Bé có đờm ở cổ nhưng không ho và thở khò khè phải làm thế nào?

Bé có đờm ở cổ nhưng không ho, kèm theo thở khò khè khiến bé hô hấp khó khăn. Nếu không nhanh chóng xử lý tình trạng này có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé. Do đó, khi trẻ thở khò khè có đờm, không ho thì cha mẹ cần sớm tìm cách để điều trị dứt điểm tình trạng này.

Bé có đờm ở cổ nhưng không ho
Nếu không nhanh chóng xử lý tình trạng này có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé

Mục lục bài viết

1. Vì sao bé thở khò khè, bị đờm ở cổ nhưng không ho? 

Dịch đờm là một phần của cơ thể, được các tế bào trong hệ hô hấp tiết ra với mục đích làm sạch đường thở, tống các dị vật đi vào cơ thể qua đường thở ra bên ngoài. Trong đờm có chứa các tế bào miễn dịch có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, virus gây hại, ngăn không cho chúng tấn công hệ hô hấp. 

Phần lớn nguyên nhân là do các bệnh lý về đường hô hấp. Lúc này, cha mẹ cần dựa vào màu sắc của đờm để xác định nguyên nhân gây ra tình trạng này. Cụ thể: 

  • Đờm trắng đục: Viêm họng cấp, viêm mũi. 
  • Đờm xanh đặc: Viêm đường hô hấp do bị vi khuẩn tấn công. 
  • Đờm trắng đục như mủ và có mùi hôi: Viêm đường hô hấp mãn tính. 

Sau khi đã xác định được nguyên nhân khiến bé có đờm nhưng không ho, cha mẹ nên sớm tìm cách để xử lý vấn đề này. 

2. Bé có đờm ở cổ nhưng không ho và thở khò khè phải làm gì? 

Đối với trường hợp bé bị khò khè đờm nhưng không gây ho, cha mẹ có thể áp dụng một số cách dưới đây. 

2.1. Thuốc ho bổ phế cao cấp Bảo Thanh 

Với các thành phần dược liệu quý như Xuyên bối mẫu, Tỳ bà cao và những vị thuốc phổ biến trong dân gian Việt Nam như Ô mai, Mật ong…. Thuốc ho bổ phế cao cấp Bảo Thanh tác động sâu vào tỳ vị, nơi sản sinh ra đờm để nuôi dưỡng tỳ vị khỏe mạnh. Từ đó làm giảm dịch đờm được tiết ra trong hệ hô hấp, duy trì dịch đờm ở mức ổn định.

Đồng thời, thuốc ho Bảo Thanh hỗ trợ làm long đờm và loãng dịch đờm, giúp đẩy đờm nhầy ra khỏi cổ họng bé dễ dàng hơn. Khi đó đường thở bé được thông thoáng, tình trạng thở khò khè cũng sẽ được cải thiện. 

Bên cạnh đó, thuốc ho Bảo Thanh có chứa nhiều thành phần dưỡng chất sẽ giúp giữ ấm cơ thể của bé, tăng cường sức đề kháng để chống lại các tác nhân gây bệnh. Do đó, sau một thời gian cho trẻ dùng thuốc ho Bảo Thanh, cha mẹ sẽ cảm thấy bé khỏe mạnh hơn rất nhiều. 

Đây là dược liệu bổ phế không cần kê đơn, vì vậy cha mẹ có thể cho trẻ dùng theo liều lượng dưới đây: 

  • Trẻ em trên 1 tuổi: ngày uống 3 lần, mỗi lần 5ml.
  • Trẻ em trên 2,5 tuổi: ngày uống 3 lần, mỗi lần 10ml.

Có thể bạn quan tâm: Cách tiêu đờm cho bé hiệu quả

2.2. Thuốc tiêu đờm 

Thành phần trong các loại thuốc tiêu đờm có tác dụng làm long đờm, giảm độ đặc của đờm để đẩy dịch đờm ra khỏi đường thở dễ dàng hơn. Một số loại thuốc tiêu đờm thường được dùng cho trẻ nhỏ có thể kể đến như acetylcystein, ambroxol, bromhexin, carbocysteine, eprazinone…. 

Cơ thể trẻ nhỏ còn non nớt, sức đề kháng còn yếu nên khi dùng tây y có thể dẫn đến một số tác dụng phụ. Do đó, cha mẹ không nên tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc tiêu đờm nào khi chưa có chỉ định của bác sĩ. 

2.3. Hút dịch đờm 

Dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi, sau đó hút dịch đờm cho bé là một trong những cách cha mẹ nên thực hiện, để loại bỏ chất đờm trong mũi và cổ họng của bé. Cha mẹ nên nhỏ mũi và hút đờm cho bé mỗi ngày khoảng 5 – 6 lần, để loại bỏ sạch dịch đờm, giúp bé dễ hô hấp hơn. 

Bên cạnh đó, cha mẹ có thể dùng máy khí dung để long đờm cho trẻ. Sau đó dùng máy hút dịch đờm để làm sạch đường thở. 

2.4. Vỗ rung long đờm 

Cách vỗ rung long đờm cho bé
Cách vỗ rung long đờm cho bé

Vỗ rung long đờm là kỹ thuật dùng lực tác động vào phần lưng của bé để long đờm trong đường thở. Thời điểm tốt nhất để vỗ rung long đờm cho bé là ngay sau khi bé ngủ dậy. Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể áp dụng sau khi trẻ khí dung. 

Cách vỗ rung long đờm cho trẻ như sau: 

  • Cho trẻ ngồi cúi đầu về phía trước. 
  • Tay cha mẹ khung lại để có khoảng trống trong lòng bàn tay, như sẽ không khiến trẻ bị đau khi vỗ lưng. Sau đó vỗ nhẹ tay từ vị trí ngang lưng cho đến miệng họng. Khi vỗ đúng kỹ thuật sẽ thấy ngực trẻ rung lên theo nhịp vỗ. Cha mẹ không nên dùng lực cánh tay, vì sẽ khiến trẻ bị đau.
  • Sau khoảng 10 – 15 phút thực hiện thủ thuật trên, trẻ sẽ ho hoặc nôn ra đờm. Lúc này cha mẹ nên quan sát màu đờm để biết được nguyên nhân khiến trẻ bị vướng đờm ở cổ họng. 

Lưu ý: Cha mẹ không nên vỗ rung long đờm sau khi bé ăn, vì có thể khiến bé bị nôn trớ. 

2.5. Cho bé uống nhiều nước 

Nước ấm sẽ giúp làm dịu cổ họng và loãng đờm tốt hơn. Vì vậy, cha mẹ nên cho bé uống nhiều nước khi thấy trẻ vướng đờm trong cổ họng. Đối với những trẻ đang bú, thì mẹ có thể tăng cữ bú cho bé. 

Còn đối với những trẻ trên 1 tuổi, cha mẹ nên pha siro thuốc ho Bảo Thanh với nước ấm cho bé uống ngay sau khi thức dậy, và trước khi đi ngủ. Cách này sẽ giúp tiêu đờm cho trẻ nhanh chóng. 

2.6. Giữ ấm cơ thể cho bé 

Bé bị lạnh cũng có thể khiến chất đờm sinh ra nhiều hơn, nên cha mẹ cần phải giữ ấm cho bé, đặc biệt là chân và cổ họng. Cách đơn giản này cũng sẽ giúp cải thiện tình trạng vướng đờm trong cổ họng.

2.7. Vệ sinh không gian sống sạch sẽ 

Thường xuyên vệ sinh nhà cửa và đồ chơi của bé sạch sẽ, duy trì độ ẩm trong nhà ở mức độ ổn định…. Cách này sẽ giúp loại bỏ các tác nhân gây đờm nhiều như bụi bẩn, bụi vải, lông động vật. Từ đó góp phần cải thiện tình trạng trẻ thở khò khè có đờm. 

2.8. Thay đổi chế độ ăn uống 

Hạn chế ăn các đồ ăn gây đờm như phô mai, sữa chua...
Hạn chế ăn các đồ ăn gây đờm như phô mai, sữa chua…

Hạn chế cho trẻ ăn các loại đồ ăn sinh nhiều đờm như sữa chua, phomat, bơ, đậu nành…. Vì những thực phẩm này sẽ thúc đẩy sản sinh ra nhiều dịch nhầy hơn. Thay vào đó, hãy chuẩn bị cho bé những thức ăn dạng lỏng và ấm như cháo, súp…. 

2.9. Mẹo dân gian trị đờm ở trẻ

Các mẹ có thể áp dụng một số cách dân gian để tiêu đờm cho bé như sau: 

  • Chanh, mật ong: Cho bé uống khoảng 100ml nước ấm, sau đó uống hỗn hợp nước chanh mật ong được pha theo tỉ lệ: 2 thìa mật ong, nước cốt ¼ quả chanh và 5 thìa nước lọc. 
  • Hành tây, đường phèn: Cho hành tây thái nhỏ, trộn với một ít đường phèn vừa đủ. Sau đó đem chưng cách thủy khoảng 20 phút. Đợi hỗn hợp nguội thì chắt nước cho bé uống ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 1 thìa nhỏ. 
  • Lê, củ cải: Ép lấy nước 1kg củ cải, 1kg lê và 250g gừng. Cho hỗn hợp nước lê và củ cải lên bếp đun sôi, khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa. Đun đến khi hỗn hợp quánh lại thì cho nước ép gừng và một ít mật ong vừa đủ vào đảo đều. Tiếp tục đun đến khi sôi lại thì tắt bếp. Mỗi ngày pha 1 thìa cà phê hỗn hợp trên với 1 ly nước ấm cho bé uống. 

3. Một số lưu ý khi trị đờm ở cổ họng cho trẻ

Khi bé bị vướng đờm ở cổ họng nhưng không ho, kèm theo thở khò khè, cha mẹ cần phải lưu ý một số điểm sau trong quá trình điều trị cho bé: 

  • Không tự ý sử dụng các loại thuốc tiêu đờm khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Không để bé tiếp xúc với người bị cảm. 
  • Khi bé ngủ, nên kê cao gối để bé dễ thở và ngủ ngon giấc hơn. 

Với những thông tin được chia sẻ trong bài viết trên, hi vọng cha mẹ đã biết cách xử lý khi trẻ bị vướng đờm trong cổ, khó thở, thở khò khè. Nếu sau khi áp dụng những cách trên khoảng 1 tuần, tình trạng của bé chưa có dấu hiệu được cải thiện, thì cha mẹ nên sớm đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám. 

5/5 - (7 bình chọn)
Nguồn tham khảo / Source

Thuốc Ho Bổ Phế Bảo Thanh chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập

Đặt câu hỏi cho chuyên gia:
0 bình luận