Những điều cần làm khi bị viêm họng do liên cầu khuẩn

Viêm họng do liên cầu khuẩn là một dạng viêm họng do vi khuẩn Streptococcus pyogenes gây ra. Các triệu chứng của người bệnh lúc này sẽ nghiêm trọng hơn so với viêm họng do virus gây ra. Vì thế người bệnh cần sớm được điều trị kịp thời để tránh gây ra những biến chứng sức khỏe khác. Trong bài viết này, Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh sẽ chia sẻ đến bạn cách phân biệt viêm họng do liên cầu khuẩn với các nguyên nhân gây viêm họng khác. Đồng thời hướng dẫn bạn cách chăm sóc sức khỏe khi bị bệnh. 

Viêm họng do liên cầu khuẩn do Vi khuẩn Streptococcus pyogenes
Vi khuẩn Streptococcus pyogenes

Mục lục bài viết

1. Dấu hiệu và triệu chứng 

Viêm họng do liên cầu khuẩn thường gặp ở trẻ em từ 5 – 15 tuổi. Khi mới nhiễm vi khuẩn Streptococcus pyogenes, người bệnh sẽ không có bất cứ dấu hiệu nào. Sau khoảng 2 – 5 ngày, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng gồm: 

  • Đau rát họng, sưng họng và có thể sưng amidan gây khó nuốt. 
  • Họng xuất hiện những mảng trắng hoặc chấm đỏ có kích thước nhỏ trên vòm miệng. 
  • Đau đầu, phát ban và sốt trên 38°C.
  • Đau dạ dày, ăn không ngon, buồn nôn.
  • Đau cơ và cứng cơ. 
  • Viêm họng nổi hạch ở cổ và sưng đau. 

2. Viêm họng do liên cầu khuẩn có nguy hiểm không? 

So với các tác nhân gây viêm họng khác, viêm họng do liên cầu khuẩn gây ra những triệu chứng nặng và kéo dài hơn. Nhưng đây không phải là bệnh nguy hiểm, người bệnh nếu được điều trị, chăm sóc và nghỉ ngơi đúng cách thì sẽ nhanh chóng khỏi bệnh và không để lại di chứng gì. 

Tuy nhiên, nếu việc điều trị không đúng phương pháp hoặc chậm điều trị viêm họng, thì có thể dẫn tới một số biến chứng như: 

  • Sốt cao dẫn tới đau khớp, phát ban. 
  • Tình trạng nhiễm trùng lan rộng sang amidan, tai, xoang, da, thậm chí bị nhiễm trùng huyết….
  • Gây ra một số bệnh khác như: ban đỏ, viêm thận, gây tổn thương khớp, van tim….

3. Khi bị viêm họng do liên cầu khuẩn cần phải làm gì? 

3.1. Chăm sóc sức khỏe đúng cách 

Khi bị viêm họng do viêm cầu khuẩn, người bệnh cần phải chú trọng đến chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và cải thiện những thói quen sinh hoạt hàng ngày. Cụ thể: 

  • Bổ sung các thực phẩm có chứa nhiều chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. 
  • Ưu tiên các đồ ăn lỏng, ấm và dễ nuốt. 
  • Uống nhiều nước ấm để làm ẩm và ấm vùng hầu họng. 
  • Tránh xa các thực phẩm cay nóng, lạnh, có chứa nhiều chất kích thích và không hút thuốc lá….
  • Dành thời gian nghỉ ngơi để cơ thể hồi phục nhanh hơn. 
  • Súc miệng bằng nước muối để loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh. 

3.2. Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh 

thuoc-ho-bo-phe-bao-thanh
Thuốc Ho Bổ Phế Bảo Thanh – Giảm Ho Và Bổ Phế

Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh được kế thừa và phát triển từ bài thuốc trị ho Xuyên bối tỳ bà cao đã có lịch sử hơn 3 thế kỷ trong y học phương Đông; lại được gia thêm các vị thuốc nam phổ biến trong dân gian Việt Nam. Các thành phần dược liệu trong Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh được tính toán tỉ mỉ để bổ trợ lẫn nhau, bổ trợ và hiệp đồng công dụng kháng khuẩn, chống viêm, tăng cường hệ miễn dịch, giúp điều trị và ngăn ngừa các bệnh về đường hô hấp hiệu quả. 

Do đó, Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh không chỉ mang lại hiệu quả điều trị, mà còn ngăn ngừa bệnh tái phát hiệu quả. Đặc biệt, đây là thuốc đông dược không cần kê đơn, đã được kiểm nghiệm và chứng nhận bởi Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế. Vì thế, người bệnh có thể chủ động sử dụng ngay khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên của bệnh, mà không cần đến gặp bác sĩ. 

Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh có hai dạng bào chế là siro uống và viên ngậm. Hai dạng bào chế này có thể sử dụng kết hợp với nhau, để phát huy tối đa hiệu quả trị bệnh viêm họng. Do đó, người bệnh có thể lựa chọn cho mình sản phẩm phù hợp nhất để sử dụng. 

Siro Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh:

  • Trẻ em trên 1 tuổi: ngày uống 3 lần, mỗi lần 5ml.
  • Trẻ em trên 2,5 tuổi: ngày uống 3 lần, mỗi lần 10ml.
  • Người lớn: ngày uống 3 lần, mỗi lần 15ml

Viên ngậm bổ phế Bảo Thanh: 

  • Trẻ em 3 – 10 tuổi: Ngày ngậm 3 – 4 lần, mỗi lần 1 viên. 
  • Trẻ em trên 10 tuổi: Ngày ngậm 5 – 6 lần, mỗi lần 1 viên.
  • Người lớn: Ngày ngậm 6 – 8 lần, mỗi lần 1 viên.

3.3. Điều trị bằng thuốc 

Khi áp dụng các biện pháp trên không được cải thiện, bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc tây y để trị bệnh gồm: 

  • Thuốc kháng sinh: Penicillin, Amoxicillin, Erythromycin; Azithromycin….
  • Thuốc giảm triệu chứng: Ibuprofen, Acetaminophen….

Việc sử dụng các thuốc tây y cần thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ. Không nên tự ý sử dụng thuốc, vì có thể gây ra một số tác dụng phụ, thậm chí là những biến chứng gây hại cho sức khỏe. 

4. Cách phòng ngừa viêm họng do liên cầu khuẩn 

Luôn đeo khẩu trạng khi đi ra ngoài
Luôn đeo khẩu trạng khi đi ra ngoài

Để phòng ngừa bệnh, bạn cần thực hiện theo những lưu ý sau: 

  • Đeo khẩu trạng khi đi ra ngoài. 
  • Không tiếp xúc với những người đang có dấu hiệu mắc viêm họng. 
  • Hạn chế dùng chung các vật dụng với những người mắc bệnh như cốc nước, khăn mặt….
  • Rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi vệ sinh.
  • Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng, vitamin và chất khoáng cho cơ thể. 

Viêm họng do liên cầu khuẩn sẽ nhanh chóng được chữa khỏi hoàn toàn nếu được chữa trị sớm và đúng cách. Do đó, bạn không nên quá lo lắng, hãy thực hiện theo những cách chữa viêm họng được hướng dẫn trên khi phát hiện ra dấu hiệu bệnh. Nếu sau 3 – 5 ngày, nếu thấy bệnh không được cải thiện thì cần sớm đến gặp bác sĩ để được thăm khám kịp thời.

5/5 - (7 bình chọn)
Nguồn tham khảo / Source

Thuốc Ho Bổ Phế Bảo Thanh chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập

Đặt câu hỏi cho chuyên gia:
0 bình luận