Trị ho bằng rau má có hiệu quả không?
Trị ho bằng rau má là một trong nhiều phương pháp trừ ho được áp dụng phổ biến trong dân gia. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về công dụng chữa ho của loại thảo dược này. Hãy cùng Thuốc ho bổ phế Bảo thanh tìm hiểu về những cách trị ho bằng rau má trong bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Vì sao rau má có tác dụng trị ho?
Theo trung y, rau má có tính hàn, vị đắng và cay. Nhờ đó, rau má có tác dụng sát khuẩn, kháng viêm, tiêu viêm, giảm sưng đau, ngứa rát cổ họng. Vì vậy, loại thảo dược này thường được sử dụng trong trị ho khan, ho có đờm và các bệnh lý viêm đường hô hấp như viêm phế quản, viêm thanh quản….
Ngoài ra theo một nghiên cứu khoa học, rau má còn có tác dụng hỗ trợ làm lành các tế bào bị tổn thương, đặc biệt là các niêm mạc tại vùng hầu họng. Vậy nên, rau má mang lại hiệu quả tốt khi chữa trị viêm họng.
2. Cách trị ho bằng rau má tại nhà
2.1. Nước ép rau má
Với những công dụng hiệu quả trong ức chế các vi khuẩn gây bệnh, tiêu viêm, giảm ngứa rát cổ họng và làm lành các niêm mạc họng bị tổn thương. Nước ép rau má giúp đẩy lùi các cơn ho rất tốt.
Cách thực hiện như sau:
- 100g rau má tươi, rửa sạch, ngâm nước muối loãng khoảng 10 phút, sau đó để ráo nước.
- Rau má đem giã nát hoặc xay nhuyễn, sau đó chắt lấy nước uống.
- Uống nước cốt rau má mỗi ngày 1 – 2 lần.
2.2. Rau má kết hợp với muối
Muối có tính sát khuẩn, kháng viêm rất tốt, giúp ức chế các vi khuẩn gây hại cho sức khỏe và hỗ trợ tiêu viêm. Do đó, khi kết hợp muối với rau má sẽ cải thiện tình trạng viêm ở vùng họng, từ đó giúp đẩy lùi các cơn ho hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Rau má rửa sạch, ngâm nước muối loãng khoảng 10 phút, sau đó để ráo nước.
- Giã nhuyễn rau má rồi chắt lấy nước.
- Cho thêm một ít muối vừa đủ vào nước rau má, khuấy đều rồi uống và nuốt từ từ.
- Thực hiện mỗi ngày 1 lần.
2.3. Rau má kết hợp vỏ rễ dâu tằm, lá tre, cam thảo và nhiều dược liệu khác
Đây là bài thuốc có tác dụng điều trị ho có đờm, ho khan kéo dài bằng cách làm giảm khô rát và sưng đau vùng họng, long đờm và tiêu đờm, ức chế hoạt động của các vi khuẩn, tiêu viêm và thúc đẩy quá trình làm lành các niêm mạc bị tổn thương.
Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị 20g rau má tươi; lá tre và lá chanh mỗi vị 12g; vỏ rễ dâu 16g; quả dành dành khô và cam thảo mỗi vị 8g.
- Vỏ rễ dâu và quả dành dành rửa sạch, để ráo nước rồi đem sao vàng.
- Rau má, lá chanh và lá tre rửa sạch, ngâm với nước muối loãng khoảng 10 phút, sau đó để ráo nước.
- Cao thảo rửa sạch.
- Cho tất cả các nguyên liệu vào ấm sắc cùng với 500ml nước. Đun lửa nhỏ cho đến khi còn lại 200ml nước.
- Chắt lấy nước để uống, mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ.
2.4. Rau má khô kết hợp với bạc hà, cam thảo và một số thảo dược khác
Bài thuốc từ rau má khô kết hợp với một số loại thảo dược như bạc hà, cam thảo, bách bộ… thường được áp dụng để điều trị ho khan, ho lâu ngày không khỏi và ho thể nhiệt. Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị 40g rau má khô; bạc hà và các mẳn mỗi vị 16g; mạch môn và bách bộ mỗi vị 12g; 8g cam thảo.
- Tất cả các nguyên liệu trên đem rửa sạch, để ráo nước.
- Sau đó cho vào ấm đun với 1 lít nước. Đun nhỏ lửa cho đến khi nước còn lại một nửa thì tắt bếp.
- Chắt lấy nước sắc và chia làm 2 lần uống trong ngày.
3. Những lưu ý khi dùng rau má trị ho
Khi dùng rau má trị ho, bạn cần lưu ý một số điểm sau để phát huy tối đa công dụng của vị thuốc này, cũng như tránh được các tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Không nên ăn hoặc uống rau má trên 40g mỗi ngày.
- Rửa sạch rau má trước khi sử dụng, vì loại rau này mọc bò trên mặt đất nên dễ nhiễm vi khuẩn gây hại cho sức khỏe.
- Đối với phụ nữ có thai, người có tiền sử mắc tiểu đường hoặc đang dùng các loại thuốc trị bệnh thì không nên sử dụng rau má.
Như vậy, hiệu quả trị ho của rau má là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng bạn cần lưu ý tìm mua rau má đảm bảo chất lượng, đồng thời áp dụng theo những phương pháp đã được chia sẻ trong bài viết trên. Khi sử dụng, nếu thấy sức khỏe có dấu hiệu bất thường, thì cần ngưng dùng ngay.
Để có thể tránh được những vấn đề như dùng rau má bị nhiễm khuẩn, hay dùng quá liều lượng rau má khi trị ho. Các chuyên gia y tế khuyên bạn nên sử dụng Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh để trị ho. Đây là thuốc đông dược trị ho cao cấp, được kế thừa và phát triển từ bài thuốc trị ho Xuyên bối tỳ bà cao có lịch sử hơn 300 năm; lại được gia thêm các vị thuốc trị ho được sử dụng phổ biến trong đông y. Do đó, sản phẩm này giúp làm ẩm và ấm vùng họng; làm dịu niêm mạc họng, giảm sưng đau và ngứa rát; làm loãng đờm và tiêu đờm ứ đọng tại vùng họng; hỗ trợ làm lành các niêm mạc họng bị tổn thương. Nhờ đó giúp làm giảm các cơn ho hiệu quả.
Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh sử dụng được cho cả người già, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và đang cho con bú. Đặc biệt, viên ngậm bổ phế Bảo Thanh NS (No Sugar) được bào chế theo công thức mới, sử dụng chất tạo ngọt từ đường Isomalt không sinh năng lượng nên rất phù hợp cho người bị tiểu đường, người kiêng đồ ngọt hoặc không muốn nạp quá nhiều đường vào cơ thể.
Thuốc Ho Bổ Phế Bảo Thanh chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập