Viêm amidan nên ăn gì và không nên ăn gì?

Khi bị viêm amidan nên ăn gì và kiêng những đồ ăn, thức uống nào để nhanh khỏi bệnh? Bài viết dưới đây của Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh sẽ mách bạn cách ăn uống đúng khi bị viêm amidan để nhanh khỏi bệnh.

Mục lục bài viết

1. Viêm amidan nên ăn gì? 

Amidan là cơ quan nằm ở vị trí giao thoa giữa đường ăn và đường thở. Khi bộ phận này bị viêm nhiễm thì chức năng của amidan sẽ bị suy giảm, đồng thời hệ miễn dịch của cơ thể cũng bị suy yếu. Do đó, chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị. Khi bị viêm amidan, bạn hãy tăng cường các loại thực phẩm sau: 

1.1. Cháo, súp 

Cháo, súp

Cháo, súp là những thực phẩm người bị viêm nhiễm amidan nên ưu tiên hàng đầu. Vì các món ăn này mềm, dễ nuốt nên sẽ không gây kích ứng cổ họng khi ăn uống. Đồng thời, cháo và súp là những đồ ấm nên sẽ giúp làm dịu cảm giác đau rát tại khu vực hầu họng. Từ đó giúp cải thiện tình trạng bệnh. 

Trong các món cháo, súp bạn nên xay nhỏ các loại thịt và rau xanh để bổ sung chất dinh dưỡng, cũng như tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. 

1.2. Rau xanh, hoa quả tươi 

Rau xanh, hoa quả tươi 

Trong các loại rau xanh và hoa quả tươi cho chứa nhiều nước, vitamin, khoáng chất… rất tốt cho những người mắc bệnh về đường hô hấp. Nhóm thực phẩm này đã được nghiên cứu và chứng minh có tác dụng kháng viêm, giảm sưng, làm dịu các niêm mạc amidan bị tổn thương hiệu quả. 

Đối với rau xanh, bạn có thể nấu chín mềm hoặc xay mịn và nấu với cháo súp. Còn đối với các loại hoa quả, tốt nhất bạn nên ép lấy nước để uống. 

1.3. Cam, quýt… giàu vitamin C 

Cam, quýt… giàu vitamin C 

Các chuyên gia sức khỏe khuyến khích người bệnh nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C, để giúp đẩy nhanh hiệu quả chữa trị viêm amidan. Vitamin C có tác dụng tăng cường chức năng của tế bào lympho, từ đó cải thiện chức năng của hệ hô hấp. 

Theo một nghiên cứu, nếu nạp vào cơ thể 1000mg vitamin C mỗi ngày, sẽ giúp làm giảm khoảng 50% các triệu chứng của bệnh viêm mũi họng và nhiều bệnh về đường hô hấp. Vì thế, hãy ăn nhiều cam, quýt, bưởi, thanh long, dâu tây, kiwi… khi amidan bị viêm. 

1.4. Thịt, trứng sữa… giàu protein

Thịt, trứng sữa… giàu protein

Các nhóm thực phẩm giàu protein là nguồn năng lượng không thể thiếu được của cơ thể, đặc biệt trong thời điểm hệ miễn dịch suy yếu. Tăng cường bổ sung protein cho cơ thể có tác dụng nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng để chống tại các tác nhân gây bệnh. 

Khi amidan bị viêm nhiễm, bạn nên ăn nhiều các thực phẩm giàu protein như: trứng, sữa, thịt băm, cá hồi…. Đồng thời hạn chế các thực phẩm đóng hộp, thức ăn chế biến sẵn. 

1.5. Gan, hàu, rong biển… giàu kẽm 

Gan, hàu, rong biển… giàu kẽm 

Kẽm là một trong những khoáng chất cần thiết của cơ thể khi mắc các bệnh viêm nhiễm ở đường hô hấp. Chất này có tác dụng hỗ trợ ức chế các vi khuẩn, virus gây bệnh; đồng thời tăng cường hệ miễn dịch giúp việc điều trị viêm amidan đạt hiệu quả tốt hơn. 

Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng cho thấy khi tăng cường bổ sung kẽm cho cơ thể, thì tế bào lympho T hoạt động tốt hơn và cải thiện đáng kể các triệu chứng viêm amidan. 

Nhóm thực phẩm giàu kẽm nên bổ sung nhiều vào chế độ ăn hàng ngày gồm: gan động vật, hàu, rong biển, hạt điều, hạt óc chó…. 

1.6. Tỏi, mật ong… có tính kháng khuẩn, chống viêm 

Tỏi, mật ong… có tính kháng khuẩn, chống viêm 

Các triệu chứng của viêm nhiễm amidan sẽ được cải thiện đáng kể khi bạn sử dụng các thực phẩm có tính kháng khuẩn, chống viêm cao như tỏi, mật ong, nghệ…. Do đó, hãy bổ sung các thực phẩm này vào thực đơn ăn uống hàng ngày.

2. Bị viêm amidan nên kiêng ăn gì? 

Để tránh tình trạng bị viêm nặng hơn, người bệnh cần tránh các loại thực phẩm sau: 

2.1. Chanh, xoài… chứa nhiều axit 

Chanh, xoài… chứa nhiều axit 

Các loại thực phẩm chua có chứa nhiều axit như cóc, xoài, chanh… sẽ khiến tình trạng viêm nhiễm amidan trở nên nặng hơn. Vì chất axit trong chúng sẽ khiến amidan và vùng hầu họng bị bỏng rát, ăn mòn khiến tình trạng viêm nhiễm không được cải thiện. 

2.2. Các loại hạt, rau củ sấy… khô cứng 

Các loại hạt, rau củ sấy… khô cứng 

Các loại thực phẩm khô cứng, khó nuốt cũng không được khuyến khích khi bị viêm amidan. Vì lúc này amidan bị sưng, phù nề khiến việc ăn uống trở nên khó khăn hơn. Khi tiêu thụ các đồ ăn này, sẽ khiến các niêm mạc bị tổn thương, trầy xước, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và khiến tình trạng bệnh nặng hơn. 

2.3. Đồ chiên xào, thức ăn nhanh 

Đồ chiên xào, thức ăn nhanh 

Trong các đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh… có chứa nhiều chất béo bão hòa, gây ức chế hệ miễn dịch và làm tăng nhiều đờm nhầy trong vùng hầu họng. Do đó, hãy tránh xa các nhóm thực phẩm này cho đến khi bệnh được chữa khỏi hoàn toàn. 

2.4. Lẩu, ớt… cay nóng 

Lẩu, ớt… cay nóng 

Đồ cay nóng sẽ khiến amidan bị kích thích liên tục, tình trạng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn và thậm chí có thể gây xuất huyết. Vì thế, bạn cũng nên tránh xa các đồ ăn cay nóng như lẩu, ớt, nước quá nóng…. 

2.5. Kem, đá, nước lạnh 

Kem, đá, nước lạnh 

Khi ăn đồ lạnh, amidan và niêm mạc họng sẽ bị viêm và sưng to hơn, gây vướng họng và khó khăn trong ăn uống. Vì thế, bạn nên kiêng các loại thực phẩm này trong quá trình chữa viêm amidan. 

2.6. Gỏi, sushi… tươi sống 

Gỏi, sushi… tươi sống 

Trong các loại đồ ăn tươi sống như gỏi, sushi, nuộm, rau sống… tiềm ẩn nhiều loại vi khuẩn gây hại cho sức khỏe. Các loại vi khuẩn này có thể khiến cho tình trạng amidan bị viêm trở nên nghiêm trọng hơn. Vì thế, hãy ưu tiên các thực phẩm đã được nấu chín để tránh bệnh trở nên nặng hơn. 

Ngoài việc kiêng khem các thực phẩm trên, các bệnh nhân bị viêm amidan cũng nên hạn chế uống nước có gas, rượu, bia, đồ uống chứa cồn, tránh hút thuốc lá…. 

3. Những câu hỏi thường gặp về ăn uống khi bị viêm amidan 

3.1. Viêm amidan ăn sữa chua được không? 

viem-amidan-an-sua-chua-duoc-khong

Trong sữa chua có chứa nhiều lợi khuẩn probiotic có tác dụng chống lại các vi khuẩn gây bệnh. Do đó có thể giúp cải thiện tình trạng amidan bị viêm nhiễm. Tuy nhiên, bạn nên tránh ăn sữa chua quá lạnh vì có thể gây kích ứng vùng hầu họng, khiến tình trạng bệnh nặng hơn. 

3.2. Viêm amidan ăn trái cây gì? 

Ngoại trừ các loại trái cây chua như chanh, cóc, xoài… thì tất cả các loại trái cây giàu vitamin C đều được khuyến khích khi bị viêm amidan. Dù vậy, đối với các loại trái cây như dứa, ổi hơi cứng…tốt nhất bạn nên ép lấy nước uống để tránh gây kích thích vùng hầu họng. 

3.3. Viêm amidan ăn dưa hấu được không? 

Trong dưa hấu có nhiều vitamin và nước, rất tốt cho những người bị viêm amidan. Tuy nhiên, loại trái cây này có tính hàn nên nếu ăn quá nhiều sẽ không tốt cho amidan và niêm mạc họng. Vì thế, hãy ăn dưa hấu một cách hợp lý. 

3.4. Viêm amidan ăn tôm được không? 

Viêm amidan ăn tôm được không? 

Đến thời điểm hiện tại chưa có một nghiên cứu nào khẳng định chính xác khi bị viêm amidan có nên ăn tôm hay không. Do đó, bạn vẫn có thể ăn tôm mà không cần phải lo lắng đến hiệu quả chữa bệnh. Tuy nhiên, lớp vỏ tôm khá cứng nên bạn hãy bóc vỏ tôm trước khi ăn nhé.

3.5. Viêm amidan ăn thịt bò được không? 

Thịt bò chứa nhiều protein, sắt, vitamin… vì thế thực phẩm này được khuyến khích nên bổ sung nhiều cho cơ thể khi mắc các bệnh viêm đường hô hấp. Tuy nhiên, mỗi ngày bạn không nên ăn nhiều hơn 300g thịt bò, để tránh tình trạng đầy bụng, khó tiêu…. 

3.6. Viêm amidan ăn cháo gì? 

Cháo là thức ăn mềm, dễ ăn và không gây kích ứng cổ họng. Vì thế bạn có thể ăn bất kỳ loại cháo nào khi amidan bị viêm. Tuy nhiên, chú ý là các loại rau, thịt, củ khi nấu cháo bạn nên nấu nhừ mịn để tránh làm tổn thương amidan và vùng hầu họng. 

Như vậy, Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh đã chia sẻ đến bạn những lưu ý trong chế độ ăn hàng ngày khi amidan bị viêm. Bạn nên thực hiện theo những lời khuyên ở trên, để tình trạng bệnh nhanh chóng được cải thiện. 

Ngoài ra, bạn có thể pha siro Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh với nước ấm và uống 2 lần/ngày, vào buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng sau khi thức dậy. Sản phẩm được kiểm nghiệm chất lượng chặt chẽ bởi Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế, đảm bảo an toàn và hiệu quả trong hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa các bệnh lý viêm đường hô hấp như viêm amidan. 

5/5 - (5 bình chọn)
Nguồn tham khảo / Source

Thuốc Ho Bổ Phế Bảo Thanh chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập

Đặt câu hỏi cho chuyên gia:
0 bình luận