Viêm phế quản co thắt – Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Viêm phế quản co thắt là một trong những chứng bệnh thường gặp liên quan đến đường hô hấp. Nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng, cũng như cách điều trị viêm phế quản co thắt như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh để hiểu rõ hơn về căn bệnh này.

Viêm phế quản co thắt hay còn gọi viêm phế quản dạng hen
Viêm phế quản co thắt hay còn gọi viêm phế quản dạng hen

Mục lục bài viết

1. Viêm phế quản co thắt là gì? 

Viêm phế quản co thắt hay còn gọi viêm phế quản dạng hen là biến chứng nặng của bệnh viêm phế quản. Bệnh lý này thường bị nhầm lẫn với bệnh hen suyễn nên thường xuyên dẫn đến tình trạng xác định sai bệnh, dẫn đến việc điều trị bệnh. 

Khi bị bệnh, các ống phế quản bị viêm nhiễm nặng gây phù nề, dẫn đến lòng phế quản bị thu hẹp và sản sinh ra nhiều dịch đờm hơn. Lúc này việc lưu thông không khí trong phổi gặp nhiều khó khăn, khiến người mắc bệnh khó thở, thở khò khè, thở rít từng cơn; kèm theo nhiều triệu chứng bệnh lý khác. 

Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng. Trong đó, trẻ em dưới 5 tuổi, người già và những người có sức đề kháng yếu dễ mắc bệnh này nhất. 

2. Nguyên nhân gây viêm phế quản co thắt 

  • Bụi bẩn, khói thuốc lá, khói bụi, hóa chất, lông động vật… là những yếu tố kích thích bên ngoài có thể tác động lên phế quản, gây co thắt viêm phế quản. 
  • Nhiệt độ nóng lạnh thay đổi đột ngột, thời điểm giao mùa, mùa lạnh cũng khiến tỉ lệ người mắc bệnh viêm phế quản dạng hen tăng cao.
  • Nguyên nhân phổ biến nhất là do sự xâm nhập và tấn công của virus, vi khuẩn trong ống phế quản. Các niêm mạc trong ống phế quản bị tổn thương, dẫn đến viêm nhiễm và gây co thắt phế quản. 
  • Khi hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm hoặc yếu, sẽ không đủ khả năng để chống lại các tác nhân gây bệnh. Do đó, tỉ lệ mắc bệnh cũng tăng lên, đặc biệt là ở trẻ em, người già và những người đang mắc các bệnh lý khác. 
  • Những người bị căng thẳng trong thời gian dài, cơ thể mệt mỏi và hệ tiêu hóa kém cũng có khả năng mắc bệnh nhiều hơn những người khỏe mạnh. Vì lúc này, hệ miễn dịch suy giảm, tạo điều kiện cho tác nhân gây bệnh tấn công cơ thể. 

3. Triệu chứng

3.1. Viêm phế quản co thắt ở người lớn 

Khi người trưởng thành mắc viêm phế quản thể hen sẽ xuất hiện các triệu chứng như sau: 

  • Ho khan, ho có đờm, ho từng tiếng hoặc ho thành cơn kéo dài. 
  • Ngứa họng như có dị vật mắc trong cổ họng. 
  • Tức ngực, khó thở, thở khò khè, khi thở lồng ngực hóp lại. 
  • Nghẹt mũi, sổ mũi. 
  • Sốt nhẹ. 
  • Thường xuyên buồn nôn trước và sau khi ăn. 

3.2. Viêm phế quản co thắt ở trẻ em 

Đối với trẻ em, khi mắc bệnh này thường có những biểu hiện như sau: 

  • Đầu tiên, trẻ sẽ bị nghẹt mũi, sổ mũi, ho, hắt hơi và sốt nhẹ. 
  • Sau đó trẻ sốt cao hơn, khó thở, thở rít, thở khò khè, nhịp thở tăng nhanh hoặc thở nhanh nông.
  • Trẻ bị co rút lồng ngực, co kéo cơ liên sườn hoặc cơ vùng cổ. 
  • Trẻ có thể bị nôn sau bú hoặc sau khi bị kích thích như ho, khóc. 

4. Cách điều trị viêm phế quản co thắt 

4.1. Điều trị triệu chứng bệnh 

Dựa vào triệu chứng, bác sĩ sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau
Dựa vào triệu chứng, bác sĩ sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau

Đối với cách này, bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp điều trị bằng những cách dân gian, hoặc dùng thuốc tây y. Cụ thể: 

  • Thuốc hạ sốt: Khi bị sốt trên 38,5°C thì bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc hạ sốt như Paracetamol hoặc Ibuprofen. 
  • Thuốc long đờm: Bác sĩ thường kê N – acetylcystein nếu người bệnh bị ho nhiều hoặc ho có đờm. 
  • Thuốc giãn phế quản: Nhóm thuốc này có tác dụng giúp người bệnh dễ thở hơn, một số loại thuốc thường được kê như theophylin, salbutamol…. 
  • Bù nước: Uống nhiều nước ấm hoặc tăng cữ bú đối với trẻ đang bú. Đồng thời bác sĩ có thể kê thuốc điện giải oresol để bù nước cho cơ thể.

4.2. Điều trị nguyên nhân 

Đới với những nguyên nhân gây bệnh khác nhau, sẽ áp dụng cách điều trị riêng biệt để giúp loại bỏ bệnh. Cụ thể: 

  • Viêm phế quản thể hen do virus: Áp dụng những cách điều trị triệu chứng. 
  • Viêm phế quản thể hen do vi khuẩn: Sử dụng các loại thuốc kháng sinh. 
  • Viêm phế quản thể hen do các tác nhân kích thích bên ngoài: Tránh xa các tác nhân gây hại, bảo vệ đường thở bằng cách đeo khẩu trang hoặc vệ sinh môi trường sống sạch sẽ. 

4.3. Điều trị suy hô hấp 

Khi người bệnh bị suy hô hấp nặng, bác sĩ có thể sử dụng thuốc khí dung, thở oxy hoặc thở máy để hỗ trợ việc hô hấp của cơ thể. Đối với cách này, cần tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ. 

4.4. Dùng Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh 

thuoc-ho-bo-phe-bao-thanh
Thuốc Ho Bổ Phế Bảo Thanh – Giảm Ho Và Bổ Phế

Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh được kế thừa và phát triển từ bài thuốc cổ phương Xuyên bối tỳ bà cao,lịch sử hơn 300 năm, được ghi lại chính thống trong Dược điển, lại được gia thêm các vị thuốc nam trị bệnh hô hấp phổ biến trong dân gian như ô  mai, vỏ quýt, mật ong. Các thành phần dược liệu trong Thuốc ho Bảo Thanh được kết hợp với nhau theo nguyên lý trị bệnh chặt chẽ của Đông y, không chỉ chú trọng trị phần ngọn mà cải thiện bệnh từ gốc. Từ đó, giúp điều trị hiệu quả các chứng ho, đồng thời hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa các bệnh lý về đường hô hấp hiệu quả. 

Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh giúp đẩy lùi các cơn ho, bổ phế, hỗ trợ làm lành các tế bào bị tổn thương trong ống phế quản. Đồng thời tăng cường sức khỏe của hệ hô hấp nói riêng và cả cơ thể nói chung. Vì thế, sau khi sử dụng Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh theo đúng liều lượng và liệu trình, bệnh viêm phế quản co thắt sẽ được cải thiện rõ ràng. Đồng thời cơ thể người bệnh cũng khỏe mạnh hơn rất nhiều. 

5. Bệnh viêm phế quản dạng hen có nguy hiểm không? 

Viêm phế quản co thắt nếu được điều trị sớm và đúng cách sẽ không để lại biến chứng gì cho sức khỏe. Nhưng nếu chậm trễ trong trị bệnh hoặc điều trị sai phương pháp thì có thể dẫn đến một số hệ quả sau: 

  • Suy hô hấp 
  • Xẹp phổi 
  • Viêm phổi
  • Viêm tai giữa

6. Viêm phế quản co thắt khi nào nên đi khám? 

Những triệu chứng của viêm phế quản co thắt mà bạn nên đi khám

Khi viêm phế quản co thắt xuất hiện các vấn đề sau, thì người bệnh cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời. 

  • Bị sốt trên 38,5°C. 
  • Ho nhiều, cơn ho kéo dài và ho ra đờm nhầy có máu. 
  • Đau ngực khi thở, khó thở nghiêm trọng. 

7. Kinh nghiệm phòng ngừa viêm phế quản co thắt 

Luôn đeo khẩu trạng khi đi ra ngoài
Luôn đeo khẩu trạng khi đi ra ngoài

Để ngăn ngừa bệnh viêm phế quản co thắt, bạn cần thực hiện theo những lưu ý sau: 

  • Không hút thuốc lá và tránh xa những khu vực có khói thuốc. 
  • Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, hoặc học tập, làm việc trong môi trường ô nhiễm, khói bụi. 
  • Hạn chế tiếp xúc với các loại thú cưng khi bị dị ứng với lông động vật. 
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ. 
  • Rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi vệ sinh. 
  • Giữ ấm cho cơ thể vào mùa lạnh, thời điểm giao mùa. 
  • Uống nhiều nước ấm, đặc biệt, nên pha siro ho bổ phế Bảo Thanh với nước ấm uống ngày hai lần vào sáng sớm ngay khi vừa ngủ dậy, chưa ăn sáng và buổi tối trước khi đi ngủ. Đặc biệt khi giao mùa hoặc vào mùa lạnh nên duy trì đều đặn thói quen có lợi này bởi đây chính là một phương pháp dưỡng sinh cho phổi rất tốt, nhất là với người già phế hư, phế uy và trẻ em phế yếu.
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. 

Viêm phế quản co thắt có thể được điều trị khỏi hoàn toàn nếu phát hiện sớm và chữa đúng cách. Vì thế bạn không nên quá lo lắng, nếu vẫn còn những băn khoăn về bệnh lý này. Hãy để lại tin nhắn dưới bài viết, đội ngũ chuyên gia của Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc. 

5/5 - (4 bình chọn)
Nguồn tham khảo / Source

Thuốc Ho Bổ Phế Bảo Thanh chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập

Đặt câu hỏi cho chuyên gia:
0 bình luận