Trẻ bị viêm phổi, viêm phế quản có nên nằm điều hoà không?

Khi trẻ mắc các bệnh viêm đường hô hấp, bác sĩ thường khuyên cha mẹ nên tránh cho bé tiếp xúc với gió và không khí lạnh. Vậy trẻ bị viêm phổi, viêm phế quản có nên nằm điều hòa không? 

Mục lục bài viết

1. Trẻ bị viêm phổi, viêm phế quản có nên nằm điều hòa không? 

Trẻ bị Viêm phế quảntrẻ bị viêm phổi là bệnh lý viêm đường hô hấp có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như do thời tiết thay đổi đột ngột, nhiễm lạnh, virus và vi khuẩn tấn công…. Do đó, khi trẻ mắc hai bệnh lý này bác sĩ thường khuyên cha mẹ nên giữ ấm cơ thể cho bé, hạn chế cho bé tiếp xúc với gió và không khí lạnh. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là cha mẹ không nên cho bé dùng điều hòa.

co-nen-cho-tre-bi-viem-phoi-nam-dieu-hoa 

Các chuyên gia y tế cho biết, cha mẹ vẫn có thể cho bé nằm điều hòa, đặc biệt là khi thời tiết nóng bức hoặc giai đoạn chuyển mùa thời tiết thất thường. Lúc này, điều hòa sẽ giúp giữ cho không gian trong nhà ở mức nhiệt độ ổn định. Điều này sẽ giúp việc chăm sóc và điều trị bệnh của trẻ đạt được kết quả tốt hơn. 

Tuy nhiên, cha mẹ cần phải dùng điều hòa đúng cách, tránh gây ra những ảnh hưởng không tốt và khiến tình trạng bệnh của trẻ nặng hơn. 

2. Những lưu ý khi dùng điều hòa cho trẻ bị viêm phổi, viêm phế quản 

2.1. Nhiệt độ chênh lệch với môi trường bên ngoài lý tưởng 7°C

Thân nhiệt của trẻ nhỏ thường cao hơn người lớn, do đó khi dùng điều hòa cho trẻ cha mẹ tốt nhất nên để nhiệt độ phòng chênh lệch với bên ngoài không quá 7°C. Điều này sẽ không khiến trẻ bị sốc nhiệt khi trẻ chạy đi chạy lại trong phòng có điều hòa với những nơi không có điều hòa. 

Ngoài ra, khi trẻ ngủ say thân nhiệt của trẻ giảm nên cha mẹ cần tăng thêm nhiệt độ của điều hòa. Như vậy trẻ không bị nhiễm lạnh trong khi ngủ. 

2.2. Không bật điều hòa liên tục hơn 4 tiếng đồng hồ 

Khi sử dụng điều hòa, độ ẩm trong phòng sẽ giảm dần khiến trẻ bị khô da, họng bị khô và ngứa rát dễ dẫn đến ho. Do đó, cha mẹ không nên để bé ở trong điều hòa trên 4 tiếng, tốt nhất chỉ nên ở trong phòng điều hòa khoảng 2 – 3 tiếng. Sau đó cho trẻ ra ngoài để trẻ cảm thấy dễ chịu hơn. 

Trước khi cho bé ra ngoài khoảng 30 phút, cha mẹ nên tắt điều hòa và mở cửa sổ để không khí trong phòng được lưu thông. Việc này cũng sẽ giúp bé thích nghi với môi trường bên ngoài, tránh gây sốc nhiệt. 

2.5. Không cho trẻ ngồi đối diện trực tiếp với gió từ điều hòa 

Hơi lạnh thổi trực tiếp từ điều hòa có thể khiến bệnh viêm phổi, viêm phế quản nặng hơn do trẻ bị nhiễm lạnh. Do đó, cha mẹ nên để trẻ ở nơi khuất gió điều hòa. 

Ngoài ra, cha mẹ cũng nên mặc đồ ấm cho bé để tránh bị nhiễm lạnh. Tuy nhiên, không nên cho bé mặc quá nhiều quần áo, tránh tình trạng trẻ bị toát mồ hôi và mồ hôi ngấm ngược trở lại cơ thể qua lỗ chân lông, khiến bệnh nặng hơn. 

2.6. Dùng máy phun sương tạo độ ẩm 

Mẹ nên duy trì độ ẩm trong phòng ở mức ổn định
Mẹ nên duy trì độ ẩm trong phòng ở mức ổn định

Không khí trong phòng điều hòa thường khô hơn môi trường bên ngoài. Vì vậy, cha mẹ nên sử dụng thêm máy phun sương tạo độ ẩm, để tránh bé bị khô, ngứa rát và đau cổ họng. 

Cho mẹ có thể thêm một chút tinh dầu vào máy phun sương để giúp không gian trong phòng dễ chịu và bé dễ thở hơn. 

2.7. Không đưa trẻ ra ngoài đột ngột 

Cha mẹ tuyệt đối không nên đưa trẻ ra ngoài đột ngột, đặc biệt là khi trẻ đang bị bệnh. Vì lúc này sức đề kháng của trẻ suy giảm, nếu tiếp xúc đột ngột với môi trường bên ngoài, cơ thể không kịp thích ứng thì có thể khiến hệ miễn dịch suy yếu, bệnh trở nên nặng hơn. 

2.8. Vệ sinh điều hòa sạch sẽ 

Điều hòa là nơi trú ngụ của nhiều bụi bẩn, vi khuẩn, nấm mốc. Do đó, cha mẹ cần vệ sinh điều hòa định kỳ, để loại bỏ các tác nhân bệnh trong điều hòa. Như vậy sẽ hạn chế tối đa những tác động không tốt đến sức khỏe của bé. 

2.9. Cho trẻ uống nhiều nước ấm 

Uống nhiều nước ấm có tác dụng làm ẩm và ấm vùng họng, làm giảm cảm giác sưng đau và ngứa rát họng do ở trong điều hòa quá nhiều. Cha mẹ cũng có thể thay thế nước ấm bằng nước ép trái cây, trà ấm, nước canh… để cung cấp đủ nước cho cơ thể trẻ.

Có thể mẹ quan tâm: Viêm phổi ở trẻ sơ sinh – Nguyên nhân và cách chăm sóc

Theo các chuyên gia y tế, tốt nhất cha mẹ nên cho bé uống siro Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh pha với nước ấm và cho bé uống 2 lần/ngày, tốt nhất là uống trước khi đi ngủ và ngay sau khi trẻ thức dậy. Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh là thuốc đông dược cao cấp, đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng khắt khe của Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế. Sản phẩm có công dụng bổ phế, trừ ho, dưỡng vùng hầu họng; giúp làm ẩm và ấm vùng họng, giảm cảm giác sưng đau và ngứa rát họng, làm loãng đờm và tiêu đờm, giảm phản xạ ho; đồng thời giúp tăng cường sức đề kháng của hệ hô hấp. 

Do đó, Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh có công dụng hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa các bệnh lý viêm đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản. Cha mẹ có thể cho trẻ uống siro bổ phế Bảo Thanh ngay khi mới xuất hiện các triệu chứng của bệnh viêm phổi, viêm phế quản để nhanh chóng đẩy lùi bệnh. Ngoài ra, có thể cho bé uống vào thời điểm giao mùa và trời lạnh, để ngăn ngừa bệnh. 

Như vậy, khi trẻ bị viêm phổi, viêm phế quản vẫn có thể nằm điều hòa được. Tuy nhiên, cha mẹ cần dùng điều hòa đúng cách theo lưu ý của Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh đã chia sẻ, để tránh cho bệnh của trẻ diễn biến nặng hơn. 

Đánh giá cho bài viết này
Nguồn tham khảo / Source

Thuốc Ho Bổ Phế Bảo Thanh chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập

Đặt câu hỏi cho chuyên gia:
0 bình luận