Viêm thanh quản mãn tính là gì? Có chữa được không?

Viêm thanh quản mãn tính là hậu quả khi người bệnh bị viêm thanh quản cấp tính không được chữa trị dứt điểm, tận gốc mà thành. Bệnh có thể gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe nếu tiếp tục bị kéo dài và không được chữa đúng phương pháp. Trong bài viết dưới đây, Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này.

Viêm thanh quản mãn tính có thể gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe nếu tiếp tục bị kéo dài
Bệnh có thể gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe nếu tiếp tục bị kéo dài

Mục lục bài viết

1. Viêm thanh quản mãn tính là gì? 

Viêm thanh quản mãn tính là tình trạng dây thanh quản bị tổn thương, gây viêm nhiễm kéo dài trên 3 tuần, khiến người bệnh bị khàn giọng, thay đổi giọng nói và có thể bị mất giọng. Các triệu chứng và mức độ nghiêm trọng của bệnh luôn cao hơn viêm dây thanh quản cấp tính. 

2. Nguyên nhân viêm thanh quản mãn tính

Nguyên nhân chính là do viêm thanh quản cấp tính không được điều trị sớm hoặc điều trị bệnh không dứt điểm. Do đó, các nguyên nhân gây bệnh cũng giống như cấp tính, gồm: 

  • Hít phải bụi bẩn, khói bụi, khói thuốc lá, hóa chất…. 
  • Thời tiết thay đổi đột ngột, thời điểm chuyển mùa hoặc mùa lạnh. 
  • Mắc các bệnh lý viêm đường hô hấp như: viêm amidan, viêm phế quản….
  • Nói quá nhiều, nói quá to và la hét quá mức. 
  • Bị hội chứng trào ngược dạ dày. 
  • Viêm dây thanh quản cấp tính kéo dài. 
Nói quá nhiều, nói quá to và la hét quá mức là một trong những nguyên nhân
Nói quá nhiều, nói quá to và la hét quá mức là một trong những nguyên nhân

Ngoài ra còn có một số nguyên nhân gây bệnh, song ít gặp hơn như: 

  • Nhiễm trùng dây thanh quản do vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng. 
  • Bệnh ung thư. 
  • Rối loạn dây thanh quản. 

3. Triệu chứng viêm thanh quản mãn tính

Khi viêm thanh quản chuyển sang giai đoạn mãn tính, người bệnh sẽ xuất hiện một số triệu chứng sau: 

  • Họng đau rát, có cảm giác họng bị vướng và ngứa rất khó chịu. 
  • Giọng nói thay đổi, trở nên khàn hơn, nói không rõ tiếng hoặc mất hẳn tiếng. 
  • Ho khan, ho liên tục. 
  • Chảy nước mũi, nghẹt mũi.
  • Ở trẻ em thì sẽ có thêm biểu hiện khó thở, thở rít và khó nuốt. 

Bệnh nếu chuyển biến nặng hơn thì sẽ xuất hiện các triệu chứng: 

  • Khó thở.
  • Họng đau nghiêm trọng hơn, khó nuốt. 
  • Ho ra máu. 
  • Sốt kéo dài, dùng thuốc hạ sốt không hiệu quả. 

4. Cách trị viêm thanh quản mãn tính 

Người bệnh cần phải đến cơ sở y tế để được thăm khám và xác định mức độ bệnh. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị cụ thể. Thông thường đối với bệnh này sẽ áp dụng cách điều trị như sau: 

4.1. Phương pháp luyện giọng

Cần hạn chế nói to, nói nhiều và nói liên tục
Cần hạn chế nói to, nói nhiều và nói liên tục

Do dây thanh quản của người bệnh đã bị tổn thương, vì vậy nên bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp luyện giọng thích hợp cho bệnh nhân. Cách này vừa có tác dụng cải thiện giọng nói, đồng thời còn giúp bảo vệ dây thanh quản tránh cho khu vực này tiếp tục bị tổn thương. 

Người bệnh cần lưu ý, để phương pháp này đạt hiệu quả tốt thì cần hạn chế nói to, nói nhiều và nói liên tục. 

4.2. Phương pháp điều trị nội khoa tại chỗ và toàn thân 

Dựa vào tình trạng viêm nhiễm của dây thanh quản, bác sĩ sẽ kê các loại thuốc có tác dụng kháng viêm và tiêu viêm, kết hợp với điều trị các ổ viêm và hội chứng trào ngược dạ dày để tránh tình trạng bệnh diễn biến nặng hơn. Cụ thể: 

  • Điều trị tại chỗ: Cách thường được áp dụng nhất là xông, khí dung thanh quản bằng thuốc kháng sinh như Hydrocortisone, Alpha chymotripsine. Đồng thời có thể kết hợp với thuốc kháng viêm và giảm phù nề. 
  • Điều trị toàn thân: Chỉ định dùng các loại thuốc chống viêm steroid hoặc thuốc chống viêm dạng men cho từng trường hợp cụ thể. 

4.3. Phương pháp phẫu thuật 

Đối với những trường hợp điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả, người bệnh bị hạt xơ dây thanh quản, viêm phế quản bị phù Reinke hoặc biến chứng dây thanh quản về khối u, thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. 

5. Phòng ngừa viêm thanh quản mãn tính

Để ngăn ngừa bệnh chuyển sang mãn tính, bạn cần thực hiện theo các lời khuyên của bác sĩ dưới đây: 

5.1. Hạn chế lạm dụng tiếng nói 

Khi dây thanh quản bị viêm, bạn cần hạn chế nói quá nhiều, nói to và la hét. Với những ai làm một số công việc đặc thù phải sử dụng giọng nói nhiều, thì chỉ nên nói khi thực sự cần thiết. Hãy dành thời gian để dây thanh quản được nghỉ ngơi và hồi phục. 

5.2. Điều trị dứt điểm ngay khi bị viêm thanh quản 

Bệnh có thể được trị khỏi hoàn toàn trong khoảng 2 – 3 tuần. Nếu bạn bỏ lỡ thời điểm vàng này thì bệnh sẽ rất dễ chuyển sang giai đoạn mãn tính. Do đó, khi xuất hiện các dấu hiệu của bệnh cần nhanh chóng xác định đúng nguyên nhân, để đưa ra được phương án điều trị bệnh hiệu quả nhất.

5.3. Dùng  Viên ngậm bổ phế Bảo Thanh 

vien-ngam-bao-thanh
Viên ngậm Bảo Thanh

Viêm ngậm bổ phế Bảo Thanh là viên ngậm đông dược được bào chế dưới dạng kẹo ngậm Lozenge. Sản phẩm có chứa các vị dược liệu quý của bài thuốc cổ phương Xuyên bối tỳ bà cao có lịch sử hơn 300 năm, lại được gia thêm các vị thuốc phổ biến trong dân gian như: Ô mai, Mật ong, vỏ Quýt…. Do đó, hàm lượng lớn cao dược liệu trong viên ngậm Bảo Thanh mang lại hiệu quả hỗ trợ trị bệnh hiệu quả hơn các viên ngậm thông thường khác. 

Viên ngậm Bảo Thanh có tác dụng trừ ho, hóa đờm, bổ phế, làm dịu họng và giảm ngứa rát họng. Khi sử dụng, viên ngậm tan từ trong miệng và thấm xuống vùng hầu họng, giúp kháng khuẩn, chống viêm, giúp làm lành các niêm mạc bị tổn thương, làm ẩm và ấm vùng hầu họng.

Bên cạnh đó, viên ngậm Bảo Thanh còn có dạng NS (No Sugar) không đường, đặc biệt phù hợp đối với những người bị tiểu đường, kiêng đường hoặc không muốn nạp nhiều đường vào cơ thể. 

5.4. Thay đổi thói quen để bảo vệ sức khỏe 

Một số thói quen tốt cho sức khỏe bạn nên thực hiện để ngăn ngừa bệnh gồm: 

  • Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ khi trời lạnh hoặc khi ở trong môi trường điều hòa liên tục. 
  • Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài hoặc khi phải làm việc trong những môi trường nhiều bụi bẩn. 
  • Uống nhiều nước để giữ ấm vùng hầu họng. Bạn nên pha siro Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh với nước ấm để uống 2 lần/ngày, vào buổi sáng ngày sau khi thức dậy và trước khi đi ngủ. Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh có tác dụng trị các triệu chứng của bệnh viêm phế quản, đồng thời giúp tăng cường sức đề kháng và ngăn ngừa bệnh tái phát hiệu quả. 
  • Hạn chế ăn uống đồ lạnh, thực phẩm cay nóng, đồ chua, nước uống có gas…. 
  • Hạn chế nói quá nhiều, nói quá to trong thời gian dưỡng bệnh để cơ quan phát thanh của bạn có thời gian hồi phục.

Với những thông tin về bệnh viêm thanh quản mãn tính được chia sẻ trong bài viết trên. Hi vọng đã giúp bạn biết cách xử lý bị mắc bệnh và ngăn ngừa bệnh. Chúc bạn mạnh khỏe và không phải đau đầu về chứng bệnh viêm thanh quan nói riêng và các chứng bệnh về đường hô hấp nói chung nhé!

5/5 - (6 bình chọn)
Nguồn tham khảo / Source

Thuốc Ho Bổ Phế Bảo Thanh chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập

Đặt câu hỏi cho chuyên gia:
0 bình luận