Hướng dẫn cách trị ho bằng rễ dâu đơn giản tại nhà

Trị ho bằng rễ dâu từ lâu đã được đông y sử dụng để trừ ho và điều trị các bệnh viêm đường hô hấp khác. Vậy hiệu quả dùng rễ dâu chữa ho như thế nào, cách dùng rễ dâu trị ho ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này. 

Mục lục bài viết

1. Công dụng trừ ho của rễ dâu

tri-ho-bang-re-dau

Trong đông y, rễ dâu còn được gọi tang bạch bì có tính bình, vị ngọt, không độc. Dược liệu này có tác dụng kiện tì, thanh phế chỉ khái và trừ ho hiệu quả. Rễ dâu phát huy công dụng trị ho khan, ho có đờm, ho ra máu, ho do phế nhiệt và ho có phù do bệnh thận rất tốt. 

Theo các nghiên cứu, trong rễ dâu có chứa các chất kháng khuẩn, kháng viêm, chống oxy hóa. Do đó, dùng rễ dâu để trị các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp rất tốt. 

Ngoài ra, chiết xuất từ rễ dâu còn có tác dụng giảm đau, hạ nhiệt, an thần, giúp hạ huyết áp, giảm tổn thương cơ tim…. Vì vậy, ngoài trị ho rễ dâu còn được sử dụng để hỗ trợ điều trị các bệnh lý khác. 

2. Cách trị ho bằng rễ dâu 

2.1. Bài thuốc trị ho nhẹ 

Đối với những trường hợp ho nhẹ, những cơn ho thi thoảng mới xuất hiện thì bạn có thể dùng rễ dâu trị ho như sau: 

  • Chuẩn bị 20 – 40g rễ dâu, rửa sạch và để ráo nước. 
  • Cho rễ dâu vào ấm và sắc với một lượng nước vừa đủ. 
  • Chia nước thuốc thành nhiều phần và uống hết trong ngày.

2.2. Trị ho có đờm bằng rễ dâu 

Đây là bài thuốc thường được kê đơn phổ biến trong đông y để trị ho có đờm đặc, gây vướng họng hoặc khó thở. Đối với bài thuốc này, các bạn thực hiện theo hướng dẫn sau:  

  • Chuẩn bị: rễ dâu, hoàng liên, hạnh nhân và hoàng cầm mỗi vị 12g; kim ngân hoa, lô căn, ngư tinh thảo; đình lịch tử mỗi vị 20g; liên kiều 16g; cam thảo 6g; ma hoàng 8g; thạch cao 4g. 
  • Tất cả các nguyên liệu trên rửa sạch, để ráo nước. 
  • Sau đó cho vào ấm sắc với một lượng nước vừa đủ. 
  • Đợi hỗn hợp nguội bớt thì chắt lấy nước thuốc để uống nhiều lần trong ngày. 

2.3. Trị ho có phù do bệnh thận

Đậu đỏ có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, hạ cholesterol và chứa các chất chống oxy hóa có tác dụng chống lại các tế bào ung thư. Khi kết hợp đậu đỏ với rễ dâu sẽ giúp trị chứng ho có đờm hiệu quả. 

Cách thực hiện: 

  • Chuẩn bị 10g rễ dâu tằm và 40g đậu đỏ, rửa sạch và để ráo nước. 
  • Cho hai nguyên liệu trên vào ấm và sắc với một lượng nước vừa đủ. 
  • Chắt lấy nước thuốc và uống hàng ngày. 

2.4. Chữa ho ra máu bằng rễ dâu

Ho ra máu là biểu hiện của cơ thể đang mắc phải một số bệnh lý ở giai đoạn nặng. Lúc này, bạn có thể áp dụng bài thuốc bằng rễ dâu dưới dây để cải thiện tình trạng ho. 

  • Chuẩn bị 10 – 20g rễ dâu đã tán thành bột. 
  • Vo một nắm gạo rồi cho vào nồi nấu cơm. Khi nồi cơm sôi thì chắt lấy khoảng một bát nước cơm. 
  • Pha bột rễ dâu với nước cơm rồi uống. Mỗi ngày dùng không quá 20g bột rễ dâu, có thể chia làm nhiều lần uống trong ngày. 

2.5. Dùng rễ dâu trị ho do phế nhiệt 

Đối với những người bị ho do mắc các bệnh viêm đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi, viêm khí quản… có thể áp dụng bài thuốc trị ho từ rễ dâu như sau: 

  • Chuẩn bị: rễ dâu và địa cốt bì mỗi vị 20g; 8g cam thảo. 
  • Các nguyên liệu trên rửa sạch, để ráo nước.
  • Sau đó cho các nguyên liệu vào ấm sắc với nước để uống. 
  • Nước sắc có thể chia làm nhiều lần uống và uống hết trong ngày. 

Bài viết trên đã giới thiệu đến bạn nhiều bài thuốc trị ho bằng rễ dâu hiệu quả. Tuy nhiên, các bài thuốc trên đòi hỏi cần được bốc thuốc tại các hiệu thuốc đông y để đủ các vị dược liệu cần thiết và căn chỉnh đúng liều lượng. Ngoài ra, những bài thuốc này phát huy tác dụng chậm, nên cần kiên trì thực hiện trong một thời gian mới đem lại hiệu quả.

 

Theo các chuyên gia y tế, các bài thuốc trị ho trong đông y lành tính, hiệu quả nhưng đòi hỏi phải thực hiện trong thời gian dài và cần tìm mua các nguyên liệu đảm bảo về chất lượng. Do đó, tốt nhất bạn nên dùng Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh để đẩy lùi tình trạng ho. Đây là thuốc đông dược trị ho cao cấp, được bào chế từ các vị dược liệu quý của bài thuốc trị ho cổ phương Xuyên bối tỳ bà cao như: Xuyên bối mẫu, Tỳ bà diệp, Sa sâm…; lại được gia thêm các vị thuốc trị ho phổ biến trong dân gian như: Cam thảo, Mật ong, Bạc hà, Ô mai…. Hơn hết, Thuốc ho Bảo Thanh đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng khắt khe của Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế. 

Do đó, sản phẩm này có tác dụng bổ phế, dưỡng phổi, giúp làm ẩm và ấm vùng họng, giảm sưng đau, ngứa rát và khô cổ họng, làm loãng đờm và tiêu đờm, hỗ trợ làm lành các niêm mạc bị tổn thương. Vì vậy, những cơn ho sẽ được đẩy lùi nhanh chóng chỉ sau khoảng 3 – 5 ngày sử dụng theo liều lượng được hướng dẫn trên bao bì sản phẩm. 

Ngoài ra, Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng của hệ hô hấp và ngăn ngừa các bệnh lý viêm đường hô hấp. Vậy nên, bạn có thể pha Thuốc ho Bảo Thanh với nước ấm 2 lần/ngày, uống vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Thời điểm uống thuốc tốt nhất là khi giao mùa, trời lạnh.

Đánh giá cho bài viết này
Nguồn tham khảo / Source

Thuốc Ho Bổ Phế Bảo Thanh chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập

Đặt câu hỏi cho chuyên gia:
0 bình luận