Cách trị ho bằng quả kha tử tại nhà hiệu quả & an toàn

Kha tử từ lâu đã được biết đến là thảo dược quý trong đông y, được sử dụng phổ biến trong nhiều bài thuốc trị ho và các bệnh viêm đường hô hấp. Vậy khi bị ho, cách trị ho bằng quả kha tử như thế nào? Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh đã tổng hợp và chia sẻ đến bạn rất nhiều cách chữa ho bằng quả kha tử trong bài viết dưới đây. 

tri-ho-bang-qua-kha-tu

Mục lục bài viết

1. Công dụng trị ho của quả kha tử

Cây kha tử còn được gọi bằng nhiều cái tên khác như chiêu liêu, kha lê, kha lê lặc, cheo leo…. Bộ phận thường được dùng để chữa bệnh của cây kha tử là quả và hạt. 

Theo đông y, quả kha tử có vị đắng chát, hơi chua; có tác dụng quy vào kinh phế, trừ phế hư, chỉ khái. Vì thế, y học cổ truyền Trung Quốc và Ấn Độ từ lâu đã dùng quả kha tử để trị ho khan, ho có đờm, viêm họng, khàn tiếng, hen suyễn…. 

Còn theo y học hiện đại, các nhà khoa học đã tìm thấy nhiều hợp chất trong quả kha tử có tác dụng trừ ho và chống nhiễm trùng đường hô hấp như: 

  • Tanin: Chất này hoạt động tương tự như chất kháng sinh, có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh, đồng thời hỗ trợ làm lành các niêm mạc họng bị tổn thương. 
  • Polysaccharid: Chất này có tác dụng ức chế các cơn co thắt trong đường hô hấp, giúp giảm ho hiệu quả. Nghiên cứu cho thấy Polysaccharid có tác dụng trừ ho tốt hơn một số chất chống ho được sử dụng trong phòng thí nghiệm. 
  • Alloy: Hoạt chất này có tác dụng kháng virus, làm suy yếu hoạt động của virus và cải thiện hệ miễn dịch. 
  • Retrovirus: Thành phần này giúp bảo vệ các tế bào khỏe mạnh ở đường hô hấp, ức chế hoạt động của virus cúm A và thúc đẩy quá trình phục hồi của các bệnh viêm đường hô hấp. 

Với những thành phần trên, dùng quả kha tử chữa ho là một trong những mẹo trị ho dân gian mang lại hiệu quả tốt. 

2. Cách trị ho bằng quả kha tử 

2.1. Ngậm quả kha tử 

Các thành phần trong quả kha tử có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, trừ ho và hỗ trợ làm lành tổn thương tại đường hô hấp rất tốt. Do đó, bạn chỉ cần ngậm quả kha tử trực tiếp thì có thể giúp cải thiện các cơn ho. 

Cách thực hiện: 

  • Quả kha tử rửa sạch, gọt lớp vỏ bên ngoài, rồi cho vào miệng ngậm. 
  • Ngậm kha tử trong khoảng 5 phút và nuốt dịch được tiết ra từ quả kha tử. 
  • Mỗi lần ngậm 1 quả và thực hiện 2 – 3 lần. 

2.2. Quả kha tử kết hợp với muối 

Bài thuốc kết hợp quả kha tử với muối thường được áp dụng phổ biến trong trường hợp ho có đờm, ho do các bệnh viêm đường hô hấp dưới như viêm phế quản, viêm phổi…. 

Cách thực hiện: 

  • Quả kha tử rửa sạch, gọt vỏ. 
  • Pha 1 ly nước ấm với vài hạt muối, khuấy cho muối tan hoàn toàn rồi cho quả kha tử vào ngâm khoảng 5 – 10 phút. 
  • Sau đó lấy quả kha tử ra và cho vào miệng để ngậm. 
  • Nuốt dịch tiết ra từ quả kha tử, cho đến khi thấy hết vị chát thì nhổ bỏ. 

2.3. Kha tử kết hợp với mật ong và ô mai 

Theo đông y, ô mai có tác dụng dưỡng họng, giảm ho, thuận khí, trị khản tiếng và mất tiếng. Mật ong có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, tăng sức đề kháng cho cơ thể và giúp làm lành các niêm mạc bị tổn thương. Vì vậy, bài thuốc từ kha tử, mật ong và ô mai phát huy tác dụng trừ ho rất tốt. 

Cách thực hiện: 

  • Chuẩn bị hạt kha tử và mật ong theo tỉ lệ 1:1, sau đó đem xay mịn hoặc giã nát. 
  • Trộn hỗn hợp trên với một lượng mật ong vừa đủ, rồi nặn thành viên to bằng đầu ngón tay và cho vào lọ thủy tinh đậy nắp kín để dùng dần. 
  • Mỗi lần sử dụng ngậm khoảng 4 – 5 viên/ngày để giảm ho. 

2.4. Quả kha tử kết hợp cát cánh và cam thảo 

Cát cánh có tác dụng trị ho, trừ đờm, giúp lưu thông phổi, trị tức ngực, khó thở…. Cam thảo có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, nhuận phế, tiêu đờm, bổ tỳ…. Do đó, khi kết hợp cát cánh, cam thảo với quả kha tử không chỉ có tác dụng trừ ho, mà còn giúp bổ phế, tỳ vị và nâng cao sức khỏe của hệ hô hấp. 

Cách thực hiện: 

  • Chuẩn bị 8g hạt kha tử, 10g cát cánh, 6g cam thảo. 
  • Các nguyên liệu trên đem rửa sạch, rồi cho vào ấm và sắc với 500ml nước. 
  • Khi nước sôi thì giảm lửa nhỏ, đun tiếp 20 phút rồi tắt bếp. 
  • Đợi hỗn hợp nguội thì chắt lấy nước và chia làm 3 phần để uống trong ngày. 
  • Khi nước thuốc bị nguội, bạn nên hâm lại nước thuốc trước khi uống. 

2.5. Quả kha tử kết hợp đẳng sâm 

Theo đông y, đẳng sâm có tác dụng bổ phế, kiện tỳ, dưỡng huyết, tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, giảm ho, hóa đờm…. Vì thế, đẳng sâm kết hợp với quả kha tử có tác dụng đẩy lùi chứng ho hiệu quả. 

Cách thực hiện: 

  • Chuẩn bị quả kha tử và đẳng sâm mỗi vị 4g. 
  • Hai nguyên liệu trên đem rửa sạch, rồi cho vào ấm và sắc với 400ml nước. 
  • Sắc đến khi nước cạn còn lại khoảng 200ml. 
  • Chia nước thuốc thành 3 phần đều nhau và uống hết trong ngày. 

2.6. Quả kha tử kết hợp với cam thảo và bạch dược 

Bài thuốc từ quả kha tử kết hợp với cam thảo, bạch dược thường được dùng trong trường hợp ho khản tiếng, ho do phế hư. Cách thực hiện bài thuốc này như sau:

  • Chuẩn bị quả kha tử 80g, cam thảo 6g và bạch dược 10g. 
  • Các vị thuốc trên đem rửa sạch, rồi sắc với 300ml nước. 
  • Đun lửa nhỏ cho đến khi nước cạn còn 100ml thì chắt lấy nước.  
  • Phần bã thuốc còn lại thì cho thêm 300ml và tiếp tục đun cho đến khi còn 100ml nước thêm 2 lần nữa. 
  • Hòa 3 lượt nước thuốc sau khi sắc lại với nhau. Tiếp tục cho lên bếp sắc đến khi nước còn 200ml thì tắt bếp. 
  • Chia nước thuốc thu được thành 3 phần bằng nhau và uống hết trong ngày. 

3. Những lưu ý khi dùng quả kha tử trị ho 

Khi áp dụng những cách trị ho bằng quả kha tử, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau để phát huy tối đa hiệu quả của vị thuốc này: 

  • Những người bị viêm họng do phế có thực, bị táo bón, cảm lạnh, người bị thấp nhiệt tích trệ không nên dùng quả kha tử. 
  • Người bị ho mất giọng nên dùng quả kha tử xanh để mang lại hiệu quả tốt nhất. 

Chữa ho bằng quả kha tử mang lại tác dụng tốt nếu bạn thực hiện theo đúng hướng dẫn và tìm được các nguyên liệu chất lượng. Ngược lại, nếu không thực hiện đúng phương pháp và nguyên liệu không đảm bảo chất lượng, thì có thể dẫn đến một số tác động gây hại cho sức khỏe. 

Do đó, các chuyên gia y tế khuyên khi bị ho khan, ho có đờm, ho do dị ứng, ho do thay đổi thời tiết, ho do bệnh viêm đường hô hấp… tốt nhất bạn nên dùng Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh để trị ho, bổ phế, tiêu đờm. Đây là thuốc đông y trị ho cao cấp, được bào chế từ các vị thuốc quý của bài thuốc trị ho cổ phương Xuyên bối tỳ bà cao có lịch sử hơn 300 năm như: Xuyên bối mẫu, Tỳ bà diệp, Cát cánh, Sa sâm…; lại được gia thêm các vị thuốc trị ho phổ biến trong đông y gồm: Cam thảo, Ô mai, Mật ong…. Do đó, sản phẩm rất an toàn và lành tính, dùng được cho cả trẻ em, người già, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.

Ngoài dùng Thuốc ho Bảo Thanh theo hướng dẫn sử dụng trên bao bì sản phẩm. Bạn còn có thể pha Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh với nước ấm và uống 2 lần/ngày, vào buổi sáng ngay sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Cách này sẽ giúp dưỡng ẩm vùng hầu họng, bổ phế, dưỡng phổi và tăng cường sức đề kháng của hệ hô hấp. Từ đó giúp ngăn ngừa các bệnh viêm đường hô hấp hiệu quả. 

Đánh giá cho bài viết này
Nguồn tham khảo / Source

Thuốc Ho Bổ Phế Bảo Thanh chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập

Đặt câu hỏi cho chuyên gia:
0 bình luận