tình trạng phế quản bị giãn rộng hơn bình thường, mất đi sự đàn hồi và khả năng làm sạch dịch nhầy trong cơ quan này. Khi đó, dịch nhầy dư thừa bị tích tụ lại tại đây, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn và vi sinh vật gây hại phát triển, dẫn đến viêm nhiễm. 

Bệnh lý này có thể xảy ra ở một hoặc nhiều phần của phổi, gây ảnh hưởng đến chức năng của phổi, khiến việc hô hấp gặp nhiều khó khăn. Khi phế quản bị giãn thì không thể hồi phục lại được trạng thái ban đầu, chỉ có thể áp dụng các biện pháp điều trị để làm giảm triệu chứng và ngăn bệnh phát triển. 

2. Nguyên nhân giãn phế quản 

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh đường hô hấp dưới này, bao gồm: 

  • Tắc phế quản: Các trường hợp này bao gồm do các vết sẹo cũ bị viêm nhiễm tại phế quản trước đó, u phế quản hoặc tắc do vật gây viêm nhiễm. 
  • Phế quản bị giãn do viêm, hoại tử ở thành niêm mạc sau khi bị lao phổi, viêm phổi do vi khuẩn, virus sởi, ho gà….
  • Cấu trúc phế quản bị dị tật bẩm sinh khiến thành phế quản rộng hơn do hội chứng Kartagener, hội chứng Williams – Campbell.…

3. Triệu chứng giãn phế quản 

Khi mắc phải hội chứng giãn phế quản, người bệnh sẽ xuất hiện các biểu hiện của bệnh gồm: 

  • Ho khan, ho có đờm, ho dai dẳng kéo dài trong nhiều tháng hoặc nhiều năm. 
  • Nhiều đờm, đờm có mủ xanh hoặc vàng, trong trường hợp bệnh nặng có thể ho khạc đờm ra máu. 
  • Đau tức ngực hoặc đau thắt ngực.
  • Khó thở, thở gấp, thở ngắn và có tiếng rít. 
  • Sốt.
  • Da dưới móng tay và móng chân dày lên.

 4. Điều trị giãn phế quản 

Dù giãn phế quản là bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn, song vẫn cần phải áp dụng các biện pháp điều trị sớm và đúng cách nhằm ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng nặng, khiến bệnh tái đi tái lại và ảnh hưởng đến chức năng phổi. Thông thường, bệnh lý này sẽ được điều trị bằng thuốc, vật lý trị liệu hoặc điều trị ngoại khoa. 

4.1. Điều trị bằng thuốc

Các loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn phổ biến khi phế quản bị giãn rộng gồm: 

  • Thuốc kháng sinh: Khi người bệnh bị giãn phế quản bội nhiễm vi khuẩn, bác sĩ sẽ cho dùng kháng sinh dạng uống để kiểm soát tình trạng nhiễm khuẩn. Nếu thuốc uống không mang lại hiệu quả tốt thì có thể chuyển sang dạng tiêm hoặc dùng kháng sinh lâu dài trên 3 tháng. 
  • Thuốc loãng đờm: Nhóm thuốc này có tác dụng giúp người bệnh dễ tống đờm ra khỏi đường thở thông qua phản xạ ho hoặc khạc đờm, khi đường thở được làm sạch thì việc hô hấp sẽ dễ dàng hơn. Theo các chuyên gia y tế, người bệnh nên dùng các loại thuốc làm loãng đờm, tiêu đờm có nguồn gốc từ đông dược lành tính được Cục Quản lý Dược cấp phép như Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh. Thuốc này không chỉ có tác dụng làm loãng đờm, tiêu đờm, mà còn giúp trừ ho, bổ phế và hỗ trợ làm lành các niêm mạc bị tổn thương trong đường thở; từ đó giúp làm giảm các triệu chứng khi phế quản bị giãn. 
  • Thuốc giãn phế quản: Nhóm thuốc này có tác dụng làm giãn các cơ ở đường thở, giúp người bệnh hô hấp dễ dàng hơn. 

4.2. Vật lý trị liệu 

Biện pháp vật lý trị liệu được áp dụng phổ biến nhất là liệu pháp thông đờm. Phương pháp này là dùng lực tay vỗ vào ngực người bệnh để làm long đờm, giúp khạc đờm ra khỏi đường thở dễ dàng hơn. 

Ngoài cách vỗ long đờm, bác sĩ cũng có thể đưa ra một số bài tập phục hồi chức năng hô hấp tùy thuộc vào tình trạng bệnh cụ thể. 

4.3. Điều trị ngoại khoa 

Phẫu thuật giãn phế quản được chỉ định khi các biện pháp điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả hoặc bệnh tình cải thiện không đáng kể. Lúc này, bác sĩ sẽ cân nhắc cắt thùy phổi hoặc một bên phổi nếu người bệnh ho ra máu nặng, bị tắc khối u….

5. Cách chăm sóc và ngăn ngừa giãn phế quản 

Một số những lưu ý trong quá trình ngăn ngừa và chăm sóc những người bị giãn phế quản gồm: 

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ để ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào hệ hô hấp. 
  • Giữ ấm cơ thể, không để cơ thể bị nhiễm lạnh. 
  • Khi ngủ nên nằm ngửa, gối đầu cao để giúp việc hít thở dễ dàng hơn. 
  • Tránh xa các tác nhân kích thích khiến bệnh nặng hơn như bụi bẩn, lông động vật….
  • Bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể như: đồ ăn thanh đạm, dễ tiêu hóa; thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất; thực phẩm giúp giảm ho, nhuận phổi, cầm máu….
  • Hạn chế thực phẩm cay, kích thích, thực phẩm lạnh.
  • Tiêm vaccine phòng cúm, phế cầu hàng năm. 
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ. 
  • Không hút thuốc lá, thuốc lào, hạn chế tiếp xúc với khu vực có nhiều khói thuốc. 
  • Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài hoặc khi phải tiếp xúc gần với những người có dấu hiệu mắc các bệnh hô hấp. 
  • Điều trị sớm và đúng cách đối với các bệnh nhiễm khuẩn vùng tai mũi họng, răng miệng, viêm phế quản cấp, áp xe phổi, lao sơ nhiễm ở trẻ em….
  • Nếu bị tắc dị vật trong phế quản, cần phải sớm đưa dị vật ra ngoài. 
  • Luyện tập thể dục thể thao tăng cường sức khỏe. 

Giãn phế quản không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng nếu bệnh kéo dài dai dẳng sẽ gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và có thể là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh về đường hô hấp khác. Do đó, bạn không nên chủ quan mà cần phải xây dựng lối sống và chế độ sinh hoạt lành mạnh để ngăn ngừa bệnh được tốt nhất.

Đánh giá cho bài viết này
Nguồn tham khảo / Source

Thuốc Ho Bổ Phế Bảo Thanh chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập

Đặt câu hỏi cho chuyên gia:
0 bình luận