Viêm phổi nên ăn gì và kiêng gì?

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc hồi phục sức khỏe của người bệnh và đối với bệnh viêm phổi cũng không phải ngoại lệ. Vậy viêm phổi nên ăn gì và không nên ăn gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh để có được câu trả lời chính xác nhất. 

1. Viêm phổi nên ăn gì? 

1.1. Rau xanh và hoa quả 

Viêm phổi nên ăn nhiều rau xanh
Viêm phổi nên ăn nhiều rau xanh

Trái cây và hoa quả là những thực phẩm được các chuyên gia y tế khuyên nên tăng cường bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày. Hai nhóm thực phẩm này rất giàu vitamin C, khoáng chất, các chất chống oxy hóa, chất xơ và nước. Đây là những chất có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể chống lại các tác nhân gây hại, đồng thời giúp lành vết thương trong giai đoạn hồi phục. 

Riêng đối với bệnh viêm phổi, nhóm thực phẩm này giúp chống lại các tác nhân gây nhiễm trùng đường thở và hỗ trợ làm lành các mô phổi bị tổn thương. 

1.2. Sữa và các chế phẩm từ sữa 

Sữa và các chế phẩm từ chứa có chứa men vi sinh có tác dụng ức chế sự phát triển của virus, vi khuẩn và nấm gây bệnh viêm phổi. Đồng thời, hàm lượng protein và khoáng chất trong nhóm thực phẩm này giúp tăng cường hệ miễn dịch và gia tăng các vi khuẩn có lợi cho đường ruột. 

1.3. Thịt, cá… giàu protein 

Những thực phẩm giàu protein như thịt trắng, ức gà, cá mòi, cá hồi, đậu phụ, đậu hà lan… rất tốt cho những người đang bị viêm nhiễm phổi. Thành phần protein không chỉ có tác dụng tăng cơ bắp, mà còn giúp tái tạo những mô tế bào bị tổn thương và tăng cường sản sinh ra những tế bào khỏe mạnh để cải thiện tình trạng viêm nhiễm. Vì thế, người mắc bệnh lý này nên tăng cường các thực phẩm chứa nhiều protein trong chế độ ăn hàng ngày. 

1.4. Cá hồi, trứng gà, tảo biển… giàu omega-3

Omega-3 có tác dụng chữa lành các phế nang bị tổn thương; đồng thời giúp kiểm soát tình trạng viêm nhiễm, bổ sung năng lượng giúp nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể. Do đó, thường xuyên ăn các thực phẩm giàu omega-3 như cá hồi, tảo biển, trứng gà, hạt óc chó… sẽ giúp tình trạng bệnh nhanh được cải thiện hơn. 

1.5. Gạo lứt, yến mạch… ngũ cốc nguyên hạt 

Trong ngũ cốc nguyên hạt có chứa nhiều carbohydrate cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể; vitamin B và selen có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch. Từ đó giúp cơ thể khỏe mạnh hơn để chống lại các tác nhân gây bệnh và nhanh chóng đẩy lùi các triệu chứng, cũng như trị tận gốc bệnh. 

1.6. Tỏi, gừng, mật ong… có tính kháng khuẩn, chống viêm

Các nhóm thực phẩm có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm sẽ ức chế các vi sinh vật gây bệnh, tiêu diệt và ngăn không cho chúng phát triển mạnh hơn. Do đó, sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh nhanh chóng. Một số thực phẩm nên bổ sung trong chế độ ăn gồm: tỏi, gừng, mật ong, rau kinh giới, quả mâm xôi….

1.7. Uống nhiều nước ấm

Uống nhiều nước ấm tác dụng bổ sung lượng nước bị mất cho cơ thể khi bị sốt, làm ẩm và ấm niêm mạc họng, giúp tiêu đờm nếu người bệnh bị ho có đờm. Người bệnh cũng có thể thay thế nước ấm bằng các loại nước ép từ hoa quả, rau củ, nước canh….

Bảo Thanh siro truyền thống
Bảo Thanh siro truyền thống

Theo các chuyên gia y tế, khi phổi bị viêm người bệnh nên uống siro Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh pha với nước ấm 2 lần/ngày. Cách này vừa có tác dụng bù nước cho thể, vừa làm ẩm và ấm niêm mạc họng, làm long đờm và tiêu đờm trong đường thở và giúp làm giảm phản xạ ho. Ngoài ra, trong siro Thuốc ho Bảo Thanh có chứa nhiều vị dược liệu quý, có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho hệ hô hấp, bổ phế, giúp nuôi dưỡng các phế nang khỏe mạnh và hỗ trợ làm lành các mô tế bào bị tổn thương. Do đó, uống siro Thuốc ho Bảo Thanh vào buổi sáng ngay sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ, sẽ giúp đẩy lùi các triệu chứng bệnh nhanh chóng, ngăn ngừa bệnh viêm phổi tái phát.

Đặc biệt, sản phẩm đã được kiểm nghiệm chất lượng bởi Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế, nằm trong danh mục thuốc không kê đơn được cấp phép bởi Bộ Y tế. Do đó, siro bổ phế Bảo Thanh được khuyến khích sử dụng vào thời điểm giao mùa, trời lạnh và ngay khi cơ thể khỏe mạnh, để ngăn ngừa các bệnh lý viêm đường hô hấp. 

2. Viêm phổi không nên ăn gì? 

2.1. Thịt bò, thịt trâu và các loại thịt đỏ 

Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng của Hoa Kỳ (2017), các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt trâu sẽ làm tăng nguy cơ viêm nhiễm. Do đó, cần phải hạn chế các loại thịt đỏ để ngăn ngừa tình trạng bệnh trở nặng hơn. 

2.2. Xúc xích, thịt xông khói… chứa nhiều nitrat

Các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn đóng hộp như xúc xích, thịt nguội, thịt xông khói, thịt muối, rau củ đóng hộp… đều có chứa nhiều nitrat. Hợp chất sẽ khiến cho tình trạng viêm nhiễm phổi trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy cần hạn chế các loại thực phẩm này đang điều trị viêm phổi. 

2.3. Đồ chiên xào, đồ nhiều dầu mỡ 

Viêm phổi không nên ăn đồ chiên xào, dầu mỡ
Viêm phổi không nên ăn đồ chiên xào, dầu mỡ

Các thực phẩm chiên xào, nhiều dầu mỡ sẽ gây khó tiêu, đầy bụng. Vì thế cần hạn chế các nhóm thực phẩm này, thay vào đó nên bổ sung các thực phẩm dễ tiêu, tốt cho sức khỏe để tăng cường hệ miễn dịch và giúp bệnh mau khỏi hơn. 

2.4. Bánh kẹo, đồ ngọt 

Các loại đồ ngọt ngăn cản hoạt động của hệ miễn dịch, khiến tình trạng viêm nhiễm trở nên nặng hơn và khiến người bệnh khó hồi phục sau khi bị nhiễm trùng. Do đó, nên hạn chế các loại bánh kẹo, đồ ngọt khi phổi bị viêm. 

2.5. Kem, đá lạnh 

Các bệnh lý về đường hô hấp rất kiêng các đồ lạnh, vì có thể khiến tình trạng bệnh trở nặng hơn. Do đó, người bệnh nên tránh xa nhóm thực phẩm này cho đến khi bệnh được chữa khỏi hoàn toàn. 

Ngoài các thực phẩm cần kiêng ở trên, người viêm phổi không nên hút thuốc, hạn chế các loại đồ uống kích thích như rượu bia…. Đây là những thói quen có hại cần phải từ bỏ để có thể giúp cải thiện bệnh nhanh hơn. 

3. Những câu hỏi thường gặp về chế độ ăn uống cho người viêm phổi 

3.1. Viêm phổi ăn cháo gì?

Cháo mềm và dễ nuốt nên khi bị viêm phổi bạn nên tăng cường ăn cháo để hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. Ngoài ra, để tăng cường chất dinh dưỡng cho cơ thể, bạn nên xay nhỏ các loại thịt, cá, rau củ để nấu cùng với cháo. Người phổi bị viêm nhiễm có thể ăn được mọi loại cháo. Tuy nhiên, bạn không nên nấu cháo quá đặc, nấu cháo loãng và ăn cháo khi ấm là tốt nhất nhé. 

3.2. Viêm phổi ăn trái cây gì?

Các loại trái cây đều giàu vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe. Vì thế, bạn nên ăn nhiều loại hoa quả, không cần kiêng bất cứ loại trái cây gì. Bên cạnh ăn trực tiếp, bạn có thể ép lấy nước hoặc xay sinh tố để uống. 

Như vậy, Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh đã tổng hợp cho bạn danh sách các thực phẩm nên và không nên ăn khi bị viêm phổi. Bạn nên lựa chọn cho mình các thực phẩm tốt cho sức khỏe, cân bằng các thành phần dinh dưỡng để nhanh chóng đẩy lùi bệnh nhé.

5/5 - (1 bình chọn)
Nguồn tham khảo / Source

Thuốc Ho Bổ Phế Bảo Thanh chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập

Đặt câu hỏi cho chuyên gia:
0 bình luận