Có nên dùng thuốc kháng sinh trị viêm họng?
Amoxicillin, Cephalexin, Erythromycin… là những thuốc kháng sinh trị viêm họng mà nhiều người vẫn có thói quen tự mua để uống khi bị viêm họng. Vậy có nên dùng thuốc kháng sinh khi bị viêm họng không và khi nào thì nên dùng loại thuốc này?
Mục lục bài viết
1. Nên hay không nên sử dụng thuốc kháng sinh trị viêm họng?
Theo các chuyên gia y tế, thuốc kháng sinh chỉ phát huy hiệu quả khi bị viêm họng do vi khuẩn gây ra. Còn đối với những nguyên nhân gây viêm họng khác, thuốc không phát huy được công dụng chữa trị viêm họng.
Các kết quả nghiên cứu cho thấy có đến khoảng 80% các trường hợp mắc viêm họng là do virus gây ra. Đối với những tác nhân gây bệnh này, nếu được chăm sóc đúng cách và kịp thời, người mắc viêm họng sẽ tự khỏi trong vòng 1 tuần mà không cần phải uống thuốc kháng sinh. Vì vậy, trước khi xác định được đúng nguyên nhân gây viêm họng, thì không nên tự ý mua thuốc để sử dụng để tránh lạm dụng và gây ra những tác dụng phụ cho cơ thể khác.
2. Hậu quả khi sử dụng kháng sinh viêm họng sai cách
2.1. Không khỏi bệnh
Như đã nói ở trên, thuốc chỉ có hiệu quả khi viêm họng do vi khuẩn gây ra. Với những nguyên nhân gây viêm họng như trào ngược dạ dày, thì cách này sẽ không trị khỏi bệnh. Thậm chí, việc dùng sai thuốc còn có thể khiến tình trạng viêm họng nặng thêm, do bỏ lỡ thời điểm vàng để trị bệnh.
2.2. Gây tác dụng phụ
Các loại thuốc tây y có thể gây ra một số tác dụng phụ với cơ thể trong quá trình sử dụng. Đặc biệt đối với trẻ em, người già và những người có sức đề kháng yếu. Một số tác dụng phụ có thể là các vấn đề nhỏ như phát ban hoặc nặng hơn như co giật, suy giảm bạch cầu….
2.3. Rối loạn tiêu hóa
Bất kỳ loại thuốc nào cũng đều khiến sự cân bằng giữa lợi khuẩn và vi sinh vật có hại trong cơ thể bị phá vỡ. Hậu quả khiến cho hệ tiêu hóa bị rối loạn, nặng hơn có thể gây đau dạ dày, viêm kết tràng, viêm đại tràng….
2.4. Suy giảm sức đề kháng
Thuốc kháng sinh không chỉ gây mất cân bằng giữa lợi khuẩn và vi sinh vật có hại, mà còn có thể tiêu diệt những lợi khuẩn ở đường hô hấp. Điều này khiến cho sức đề kháng của hệ hô hấp bị suy giảm, bệnh khó điều trị khỏi hoàn toàn, dễ tái đi tái lại nhiều lần.
2.5. Kháng thuốc
Một trong những tác hại phổ biến nhất khi sử dụng thuốc thường xuyên, là dẫn đến tình trạng kháng thuốc. Điều này có thể khiến việc điều trị bệnh sau này gặp nhiều khó khăn hơn, nhiều người uống thuốc nhưng không hiệu quả, hoặc phải tăng liều lượng, từ đó gây hậu quả không tốt đến sức khỏe.
3. Một số lưu ý khi dùng thuốc kháng sinh trị viêm họng
Trong những trường hợp bị viêm họng và được bác sĩ chỉ định. Bạn cần lưu ý một số điểm sau để có thể phát huy tối đa hiệu quả của thuốc, cũng như không gây ra những tác hại đối với sức khỏe:
3.1. Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Trong quá trình sử dụng, cần tuân theo chỉ định của bác sĩ về thời gian, liều lượng thuốc. Tránh những trường hợp tự ý tăng liều thuốc để mau khỏi bệnh, hoặc giảm bớt lượng thuốc khi thấy bệnh thuyên giảm.
3.2. Không tự ý dừng thuốc khi chưa hết toa
Nhiều người có thói quen thấy hết các triệu chứng bệnh thì sẽ ngay lập tức dừng thuốc. Thuốc kháng sinh sẽ khiến các vi khuẩn gây bệnh yếu đi, dẫn đến các triệu chứng thuyên giảm hoặc chấm dứt. Nhưng lúc này các vi khuẩn chỉ vừa yếu đi, chưa được tiêu diệt hoàn toàn. Nếu dừng thuốc giữa chừng sẽ khiến vi khuẩn hồi phục, từ đó chúng sẽ hình thành sức đề kháng với thuốc kháng sinh. Sau đó dần dần trở nên kháng thuốc, về sau sẽ không còn hiệu quả trị bệnh.
3.3. Không dùng lại đơn thuốc cũ
Sai lầm nhiều người thường gặp đó là đi khám bệnh và được bác sĩ kê đơn thuốc để sử dụng, lần sau thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng tương tự thì lấy đơn thuốc cũ để mua thuốc về uống. Mặc dù có cùng các triệu chứng viêm họng, nhưng nguyên nhân gây ra viêm họng có thể khác nhau. Do đó, tự ý mua thuốc về uống có thể dẫn đến tình trạng lạm dụng thuốc và kháng kháng sinh.
3.4. Súc miệng bằng nước muối hàng ngày
Nước muối có tính sát khuẩn, kháng viêm rất mạnh, có thể hỗ trợ loại bỏ các vi khuẩn có hại ở vùng hầu họng. Vì thế khi bị viêm họng, nên súc miệng ít nhất 2 – 3 lần/ngày để bệnh nhanh khỏi. Tuy nhiên, đối với các bạn nhỏ chưa biết súc miệng, cha mẹ không nên áp dụng cách này cho bé.
3.5. Uống nhiều nước
Nước ấm có tác dụng làm dịu vùng hầu họng, từ đó giúp các niêm mạc bị tổn thương mau lành hơn. Đồng thời, uống nhiều nước còn giúp long đờm và tiêu đờm nếu bị viêm họng ho có đờm. Vì thế, khi bị viêm họng nên tăng cường bổ sung nước ấm cho cơ thể.
Tốt nhất bạn nên pha một ly nước ấm với siro Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh để uống 2 lần/ngày, vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh là thuốc ho đông được điều chế từ các vị dược liệu quý của bài thuốc cổ phương Xuyên bối tỳ bà cao, lại được gia thêm các vị thuốc nam phổ biến trong dân gian. Sản phẩm đã được Cục quản lý Dược – Bộ Y tế kiểm nghiệm, có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, trừ ho, bổ phế và tăng cường sức đề kháng; đặc biệt hiệu quả để trị các bệnh viêm đường hô hấp như viêm họng.
Ngoài ra, các thành phần dược liệu trong Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh còn có các tác dụng làm dịu vùng hầu họng, làm giảm sưng đau và ngứa rát họng, tăng cường sức đề kháng cho niêm mạc họng. Do đó, dùng Bảo Thanh không chỉ giúp hỗ trợ điều trị viêm họng mà còn giúp ngăn ngừa tái phát viêm họng.
3.6. Đi khám ngay nếu có các dấu hiệu bất thường
Khi sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị viêm họng, nếu thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường như sốt cao, phát ban, nôn ói, đi ngoài… thì cần nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám.
Như vậy, bài viết trên của Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh đã giúp bạn trả lời câu hỏi có nên dùng thuốc kháng sinh chữa viêm họng không. Nếu bạn vẫn còn những băn khoăn chưa được giải đáp, hãy để lại câu hỏi dưới bài viết. Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh sẽ giải đáp giúp bạn.
Thuốc Ho Bổ Phế Bảo Thanh chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập