Cách trị ho sổ mũi cho trẻ và trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi hiệu quả

Trẻ bị ho sổ mũi, đặc biệt là trẻ sơ sinh thì trị tại nhà như thế nào? Đây là câu hỏi gây nhiều khó khăn cho các bậc cha mẹ, đặc biệt là những cặp đôi lần đầu có con. Vậy khi bé bị ho sổ mũi thì bố mẹ cần phải làm gì? Bài viết dưới đây sẽ mách cha mẹ cách trị ho sổ mũi cho trẻ, cũng như một số lưu ý khi áp dụng cho trẻ sơ sinh.

mách cha mẹ cách trị ho sổ mũi cho trẻ
Trẻ bị ho sổ mũi khiến bố mẹ lo lắng

Mục lục bài viết

1. Dùng Siro thuốc ho bổ phế Bảo Thanh 

Nhắc đến các loại siro dùng cho trẻ bị ho, sổ mũi hiệu quả hiện nay, thì siro thuốc ho bổ phế Bảo Thanh luôn là cái tên đứng đầu trong danh sách này. Siro thuốc ho bổ phế Bảo Thanh với thành phần gồm các dược liệu quý và những vị thuốc trị ho phổ biến trong dân gian gồm: Xuyên bối mẫu, Tỳ bà diệp, Cát cánh, Sa sâm, Trần bì, Bán hạ, Mật ong, O mai, Cam thảo… sẽ giúp trị dứt điểm các cơn ho từ ngọn đến gốc theo trật tự và nguyên tắc trị bệnh của Đông y.

Bảo Thanh siro truyền thống
Bảo Thanh siro truyền thống

Trong đó, nắm giữ vai trò cốt yếu trong phương thuốc này là xuyên bối mẫu, có tác dụng trị ho lâu ngày, ho có đờm đặc, phế ung, phế suy. Các vị thuốc và thảo dược còn lại sẽ hiệp đồng tác dụng, giúp tăng cường sức đề kháng, làm ấm cơ thể, kháng viêm, làm ẩm và làm dịu cổ họng…. Từ đó sẽ giúp chữa ho sổ mũi cho bé dứt điểm và ngăn ngừa tái phát. 

Ưu điểm nổi bật của thuốc ho bổ phế Bảo Thanh, đó là thành phần hoàn từ dược liệu, rất lành tính và an toàn nên ngoài sử dụng khi trẻ bị ho và sổ mũi, các mẹ còn có thể pha loãng siro Bảo Thanh với nước ấm rồi cho bé uống hàng ngày, đặc biệt là buổi sáng sau khi thức dậy. Cách này sẽ giúp giữ ấm vùng hầu họng cho trẻ, tăng sức đề kháng để ngăn ngừa các bệnh về đường hô hấp. 

Còn nếu dùng siro bổ phế Bảo Thanh khi bé bị ho sổ mũi, các mẹ dùng theo liều lượng như sau: 

  • Trẻ em trên 1 tuổi: ngày uống 3 lần, mỗi lần 5ml.
  • Trẻ em trên 2,5 tuổi: ngày uống 3 lần, mỗi lần 10ml.

Lưu ý: Với các bé dưới 1 tuổi, các mẹ nên lựa chọn sản phẩm siro bổ phế Bảo Thanh Trẻ em

2. Cách trị ho sổ mũi cho trẻ bằng thuốc tây y 

Trong những trường hợp trẻ bị sổ mũi ho được chỉ định dùng thuốc tây y, bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc gồm: 

  • Thuốc kháng histamin: Đây là thuốc ho sổ mũi cho bé được kê đơn nhiều nhất để làm dịu các cơn ho và chống dị ứng hiệu quả. Tuy nhiên, tác dụng phụ của thuốc này có thể gây buồn ngủ, nên cha mẹ không được lạm dụng thuốc quá liều. 
  • Thuốc kháng sinh: Dùng thuốc kháng sinh cũng là một trong những cách trị ho sổ mũi cho trẻ, nhưng chỉ sử dụng khi trẻ bị viêm nhiễm nặng do vi khuẩn gây ra. 
  • Thuốc hạ sốt, giảm đau: Nhóm thuốc này thường được sử dụng khi trẻ bị ho sổ mũi, ho khan, ho kèm sốt. Trong đó paracetamol là thuốc được kê đơn nhiều nhất, nhưng nếu dùng quá liều lại có thể gây nôn, đau bụng. 
  • Thuốc giảm ho: Hai loại thuốc giảm ho được dùng nhiều nhất hiện nay là codein và dextromethorphan, thường chỉ được chỉ định khi trẻ bị ho khan quá nhiều dẫn đến biếng ăn, mất ngủ, quấy khóc, ho dai dẳng, mệt mỏi…. 
  • Thuốc chống sung huyết, ngạt mũi: Nhóm thuốc này có tác dụng giảm lưu lượng máu và giảm sung huyết mũi. Nhưng khi dùng quá liều có thể khiến trẻ toàn thân tím tái, tăng huyết áp…. 

Khi sử dụng thuốc ho sổ mũi cho trẻ, cha mẹ cần tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, để tránh những tác dụng phụ có thể xảy ra của thuốc. 

3. Cách chữa ho sổ mũi cho bé bằng phương pháp dân gian

3.1. Quất hồng bì ngâm đường phèn 

Dùng quất hồng bì ngâm đường phèn là một trong những phương pháp trị ho sổ mũi cho trẻ bằng phương pháp dân gian an toàn và hiệu quả. Đối với cách này, các mẹ tiến hành như sau: 

  • Quất hồng bì cắt cuống, rửa sạch rồi để ráo nước. 
  • Cho quất hồng bì vào trong bình thủy tinh và cho một lượng đường phèn vừa đủ lên trên, rồi đậy nắp kín. 
  • Ngâm quất hồng bì với đường phèn 3 tháng, sau đó chắt nước cốt cho bé uống mỗi ngày 1 lần. 

3.2. Lá hẹ hấp đường phèn 

Lá hẹ hấp đường phèn không chỉ là bài thuốc dùng cho trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi dưới 1 tuổi, mà còn có thể dùng cho các bé có độ tuổi lớn hơn. 

Cách thực hiện: 

  • Lá hẹ rửa sạch, để ráo nước, cắt khúc vừa phải.
  • Trộn đều lá hẹ với mật ong rồi đem hấp cách thủy khoảng 15 – 20 phút. 
  • Đợi hỗn hợp nguội thì chắt nước cho bé uống ngày 2 lần, mỗi lần 2 – 3 thìa cà phê. 

3.3. Cam nướng 

Cam nướng có tác dụng chữa ho mà mẹ nào cũng nên biết
Cam nướng có tác dụng chữa ho mà mẹ nào cũng nên biết

Cam vàng nướng chín và ăn trực tiếp cũng là biện pháp chữa ho sổ mũi cho trẻ sơ sinh hiệu quả. Các mẹ thực hiện theo cách sau: 

  • Cam rửa sạch, ngâm với nước muối loãng khoảng 5 phút, rồi để ráo nước. 
  • Nướng cam bằng lò nướng, lò vi sóng hoặc nướng trực tiếp trên bếp than. Chú ý lật cam để cam được chín đều. 
  • Khi cam chín thì lột vỏ và ép lấy nước cho bé uống, mỗi lần uống 2 – 3 thìa.

3.4. Tỏi 

Bài thuốc dân gian chữa ho cho trẻ em bằng tỏi
Bài thuốc dân gian chữa ho cho trẻ em bằng tỏi

Tỏi có chứa nhiều allicin có tính kháng khuẩn cao, nên trẻ bị ho sổ mũi sẽ nhanh chóng được chữa khỏi nếu áp dụng phương thuốc dưới đây: 

  • Tỏi bóc vỏ và đập dập, sau đó trộn với một ít mật ong và nước lọc. 
  • Hấp cách thủy hỗn hợp trên khoảng 2 phút. 
  • Đợi hỗn hợp nguội bớt thì chắt lấy nước cho bé uống ½ thìa cà phê, ngày uống 1 – 2 lần. 

3.5. Nghệ 

Dùng nghệ cũng sẽ mang lại kết quả rất tốt, tinh chất nghệ rất giàu curcumin có khả năng kháng khuẩn tốt. Cách thực hiện như sau: 

  • Nghệ rửa sạch rồi đem nướng cho cháy lớp vỏ bên ngoài. 
  • Bóc lớp vỏ bên ngoài rồi giã nhỏ. 
  • Lá hẹ rửa sạch, cắt nhỏ. Gừng rửa sạch và giã nhỏ. 
  • Cho tất cả hỗn hợp trên trộn với một ít đường phèn rồi đem hấp cách thủy khoảng 15 phút. 
  • Đợi hỗn hợp nguội bớt thì chắt nước cho bé uống. 

3.6. Hoa đu đủ đực 

Bài thuốc dùng cho trẻ bị ho sổ mũi bằng hoa đu đủ đực sẽ giúp trị dứt điểm các cơn ho khó chịu và giữ cho đường thở của trẻ được thông thoáng. 

Cách thực hiện: 

  • Hoa đu đủ đực, lá tía tô và hoa khế rửa sạch. 
  • Đem tất cả nguyên liệu trên vào bát để hấp cách thủy với một ít đường phèn. 
  • Sau 30 phút thì tắt bếp, đợi nguội thì cho bé uống ngày 3 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê. 

Có thể mẹ nên biết:

4. Một số lưu ý khi trị ho sổ mũi cho trẻ

Vệ sinh mũi thường xuyên cho bé
Vệ sinh mũi thường xuyên cho bé

Bên cạnh những cách được chia sẻ bên trên, cha mẹ nên thực hiện một số cách sau để việc điều trị nhanh hiệu quả hơn: 

  • Vệ sinh mũi cho bé: Mẹ có thể dùng nước muối sinh lý để nhỏ vào hai bên mũi cho bé, rồi dùng tăm bông để thấm sạch vùng mũi. Ngoài ra có thể hút mũi cùng với nước muối, để giữ cho đường thở được thông thoáng. 
  • Tắm hoặc xông hơi với gừng: Mẹ có thể cho trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi tắm hoặc xông hơi bằng nước gừng để giữ ấm, lưu thông khí huyết và tăng sức đề kháng cho bé. Nếu vào mùa đông, mẹ có thể cho bé ngâm chân với nước gừng thay vì tắm. 
  • Tăng cường các món ăn giải cảm cho bé: ăn các món cháo giải cảm như cháo hành hoặc cháo tía tô. Mẹ nên xay nhuyễn hoặc cắt nhỏ hành, tía tô để con không bị vướng họng. 
  • Giữ ấm cho cơ thể: Mặc cho bé đủ ấm, đặc biệt là phải giữ ấm vùng cổ. 
  • Kê cao đầu khi ngủ: Lót một chiếc khăn dày 1 – 2cm dưới đầu khi bé đi ngủ. Cách này sẽ giúp làm giảm dịch nhầy chảy từ mũi xuống cổ họng, từ đó giảm các cơn ho hiệu quả. 
  • Dùng tinh dầu tràm massage cho con: Mẹ nhỏ 2 – 3 giọt tinh dầu tràm vào lòng bàn tay, xoa nhẹ rồi massage nhẹ nhàng ở lòng bàn chân, ngực và lưng cho bé. 

Bài viết trên đã giúp cha mẹ biết được khi bé bị ho sổ mũi uống thuốc gì, cũng như một số lưu ý trong quá trình chăm sóc trẻ bị ho sổ mũi. Sức đề kháng của trẻ giai đoạn này vẫn còn khá yếu, do đó cha mẹ nên hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc tây y cho trẻ. Thay vào đó, hãy ưu tiên dùng các sản phẩm siro ho dược liệu của các công ty dược phẩm uy tín, được kiểm nghiệm chất lượng bởi Bộ Y tế và có uy tín. 

Ba mẹ cũng cần quan sát các biểu hiện về sức khỏe của con thật kỹ, nếu sau khoảng 1 tuần, nếu thấy bé không có chuyển biến tốt, cần sớm đưa đến cơ sở y tế để được thăm khám. 

5/5 - (13 bình chọn)
Nguồn tham khảo / Source

Thuốc Ho Bổ Phế Bảo Thanh chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập

Đặt câu hỏi cho chuyên gia:
0 bình luận