Trẻ bị ho nôn trớ nhiều – Nguyên nhân và cách chăm sóc

Trẻ bị ho nôn trớ nhiều khiến trẻ ăn uống khó khăn, khó chịu và quấy khóc. Vậy lúc này cha mẹ cần phải làm gì? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến cha mẹ những thông tin cần thiết, để cha mẹ biết được nguyên nhân và cách chăm sóc khi bé bị ho nôn trớ nhiều.

tre-bi-ho-va-non-tro 

Mục lục bài viết

1. Nguyên nhân trẻ bị ho nôn trớ nhiều 

1.1. Mắc các bệnh lý viêm đường hô hấp 

Các bệnh viêm đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan, viêm phổi, viêm phế quản… là những nguyên nhân hàng đầu gây ho ở trẻ. Lúc này, vi sinh vật gây hại tấn công và làm tổn thương đường thở, khiến dịch nhầy tiết ra nhiều hơn. Lượng dịch đờm này chứa nhiều virus, vi khuẩn và nấm; một phần chất đờm sẽ được tống ra khỏi cơ thể qua phản xạ ho, một phần sẽ được đẩy xuống hệ tiêu hóa. 

Khi trẻ bị bệnh, hệ miễn dịch suy giảm khiến hệ tiêu hóa hoạt động không được trơn tru. Cùng lúc lượng đờm nhầy đẩy xuống hệ tiêu hóa có chứa nhiều vi sinh vật gây hại, gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và cơ thể sẽ sinh ra phản xạ nôn để đẩy ngược lại các vi sinh vật gây hại ra khỏi cơ thể. 

1.2. Mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa

Khi trẻ mắc phải các vấn đề về đường tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản, rối loạn tiêu hóa…. thì có thể khiến trẻ bị nôn trớ nhiều. Lượng thức ăn bị đẩy ngược từ dạ dày ra cổ họng có chứa axit dịch vị, các chất axit này có thể gây bỏng và tổn thương niêm mạc họng. Khi đó, họng bị ngứa rát và sẽ sinh ra phản xạ ho. 

1.3. Chăm sóc trẻ không đúng cách 

Những sai lầm của cha mẹ trong quá trình chăm sóc trẻ như cho trẻ ăn quá no, cho trẻ bú không đúng cách, cho trẻ nằm ngay sau khi ăn…. Cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị ho và nôn trớ nhiều. 

1.4. Trẻ mắc các bệnh lý hiếm gặp 

Trong một số ít trường hợp, khi trẻ mắc các bệnh lý như viêm não, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết…. thì trẻ cũng sẽ có triệu chứng ho, nôn trớ. Các trường hợp này khá hiếm gặp, nhưng nếu cha mẹ thấy trẻ bị ho và nôn nhiều, kèm theo sốt cao, co giật, ngủ li bì khó đánh thức… thì cần phải nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám.

Xem thêm: Cách trị ho cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi

2. Cách chăm sóc khi trẻ bị ho và nôn trớ nhiều 

2.1. Vệ sinh mũi sạch sẽ 

Vệ sinh mũi thường xuyên cho bé
Vệ sinh mũi thường xuyên cho bé

Vệ sinh mũi cho trẻ 2 lần/ngày bằng nước muối sinh lý sẽ giúp loại bỏ các virus, vi khuẩn gây hại đang trú ngụ ở mũi trẻ. Cách này cũng sẽ giúp đường thở của bé được thông thoáng, ngăn ngừa dịch nhầy ở mũi chảy ngược xuống cổ họng. Từ đó giúp làm giảm các cơn ho và tránh cho bé bị nôn trớ. 

2.2. Giữ ấm cho cơ thể 

Trong trường hợp trẻ bị ho do thay đổi thời tiết, do viêm đường hô hấp thì cha mẹ cần phải giữ ấm cơ thể cho trẻ, tránh cho trẻ ở ngoài không khí lạnh lâu hoặc đứng trước gió trực tiếp. Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể dùng tinh dầu nóng để massage giữ ấm cơ thể cho trẻ.

Tuy nhiên, cha mẹ cũng lưu ý không cho trẻ mặc quá ấm, để tránh trường hợp cơ thể bé toát mồ hôi không thoát được và bị nhiễm lạnh ngược lại khiến bệnh nặng hơn. 

2.3. Chia nhỏ bữa ăn 

Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh thường bị nôn trớ do dạ dày của bé còn nhỏ, vị trí dạ dày nằm ngang và cơ thắt tâm vị yếu. Do đó, cha mẹ nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày cho bé. Điều này sẽ giúp bé tiêu hóa thức ăn nhanh hơn, tránh bị nôn trớ và gây tổn thương họng dẫn đến ho. 

2.4. Bổ sung đủ chất dinh dưỡng trong chế độ ăn uống 

Cha mẹ nên xây dựng cho bé chế độ ăn uống đa dạng, đủ chất để tăng cường hệ miễn dịch giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Cha mẹ nên bổ sung cho bé nhiều rau xanh, hoa quả tươi để cung cấp đủ vitamin và khoáng chất thiết yếu cho trẻ. 

2.5. Dùng Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh 

Ho nhiều khiến trẻ dễ bị nôn, trớ, các chuyên gia y tế khuyên cha mẹ nên cho bé uống siro Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh để trừ ho, bổ phế, làm ẩm và ấm vùng họng, làm loãng đờm và tiêu đờm, hỗ trợ làm lành các niêm mạc vùng hầu họng bị tổn thương. Từ đó giúp cắt các cơn ho của trẻ hiệu quả. Khi trẻ giảm dần các cơn ho, sức khỏe được cải thiện thì hiện tượng nôn trớ cũng hết dần.

Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh là thuốc đông dược trị ho cao cấp, được bào chế từ các vị dược liệu quý và những vị thuốc trị ho phổ biến trong dân gian; đồng thời được kiểm nghiệm chất lượng và nằm trong danh mục thuốc không kê đơn được Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế cấp phép. Do đó, cha mẹ có thể dùng Thuốc ho Bảo Thanh cho bé ngay khi xuất hiện các cơn ho đầu tiên theo hướng dẫn sử dụng trên bao bì sản phẩm. Việc dùng sớm siro Bảo Thanh cũng giúp trẻ nhanh chóng cải thiện triệu chứng ho, hạn chế bị nôn, trớ, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.

Ngoài ra, các chuyên gia y tế cũng khuyến khích cha mẹ nên cho bé uống siro Thuốc ho Bảo Thanh với nước ấm 2 lần/ngày, vào buổi sáng ngay sau khi bé thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Tốt nhất, nên uống vào thời điểm giao mùa và trời lạnh, để tăng cường sức đề kháng cho hệ hô hấp và ngăn ngừa các bệnh lý viêm đường hô hấp. 

3. Những lưu ý khi trẻ bị ho nôn trớ 

Khi chăm sóc trẻ bị ho nôn trớ, cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau, để tránh cho vấn đề của trẻ trở nên nặng hơn: 

  • Không được bế xốc khi trẻ đang nôn, vì dịch nôn có thể tràn vào đường hô hấp khiến trẻ khó thở, thậm chí có thể dẫn đến suy hô hấp. 
  • Đặt bé nằm nghiêng hoặc ngồi nghiêng đầu ra phía trước khi trẻ bị nôn, để tránh thức ăn bị rơi vào khí quản. 
  • Đối với trẻ đã biết uống nước, cha mẹ nên cho bé uống nhiều nước ấm, có thể uống nước trái cây hoặc nước canh để thay thế. Tốt nhất cha mẹ nên cho bé uống siro bổ phế Bảo Thanh pha với nước ấm để giúp đẩy lùi các triệu chứng bệnh tốt hơn. 
  • Khi trẻ bị ho nôn trớ 2 – 3 ngày, đã áp dụng những cách chăm sóc sức khỏe tại nhà nhưng tình trạng không được cải thiện. Lúc này, cha mẹ nên sớm đưa trẻ đến viện để được thăm khám. 

4. Cách phòng tránh trẻ bị ho và nôn trớ 

Để bảo vệ sức khỏe của bé được tốt nhất, ngăn ngừa tình trạng ho và nôn trớ ở trẻ. Cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau: 

  • Giữ ấm cho trẻ, đặc biệt là vùng cổ và chân. Trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi luôn phải đi tất để giữ ấm bàn chân. 
  • Khi sử dụng điều hòa, không nên để nhiệt độ phòng dưới 25°C khi ngủ. Nhiệt độ phòng tốt nhất không nên chênh lệch quá so với môi trường bên ngoài trên 7°C. Khi bật điều hòa thì nên dùng thêm máy tạo độ ẩm trong phòng.
  • Không cho trẻ ra gió, đứng trước quạt hoặc gió điều hòa. 
  • Không cho trẻ ăn quá no. 
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa và đồ chơi của trẻ sạch sẽ.

Khi trẻ vừa bị ho và nôn trớ, cha mẹ không nên quá lo lắng, hãy chăm sóc trẻ theo những hướng dẫn được chia sẻ trong bài viết trên và quan sát kỹ các biểu hiện sức khỏe của trẻ. Nếu sau 2 – 3 ngày không thấy sức khỏe bé được cải thiện hoặc có xuất hiện các triệu chứng bất thường, thì cần nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám. 

Đánh giá cho bài viết này
Nguồn tham khảo / Source

Thuốc Ho Bổ Phế Bảo Thanh chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập

Đặt câu hỏi cho chuyên gia:
0 bình luận