Viêm phổi uống thuốc gì nhanh khỏi bệnh?

Viêm phổi uống thuốc gì để nhanh chóng đẩy lùi các triệu chứng của bệnh? Đây là câu hỏi được nhiều người đặt ra khi phổi bị viêm. Để giúp trả lời câu hỏi này, Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh đã tổng hợp danh sách các loại thuốc thường được sử dụng để điều trị viêm phổi trong bài viết dưới đây. 

Mục lục bài viết

1. Viêm phổi uống thuốc gì? 

1.1. Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh 

Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh là sản phẩm truyền thống của Công ty Dược Phẩm Hoa Linh. Sản phẩm đã vinh dự nhận được nhiều giải thưởng cao quý như: Ngôi sao thuốc Việt – giải thưởng cao quý tôn vinh những thuốc sản xuất trong nước có chất lượng tốt; Sản phẩm thuốc ho bổ phế được tin dùng số 1 nhiều năm liền do người tiêu dùng bình chọn; Hàng Việt Nam chất lượng cao; Thương hiệu nổi tiếng châu Á Thái Bình Dương… cùng với nhiều giải thưởng cao quý khác.

thuoc-ho-bo-phe-bao-thanh
Thuốc Ho Bổ Phế Bảo Thanh – Giảm Ho Và Bổ Phế

Thuốc ho Bảo Thanh được kế thừa và phát triển từ bài thuốc cổ phương Xuyên bối tỳ bà cao có lịch sử hơn 300 năm, đã được bảo tồn và lưu giữ trong nhiều bộ sách kinh điển về đông y. Các thành phần dược liệu quý của bài thuốc Xuyên bối cổ phương như: Xuyên bối mẫu, Tỳ bà diệp, Sa sâm, Cát cánh, Viễn chí… kết hợp với các vị dược liệu được sử dụng phổ biến trong dân gian gồm: Cam thảo, Bạc hà, Mật ong, Ô mai… theo đúng nguyên lý trị bệnh toàn diện của đông y. Đó là, không chỉ trị triệu chứng của bệnh (phần ngọn), mà còn coi trọng bổ phế (phần gốc). Nhờ đó, ngoài công dụng trừ ho, bổ phế, tiêu đờm, long đờm; Thuốc ho Bảo Thanh còn giúp tăng cường sức đề kháng cho hệ hô hấp và ngăn ngừa các bệnh viêm đường hô hấp như viêm phổi, viêm họng, viêm amidan…. 

Đối với viêm phổi, sản phẩm sẽ giúp dưỡng phổi, bổ phổi; hỗ trợ làm lành các tế bào phổi đang bị tổn thương; trừ ho, làm loãng đờm và giúp tống lượng đờm dư thừa ra khỏi cơ thể. Nhờ đó giúp cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả. 

Thuốc ho Bảo Thanh là thuốc đông dược không kê đơn, sản phẩm được kiểm nghiệm chất lượng và cấp phép bởi Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế. Do đó, người dùng có thể sử dụng theo hướng dẫn ghi trên bao bì sản phẩm, dùng ngay khi mới chớm xuất hiện những dấu hiệu bệnh đầu tiên và dùng cả khi cơ thể khỏe mạnh để ngăn ngừa bệnh viêm phổi hiệu quả. 

Đối với cách ngăn ngừa bệnh, bạn chỉ cần pha siro bổ phế Bảo Thanh với nước ấm và uống 2 lần/ngày. Thời điểm tốt nhất là uống ngay sau khi thức dậy và trước khi đi ngủ. Áp dụng cách này hàng ngày không chỉ giúp ngăn ngừa viêm phổi, mà còn giúp cơ thể khỏe mạnh hơn để chống lại nhiều tác nhân gây hại khác đối với sức khỏe. 

 1.2. Thuốc kháng sinh 

Đối với những trường hợp viêm phổi do vi khuẩn, người bệnh sẽ được kê các loại thuốc kháng sinh để điều trị nguyên nhân bệnh. Tùy thuộc vào chủng vi khuẩn, mà bác sĩ sẽ chỉ định thuốc kháng sinh phù hợp. 

Một số loại thuốc kháng sinh thường được kê đơn để trị viêm phổi gồm: azithromycin, clarithromycin, erythromycin, cefuroxim….

1.3. Thuốc kháng nấm 

Đây là nhóm thuốc được kê đơn trong trường hợp phổi bị viêm do nấm gây ra. Các loại thuốc kháng nấm còn được sử dụng trong trường hợp hệ thống miễn dịch bị ức chế, hay mắc phải các bệnh lý nghiêm trọng khác. Những loại thuốc thường được kê đơn gồm: fluconazole, itraconazole, voriconazole….

1.3. Thuốc kháng virus 

Nếu phổi bị viêm do virus tấn công, thì bác sĩ có thể kê các loại thuốc kháng virus như: oseltamivir, zanamivir, peramivir, peramivir…. Đối với những trường hợp bị viêm phổi do virus, thì việc dùng thuốc kháng sinh sẽ không hiệu quả. Vì thuốc kháng sinh không có tác dụng tiêu diệt virus. 

1.4. Thuốc điều trị đường thở 

Khi tình trạng khó thở của người bệnh diễn biến nặng, bác sĩ có thể kê các loại thuốc hít hoặc xung khí dung. Nhóm thuốc này có tác dụng làm lỏng chất nhầy trong phổi, kết hợp với phản xạ ho để đẩy dịch nhầy ra khỏi cơ thể, từ đó giúp người bệnh dễ thở hơn. 

Một số thuốc được dùng phổ biến gồm Ventolin, ProAir hoặc Proventil (albuterol).

1.5. Thuốc chống viêm 

Các loại thuốc chống viêm có tác dụng kiểm soát và giảm tình trạng viêm nhiễm tại các phế nang bị tổn thương, giúp ngăn ngừa phổi bị viêm nặng hơn, từ đó giúp cải thiện tình trạng bệnh. 

Một số loại thuốc chống viêm thường được dùng trong điều trị viêm phổi là: beclomethasone, budesonide, prednisone, dexamethasone…. 

1.6. Thuốc giảm đau, hạ sốt

Nhóm thuốc này sẽ giúp giảm bớt các triệu chứng sốt, đau tức ngực khi phổi bị viêm. Một số thuốc thường được sử dụng phổ biến như: acetaminophen, ibuprofen, naproxen, aspirin….

1.7. Thuốc giảm ho 

Thuốc giảm ho cũng thường được kê đơn nếu người bệnh bị ho nhiều, ho có đờm đặc. Các loại thuốc giảm phản xạ ho và long đờm được sử dụng phổ biến hiện nay như: terpin, codeine, bromhexin, ambroxol…. 

Xem thêm: Viêm phổi nên ăn gì?

2. Những lưu ý khi dùng thuốc tây y trị viêm phổi 

Viêm phổi uống thuốc gì nhanh khỏi bệnh

Khi sử dụng các loại thuốc tây y để điều trị bệnh, để đảm bảo thuốc phát huy tối đa hiệu quả và ít gây ra tác dụng nhất, người bệnh cần phải lưu ý những vấn đề sau: 

  • Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Sử dụng thuốc theo đúng liều lượng và hướng dẫn của bác sĩ. Không tự ý tăng hoặc giảm liều lượng thuốc. 
  • Khi sử dụng thuốc tây để trị viêm phổi, bạn có thể sử dụng kèm Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh để nâng cao hiệu quả điều trị.
  • Không dừng thuốc khi chưa hết liều lượng được kê đơn, để tránh trường hợp kháng thuốc sau này. 
  • Bên cạnh việc uống thuốc, cần áp dụng các biện pháp chăm sóc sức khỏe và kiêng khem ăn uống theo hướng dẫn của bác sĩ. 

Như vậy, bài viết trên đã tổng hợp cho bạn những loại thuốc thường được sử dụng để điều trị viêm phổi. Ngay khi mới xuất hiện các triệu chứng đầu tiên của bệnh, bạn nên sử dụng Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh để giúp đẩy lùi các triệu chứng, ngăn ngừa bệnh trở nặng hơn. Nếu trong trường hợp bệnh nặng cần phải sử dụng thuốc tây y, thì bạn cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để mau khỏi bệnh.

5/5 - (2 bình chọn)
Nguồn tham khảo / Source

Thuốc Ho Bổ Phế Bảo Thanh chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập

Đặt câu hỏi cho chuyên gia:
0 bình luận