Bấm huyệt trị ho – Hướng dẫn cách bấm huyệt ai cũng làm được

Bấm huyệt trị ho là một trong những cách trị các chứng ho, ho lâu ngày không khỏi được áp dụng phổ biến trong đông y. Vậy bấm huyệt trị ho có thực sự mang lại hiệu quả không và cách bấm huyệt thế nào cho đúng. Bài viết dưới đây của Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này. 

Bấm huyệt trị ho

Mục lục bài viết

1. Bấm huyệt là gì? 

Bấm huyệt là phương pháp xoa bóp nhằm tạo áp lực lên các huyệt đạo trên cơ thể, qua đó kích thích vào hệ thần kinh và tạo ra những thay đổi trong nội tiết tố, đả thông kinh mạch, điều hòa chức năng của lục phủ ngũ tạng. Từ đó giúp nâng cao hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, giúp thư giãn, giảm căng thẳng và chữa lành cho các vùng tương ứng trên cơ thể đang bị tổn thương. 

Trong y học cổ truyền Trung Quốc, bấm huyệt có tác dụng hỗ trợ điều trị rất nhiều bệnh. Một số lợi ích từ việc bấm huyệt có thể kể đến như: giảm đau, chống nhiễm trùng, cảm lạnh, hỗ trợ điều trị bệnh xoang, cân bằng nội tiết tố, cải thiện hệ tiêu hóa….

2. Bấm huyệt trị ho có hiệu quả không? 

Bấm huyệt kích thích vào các cơ quan, giúp lưu thông khí huyết, thúc đẩy các cơ quan trong cơ thể hoạt động hiệu quả hơn. Khi đó, hệ miễn dịch của cơ thể hoạt động tốt hơn, giúp chống lại các tác nhân gây hại dẫn đến ho như virus, vi khuẩn; hoặc bấm huyệt giúp cải thiện hệ tiêu hóa, làm giảm tình trạng trào ngược dạ dày thực quản…. Vì vậy, tình trạng ho sẽ được cải thiện đáng kể. 

Tuy nhiên, các chuyên gia bấm huyệt cho biết, phương pháp trừ ho bằng cách này chỉ phát huy hiệu quả nếu thực hiện đúng theo hướng dẫn, việc tùy tiện day ấn huyệt lung tung có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. 

3. Cách chữa ho bằng phương pháp ấn huyệt 

3.1. Bấm huyệt dũng tuyền 

huyet-dung-tuyen

Huyệt dũng tuyến tập trung nhiều ở bàn chân, được xem như là trái tim thứ hai của con người. Khi làm nóng huyệt đạo này sẽ có tác dụng lưu thông khí huyết, làm ấm toàn thân. Do đó, bấm huyệt dũng huyền cải thiện các cơn ho do nhiễm lạnh gây ra rất tốt. 

Cách thực hiện: 

  • Chuẩn bị dầu nóng hoặc dầu cù lòa. Đối với trẻ em thì nên dùng dầu khuynh diệp. 
  • Ngâm chân với nước ấm khoảng 15 phút rồi lau khô. 
  • Bôi dầu nóng vào vị trí huyệt dũng tuyền. Dùng ngón tay day nhẹ hai bên huyệt mỗi bên 15 phút và thực hiện luân phiên 3 lần. 
  • Sau khi bấm huyệt thì đeo tất để giữ ấm chân. 
  • Không áp dụng cách này thường xuyên và không áp dụng đối với trẻ sơ sinh.

3.2. Bấm huyệt xích trạch 

huyet-xich-trach

Huyệt xích trạch nằm tại khuỷu tay trên đường gân, đây là huyệt con của phế kinh có tác dụng thanh nhiệt và làm sạch phổi. Khi bấm huyệt xích trạch, sẽ có tác dụng trị ho do viêm phổi, viêm họng, hen suyễn, ho kèm sốt, ho ra máu, ho có đờm…. 

Cách thực hiện: 

  • Xác định huyệt: Đưa cánh tay về phía trước, khuỷu tay hơi gập. Khi sờ vào đường ngấn khuỷu tay bạn sẽ thấy một sợi gân to. Huyệt xích trạch nằm ngay tại vị trí giao của đường ngấn khuỷu tay với gân tay. 
  • Sau khi xác định được vị trí huyệt, thì duỗi thẳng tay và dùng 4 ngón tay để xoa bóp xung quanh huyệt để huyệt nóng lên. 
  • Sau đó dùng ngón cái đặt lên huyệt và bấm trong khoảng 1 phút. 
  • Tay bên kia thực hiện tương tự. 

3.3. Bấm huyệt khổng tối 

huyet-khong-toi

Huyệt khổng tối là kích huyệt của phế kinh, khi xoa bóp huyệt này sẽ có tác dụng nhuận phế, thanh nhiệt giáng phế khó. Phương pháp này mang lại hiệu quả tốt khi bị ho do viêm amidan và viêm phổi. 

Cách thực hiện: 

  • Xác định vị trí huyệt: Từ vị trí huyệt xích trạch đến cổ tay chia thành 12 thốn bằng nhau, huyệt khổng tối sẽ nằm ở thốn thứ 7 tính từ vị trí cổ tay. 
  • Sau khi xác định được vị trí huyệt thì dùng ngón tay cái ấn nhẹ vào huyệt. Tăng lực bấm huyệt dần dần cho đến khi cảm thấy đau là được. 
  • Mỗi bên tay thực hiện 1 – 2 phút. 

3.4. Bấm huyệt thái uyên 

Bấm huyệt thái uyên có tác dụng làm dịu tình trạng cổ họng đau rát, khô và ngứa ngáy khó chịu. Từ đó giúp cải thiện tình trạng ho khan, đặc biệt là ho về đêm và sáng sớm. 

Cách thực hiện: 

  • Xác định vị trí huyệt: Cổ bàn tay gập lại hướng về phía cơ thể, ấn vào dưới cổ tay tại vị trí gốc của ngón tay cái sẽ thấy một điểm lõm nằm ở bên ngoài động mạch. Đây chính là huyệt thái uyên. 
  • Dùng ngón tay cái ấn nhẹ vào huyệt và thực hiện liên tục 14 lần, rồi đổi tay.
  • Thực hiện cả hai bên tay liên tục trong vòng 3 phút. 

3.5. Bấm huyệt đản trung 

huyet-dan-trung

Huyệt đản trung nằm tại vị trí trung điểm giữa đường nối 2 đầu ngực của nam giới, điểm nối khớp xương ức thứ 5 của nữ giới. Khi bấm huyệt đản trung, sẽ giúp làm giảm ho, tiêu đờm và giảm đau tức ngực. 

Cách thực hiện: 

  • Dùng 4 ngón tay day nhẹ xung quanh huyệt để làm nóng huyệt vị. 
  • Sau đó dùng ngón cái ấn vào huyệt day nhẹ rồi thả ra 15 – 20 lần. Có thể dùng thêm dầu khuynh diệp để làm ấm phổi và tăng hiệu quả trị ho. 

3.6. Bấm huyệt phế du 

huyet-phe-du

Bấm huyệt phế du thường được áp dụng trong những trường hợp ho do viêm phế quản hoặc viêm phổi. Ngoài ra, bấm huyệt này còn có tác dụng trị hen suyễn và đổ mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ. 

Cách thực hiện: 

  • Xác định vị trí huyệt: Huyệt phế du nằm ở vị trí gai đốt sống cổ thứ 3 tính từ cổ, cách khoảng 1,5 thốn tính từ xương cột sống. 
  • Sau khi xác định huyệt thì ấn ngón tay cái vào huyệt giữ 3 giây rồi thả thay. Thực hiện liên tục 10 – 15 lần, không dùng lực quá mạnh để tránh làm tổn thương phổi. 

3.7. Bấm huyệt liêm tuyền 

huyet-liem-tuyen

Bấm huyệt liêm tuyền có tác dụng khắc phục tình trạng ho khan, ho có đờm, viêm họng hiệu quả. Đối với cách này, thực hiện như sau: 

  • Xác định vị trí huyệt: Huyệt nằm cách cuống hầu 0,2 thốn ngay chính giữa bờ trên sụn giáp trạng. Chỉ cần ngước đầu lên và thấy phần nhô cao hơn ở phần họng thì chính là huyệt. 
  • Sau khi xác định được huyệt thì dùng tay cái ấn huyệt trong vòng 3 phút. 
  • Tiếp đó dùng ngón cái và ngón trỏ vuốt đều từ trên xuống hai bên cạnh họng thêm 30 phút. 
  • Sau đó đặt ngón cái và ngón trỏ lên lại bên xương sụn họng, lắc nhẹ sang hai bên trái phải khoảng 30 lần. 

4. Lưu ý khi bấm huyệt trị ho 

Khi áp dụng cách này, bạn cần phải lưu ý một số vấn đề sau: 

  • Không bấm huyệt khi bị chấn thương xương khớp, có vết thương hở và kín vì có thể gây chấn thương và nhiễm khuẩn. 
  • Không bấm huyệt tại các vị trí đốt sống cổ, cột sống hoặc trung khu hô hấp, vì có thể gây co rút cổ, bong gân cột sống…. 
  • Không lạm dụng bấm huyệt vì có thể khiến toàn thân đau mỏi. 
  • Không tự ý day ấn lung tung nếu không xác định được huyệt vị. 

Bấm huyệt có công dụng trừ ho tốt, nhưng cũng có thể mang lại rủi ro nếu không xác định được đúng huyệt vị hoặc bấm huyệt không đúng cách. Do đó, tốt nhất bạn nên tìm đến các chuyên gia bấm huyệt được đào tạo bài bản, không nên tự ý áp dụng phương pháp này tại nhà. 

Theo các chuyên gia y tế, để trừ ho tốt nhất bạn nên dùng Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh. Đây là thuốc đông dược trị ho cao cấp không kê đơn, nằm trong danh mục thuốc được cấp phép của Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế. Sản phẩm có tác dụng bổ phế, dưỡng phổi, bổ tỳ vị giúp trừ ho bằng cách làm ẩm và ấm vùng họng, giảm sưng đau và ngứa rát ở cổ họng, làm long đờm và tiêu đờm hiệu quả. Ngoài ra, Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng của hệ hô hấp, từ đó giúp ngăn ngừa các cơn ho tái phát và ngăn ngừa các bệnh lý viêm đường hô hấp hiệu quả. 

thuoc-ho-bo-phe-bao-thanh
Thuốc Ho Bổ Phế Bảo Thanh – Giảm Ho Và Bổ Phế

Ngoài việc sử dụng Thuốc ho Bảo Thanh theo hướng dẫn sử dụng trên bao bì. Bạn có thể pha siro bổ phế Bảo Thanh với nước ấm và uống 2 lần/ngày, thời điểm uống tốt nhất là vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Áp dụng cách này đều đặn hàng ngày, vào thời điểm giao mùa hoặc trời lạnh, ngay cả khi khỏe mạnh để tăng cường sức đề kháng của hệ hô hấp, ngăn ngừa các bệnh viêm nhiễm đường thở như viêm phổi, viêm phế quản, viêm họng….

Đánh giá cho bài viết này
Nguồn tham khảo / Source

Thuốc Ho Bổ Phế Bảo Thanh chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập

The lung meridian 5 (LU5) points are located on the inside of each elbow. https://www.healthline.com/health/pressure-points-for-sinus

Đặt câu hỏi cho chuyên gia:
0 bình luận