Bé bị ho sổ mũi uống thuốc gì?

Khi trẻ bị ho, sổ mũi thì dùng thuốc tây là một trong những phương pháp điều bị bệnh thường được áp dụng. Tuy nhiên, bé bị ho sổ mũi uống thuốc gì cho an toàn và nhanh khỏi thì không phải cha mẹ nào cũng biết được. Dưới đây là những loại thuốc có thể dùng khi trẻ bị ho, nghẹt mũi, sổ mũi. 

Mục lục bài viết

1. Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh 

Cảm ơn thuốc ho bổ phế Bảo Thanh đã luôn đồng hành cùng gia đình tôi

Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh là thuốc đông dược trị ho cao cấp, đã vinh dự nhận được giải thưởng Ngôi sao thuốc Việt – giải thưởng cao quý tôn vinh thuốc sản xuất trong nước có chất lượng tốt, với những tiêu chí khắt khe mà không phải sản phẩm nào cũng đạt được. Ngoài ra, Thuốc ho Bảo Thanh còn vinh dự nhận được các giải thưởng như: Sản phẩm thuốc ho bổ phế được tin dùng số 1 nhiều năm liền do người tiêu dùng bình chọn; Hàng Việt Nam chất lượng cao; Thương hiệu nổi tiếng quốc gia; Thương hiệu nổi tiếng châu Á Thái Bình Dương…. 

Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh không chỉ chinh phục giới chuyên môn và các chuyên gia y tế bởi chất lượng, mà còn chinh phục người dùng bởi hiệu quả trừ ho, bổ phế và tăng cường sức đề kháng của hệ hô hấp để ngăn ngừa các bệnh viêm đường hô hấp. Sản phẩm được dùng khi bị ho gió, ho khan, ho có đờm sổ mũi, ho lâu ngày không khỏi, ho dị ứng, ho do thay đổi thời tiết, ho do các bệnh viêm đường hô hấp…. 

Đối với trẻ bị ho sổ mũi, sử dụng Thuốc ho Bảo Thanh có tác dụng dưỡng vùng hầu họng, làm ẩm và ấm vùng họng, giảm sưng đau và ngứa rát họng, làm loãng đờm và tiêu đờm giúp làm giảm phản xạ ho, hỗ trợ làm lành các niêm mạc bị tổn thương hiệu quả. Khi đó, các cơn ho của trẻ sẽ được cải thiện và trị dứt điểm hẳn. Lúc này, cha mẹ có thể kết hợp với các phương pháp để trị triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi ở trẻ. 

Thuốc ho Bảo Thanh được bào chế từ các vị dược liệu quý và những dược liệu trị ho phổ biến trong dân gian. Sản phẩm đã được chứng nhận lành tính, an toàn và hiệu quả cho trẻ. Vì thế, cha mẹ có thể dùng siro Thuốc ho Bảo Thanh pha với nước ấm và cho bé uống 2 lần/ngày, ngay cả khi bé chưa bị ho vào thời điểm giao mùa, thay đổi thời tiết để ngăn ngừa các triệu chứng của bệnh đường hô hấp. Thời điểm tốt nhất cho bé uống là ngày sau khi thức dậy và trước khi đi ngủ. 

2. Thuốc kháng histamin 

Thuốc kháng histamin là thuốc được kê đơn phổ biến khi trẻ bị ho, sổ mũi. Nhóm thuốc này có tác dụng làm giảm các cơn ho và cải thiện trạng chảy nước mũi ở trẻ. Một số loại thuốc kháng histamin được kê đơn phổ biến là clorpheniramin, desloratadin…. 

Tuy nhiên, nhóm thuốc này có tác dụng phụ là gây buồn ngủ; đồng thời làm ức chế phản xạ ho của trẻ, trẻ không ho được khiến đờm không được tống ra ngoài cơ thể, gây ứ tại họng khiến trẻ khó chịu. Do đó, các thuốc kháng histamin không nên dùng cho trẻ dài ngày, không dùng khi trẻ bị ho có đờm, bị hen suyễn hoặc viêm đường hô hấp dưới. 

3. Thuốc kháng sinh 

Thuốc kháng sinh được chỉ định trong trường hợp trẻ bị ho, sổ mũi nặng do vi khuẩn gây ra. Tùy vào tình trạng bệnh bác sĩ sẽ kê các loại thuốc kháng sinh phù hợp. Tuy nhiên, đối với trẻ em dưới 15 tuổi không được dùng các loại kháng sinh gồm: chloramphenicol, tetracycline, fluoroquinolon, quinolon….

Ngoài ra, thuốc kháng sinh có thể gây ra một số tác dụng phụ như: tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, chóng mặt….

4. Thuốc chống sung huyết, ngạt mũi 

Nhóm thuốc này có tác dụng làm co mạch cục bộ, giảm tình trạng sung huyết ở mũi. Từ đó giúp cải thiện tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi ở trẻ. 

Tuy nhiên, nếu dùng thuốc chống sung huyết, ngại mũi quá liều có thể khiến trẻ tăng huyết áp, toàn thân tím tái, chóng mặt, đổ mồ hôi…. Do đó, cha mẹ cần hết sức cẩn thận khi dùng thuốc cho bé. 

5. Thuốc giảm ho 

Trong trường hợp trẻ bị ho dai dẳng không dứt khiến trẻ bị nôn trớ quá nhiều hay quấy khóc, mất ngủ, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc giúp giảm ho như codein, dextromethorphan…. Tuy nhiên, hai loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ như suy hô hấp, khiến đờm ứ trong cổ họng quá nhiều gây khó chịu cho trẻ…. Do đó, tốt nhất cha mẹ nên dùng các loại thuốc ho thảo dược, ví dụ như Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh để trị các cơn ho cho trẻ. 

Mẹ có thể tham khảo thêm:

Những lưu ý khi sử dụng thuốc tây y trị ho sổ mũi cho trẻ 

Khi sử dụng thuốc tây y để trị ho cho trẻ, cha mẹ cần phải lưu ý những vấn đề sau để tránh gây ra những tác dụng phụ không tốt đến sức khỏe của trẻ: 

  • Chỉ sử dụng thuốc kháng sinh khi nguyên nhân gây ho, sổ mũi ở trẻ là do nhiễm khuẩn. Nếu bệnh do virus gây ra, thì thuốc kháng sinh sẽ không có tác dụng. 
  • Sử dụng thuốc theo đúng liều lượng và chỉ định của bác sĩ. Việc tự ý tăng giảm liều lượng thuốc có thể gây ra những tác dụng phụ tiêu cực cho trẻ. 
  • Không tự nên dừng thuốc ngay khi các triệu chứng bệnh của bé vừa hết. Vì vì lúc này các tác nhân gây bệnh chưa được tiêu diệt hoàn toàn, bệnh có thể tái phát hoặc có thể dẫn đến tình trạng kháng thuốc sau này. 
  • Khi sử dụng thuốc, nếu thấy trẻ có những dấu hiệu bất thường, cha mẹ cần dừng cho bé dùng thuốc và đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám. 

Tốt nhất khi bé vừa xuất hiện các triệu chứng đầu tiên của ho sổ mũi, cha mẹ nên cho bé dùng Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh, kết hợp với các phương pháp chăm sóc sức khỏe tại nhà như ăn uống, nghỉ ngơi điều độ. Sau khoảng 3 – 5 ngày, nếu thấy tình trạng bệnh không được cải thiện, cha mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ thăm khám để bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Tuyệt đối không nên tự ý dùng thuốc tây y cho trẻ khi chưa có chỉ định của bác sĩ. 

Đánh giá cho bài viết này
Nguồn tham khảo / Source

Thuốc Ho Bổ Phế Bảo Thanh chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập

Đặt câu hỏi cho chuyên gia:
0 bình luận