Bé ho có đờm lâu ngày không khỏi mẹ cần làm gì?

Bé ho có đờm lâu ngày không khỏi có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý về đường hô hấp. Cụ thể đó là những căn bệnh nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp cha mẹ biết được các bệnh khiến trẻ ho đờm lâu ngày không khỏi. 

Bé ho có đờm lâu ngày không khỏi có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý

Mục lục bài viết

1. Nguyên nhân khiến bé ho có đờm lâu ngày không khỏi

Ho có đờm là một trong những phản xạ bình thường của cơ thể, nhằm tống các dịch nhầy trong hệ hô hấp ra khỏi cơ thể. Từ đó giúp đường thở thông thoáng, hô hấp dễ dàng hơn. Nhưng nếu bé ho có đờm lâu ngày không khỏi, thì có thể là do sức khỏe gặp phải một số vấn đề sau: 

1.1. Viêm đường hô hấp 

Các bệnh viêm đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản… kéo dài lâu ngày, không được điều trị dứt điểm có thể gây ra ho có đờm dai dẳng ở trẻ em. Lúc này, niêm mạc đường hô hấp bị viêm nhiễm, dẫn đến tiết ra nhiều dịch đờm. Cơ thể không thể tiêu hóa hết lượng dịch đờm này, vì thế nên sẽ tống chất đờm ra bằng đường thở thông qua phản xạ ho. Các cơn ho có đờm xuất hiện nhiều nhất về đêm và sáng sớm. 

1.2. Viêm phế quản 

Nguyên nhân chủ yếu gây viêm phế quản là do thay đổi thời tiết đột ngột, môi trường sống bị ô nhiễm, nhiều bụi bẩn độc hại và tiếp xúc với khói thuốc lá lâu ngày. Khi đó, các virus gây bệnh sẽ tấn công phế quản và gây viêm. Triệu chứng của viêm phế quản là do có đờm. 

Nếu nguyên nhân do viêm phế quản, đờm có màu vàng, xanh hoặc trắng đục. Ngoài ra, bé còn bị sổ mũi và nghẹt mũi. 

1.3. Viêm khí quản 

Viêm khí quản dẫn đến vùng khí quản bị sưng đỏ, làm hẹp đường thở và sản sinh ra nhiều dịch nhầy. Khi đó, trẻ sẽ xuất hiện tình trạng ho có đờm và kèm theo khó thở, thở rít. 

1.4. Viêm xoang

Viêm xoang kéo dài cũng sẽ sinh nhiều dịch nhầy và chảy xuống sau họng, tích tụ chất đờm tại cổ họng. Do đó sẽ gây kích thích họng và sinh ra những cơn ho có đờm. Tình trạng này sẽ nặng hơn về đêm và sáng sớm, do dịch đờm ứ đọng tại vùng họng nhiều hơn. 

1.5. Viêm phổi 

Khi phổi bị virus, vi khuẩn tấn công khiến phế nang và mô kẽ ở phổi bị nhiễm trùng. Lúc này, phế nang sẽ tiết ra mủ hoặc dịch làm tắc nghẽn phế quản, khiến bé sinh ra các cơn ho có đờm. Bệnh nếu không phát hiện kịp thời có thể dẫn đến áp xe phổi, tràn dịch màng phổi. 

1.6. Hen suyễn 

Hen suyễn là bệnh không thể điều trị dứt điểm, bệnh kéo dài khiến phế quản bị tổn thương và sinh ra nhiều dịch đờm. Từ đó khiến bé bị ho có đờm dai dẳng, kèm theo khó thở và thở khò khè.

1.7. Trào ngược dạ dày 

Trào ngược dạ dày cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị ho có đờm lâu ngày không khỏi. Lượng dịch vị axit từ dạ dày đi ngược ra vùng hầu họng, sẽ khiến vùng họng bị tổn thương tiết ra nhiều dịch đờm, đồng thời gây phản xạ ho ở trẻ.

2. Trẻ ho có đờm lâu ngày phải làm gì? 

Khi trẻ bị ho có đờm lâu ngày nhưng không xuất hiện thêm các dấu hiệu khác, thì cha mẹ có thể áp dụng một số cách trị ho đờm cho trẻ dưới đây. 

2.1. Thuốc ho bổ phế cao cấp Bảo Thanh

thuoc-ho-bo-phe-bao-thanh
Thuốc Ho Bổ Phế Bảo Thanh – Giảm Ho Và Bổ Phế

Thuốc ho bổ phế cao cấp Bảo Thanh là thuốc đông dược trị ho không cần kê đơn, vinh dự nhận được giải thưởng Ngôi sao thuốc Việt – đây là giải thưởng cao quý tôn vinh thuốc sản xuất trong nước có chất lượng tốt do Bộ Y tế trao tặng. Vì vậy, sau hơn 20 năm chính thức đưa ra thị trường, sản phẩm đã được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn khi bị ho có đờm, ho khan, ho lâu ngày không khỏi, ho do thay đổi thời tiết hoặc ho do một số bệnh lý gây nên. 

Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh được chiết xuất từ các dược liệu quý và những vị thuốc phổ biến trong dân gian Việt Nam như: Xuyên bối mẫu, Tỳ bà diệp, Sa sâm, Phục linh, Ô mai, Mật ong, Cam thảo…. Đặc biệt trong quá trình nghiên cứu, các dược sĩ và chuyên gia tư vấn đã tính toán chính xác tỉ lệ các thành phần dược liệu. Nhờ đó, sản phẩm này không chỉ trị ho, tiêu đờm, bổ phế hiệu quả; mà còn phù hợp hơn với đặc điểm sinh lý, bệnh lý và thể trạng của người Việt. 

Đối với chứng ho có đờm ở trẻ em, Thuốc ho Bảo Thanh sẽ làm dịu các tế bào bị tổn thương để hạn chế sản sinh ra dịch nhầy, bổ tỳ vị – gốc sản sinh ra đờm, làm long đờm và loãng đờm để đẩy chất đờm ra khỏi cơ thể dễ dàng hơn. Ngoài ra, sản phẩm này còn giúp tăng cường sức đề kháng cho bé, giúp ngăn ngừa các cơn ho tái phát. 

Vì thế, ngoài sử dụng khi trẻ bị ho, cha mẹ có thể pha Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh với nước ấm và cho bé uống sau khi thức dậy và trước khi đi ngủ. Việc này sẽ giúp giữ ấm cơ thể trẻ, nâng cao hệ miễn dịch chống lại các tác nhân gây bệnh. 

Còn đối với khi trẻ bị ho có đờm lâu ngày, cha mẹ cho bé uống thuốc theo liều lượng sau: 

  • Trẻ em trên 1 tuổi: ngày uống 3 lần, mỗi lần 5ml.
  • Trẻ em trên 2,5 tuổi: ngày uống 3 lần, mỗi lần 10ml.

Có thể bạn nên xem:

2.2. Hút dịch đờm 

Hút dịch đờm thường được áp dụng đối với những bé dưới 2 tuổi, chưa biết cách tự khạc đờm hoặc xì mũi. Có hai thiết bị được sử dụng phổ biến để hút dịch đờm cho trẻ gồm: 

  • Máy hút đờm: Thiết bị hỗ trợ hút sạch dịch đờm, chất nhầy trong xoang mũi, cổ họng để làm thông thoáng đường thở cho bé. 
  • Máy khí dung: Đây là thiết bị giúp đưa thuốc vào đường thở của bé bằng các hạt sương nhỏ. Thuốc thấm sâu vào đường thở, từ đó làm giảm tình trạng ho có đờm. 

2.3. Uống thuốc tây y

Một số loại thuốc tây y thường được bác sĩ kê đơn cho trẻ ho có đờm gồm: 

  • Thuốc làm loãng dịch đờm: Các loại thuốc này có tác dụng làm giảm độ đặc của đờm, nhờ đó việc tống chất đờm ra khỏi cơ thể dễ dàng hơn. Một số loại thuốc được kể tên gồm: Natri Benzoat, Guaifenesin, Terpin Hydrat.
  • Thuốc giáng đờm: Những loại thuốc này có tác dụng kích thích phản xạ ho để đẩy dịch đờm ra khỏi đường thở. Các loại thuốc giáng đờm phổ biến như: Ambroxol,  Carbocisteine, Acetylcysteine, Bromhexin.

Khi sử dụng thuốc tây y trị ho có đờm cho bé, cha mẹ cần phải có chỉ định của bác sĩ. Không tự ý sử dụng thuốc, để tránh những tác dụng phụ không đáng có. 

2.4. Áp dụng mẹo trị ho có đờm dân gian

Bên cạnh những cách trị ho có đờm cho trẻ em ở trên, cha mẹ có thể áp dụng một số mẹo dân gian trị ho đờm hiệu quả dưới đây: 

  • Quất chưng đường phèn: Bổ đôi 2 – 3 quả quất xanh, trộn với một lượng đường phèn vừa đủ, rồi chưng khoảng 20 phút. Đợi hỗn hợp nguội thì dằm nát quất rồi chắt nước cho bé uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 1 – 2 thìa cà phê. 
  • Húng chanh chưng đường phèn: Thái nhỏ một nắm lá húng chanh rồi trộn với một ít đường phèn, đem chưng cách thủy khoảng 15 phút. Đợi hỗn hợp nguội thì chắt nước cho bé uống ngày 2 lần, mỗi lần 1 – 2 thìa cà phê. 
  • Tỏi, gừng, đường nâu: Cho 2 – 3 tép tỏi tươi đập dập, vài lát gừng tươi, một ít đường và một ly nước vào nồi rồi đun sôi với lửa nhỏ. Sau khoảng 10 phút thì tắt bếp, đợi hỗn hợp nguội thì chắt lấy nước cho bé uống ngày 1 lần. 

Trẻ bị ho có đờm lâu ngày sẽ khiến bé khó chịu, quấy khóc và khó ăn uống. Do đó, ngay khi bé vừa xuất hiện những cơn ho có đờm, cha mẹ nên cho bé sử dụng Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh để tiêu đờm, trừ ho và tăng sức đề kháng cho bé. Nếu sau khoảng 1 tuần, các cơn ho chưa dứt hẳn thì cha mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và có phác đồ điều trị hiệu quả nhất. 

5/5 - (8 bình chọn)
Nguồn tham khảo / Source

Thuốc Ho Bổ Phế Bảo Thanh chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập

Đặt câu hỏi cho chuyên gia:
0 bình luận